Khối lượng thanh toán quốc tế ở Ngân hàng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương (Trang 38)

I- Khái quát chung về chi nhánh Ngân Hàng Công thương Hoàn Kiếm

3. Khối lượng thanh toán quốc tế ở Ngân hàng trong thời gian qua

Trước hết là việc thanh toán đòi tiền bộ chứng từ hàng xuất khẩu, đối với Chi nhánh đây là một nghiệp vụ mới mẻ Chi nhánh chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng với sự nỗ lực vươn lên vượt khó của những cán bộ kinh doanh đối ngoại, nên năm 2000 Chi nhánh đã đạt được doanh số thanh toán hàng xuất là 60 triệu USD, chiếm 20% tổng doanh số hàng xuất của hệ thống Ngân hàng công thương. Đây là một thành tích đặc biệt đáng ghi nhận. Đồng thời, Chi nhánh đã mở được 440 L/C với doanh số 40 triệu USD, đáp ứng đựơc yêu cầu nhập khẩu của khách hàng. Đối với nghiệp vụ nhờ thu, TTR Chi nhánh cũng đã làm rất tốt, cụ thể doanh số nhờ thu đạt 12 triệu 741 ngàn USD; doanh số TTR đạt 52 triệu USD, đưa doanh số thanh toán hàng nhập khẩu lên 104 triệu USD (quy đổi), thu phí về hoạt động thanh toán quốc tế là 2,4 triệu đồng.

Năm 2001, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu liên tục giảm nên mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng lên, nhưng ngoại tệ “vào” ngân hàng vẫn giảm đáng kể. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 170 triệu USD tăng 4% so với năm 2000, trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 55 triệu USD. Tổng thu phí dịch vụ từ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2000.

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2002 đạt 148 triệu USD, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 42 triệu USD và doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 106 triệu USD. Doanh số dịch vụ thanh toán thẻ và séc đạt 1 triệu USD. Tổng thu phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đạt 3,3 tỷ đồng.

III- Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)