Trong công tác phân tích tính ĐDSH của một khu vực nghiên cứu thì việc đánh giá các loài quí hiếm và những loài có nguy cơ bị tiêu diệt là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho các chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển.
Toàn bộ hệ thực vật Núi Cuống với 707 loài thực vật bậc cao có mạch là một nguồn tài nguyên về gen không những cho hệ thực vật RNM vịnh Bắc bộ nói riêng mà cho các hệ thực vật RNM Việt Nam nói chung. Phân tích về mặt nguồn gen quý hiếm theo thang phân phân loại của Sách đỏ Việt Nam – Phần Thực vật (2007) và nghị định 32 – 2006/ CP của chính phủ về thực vật cho thấy hệ thực vật có 13 loài
58
có tên trong bảng 11. Đây là nguồn gen quý hiếm cần phải có biện pháp và kế hoạch bảo tồn ưu tiên nhằm lưu lại cho các thế hệ tương lai.
Như vậy trong tổng số 707 loài của đảo Núi Cuống có 12 loài được đề cập trong sách đỏ chiếm 1,7% và 1 loài được đề cập tới trong nghị định số 32 của Chính phủ chiếm 0,14% tổng số loài.
Theo thống kê thu được, trong 13 loài đang có nguy cơ bị đe dọa thì có xuất hiện ở các mức độ khác nhau như:
1 loài ở cấp độ CR - Rất nguy cấp
1 loài ở cấp độ EN - Nguy cấp
10 loài ở cấp độ VU - Sẽ nguy cấp
1 loài ở cấp độ IIA - Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại Trong sách đỏ Việt Nam phần thực vật có đề cập tới loài rất nguy cấp thuộc đảo Núi Cuống là Hồ da nhỏ - Hoya minima Cost. (Asclepiadaceae), đây là loài đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam, chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng ở nước ta do có khu phân bố hẹp và nơi cư trú bị xâm hại. Có 1 loài thuộc cấp độ nguy cấp - EN đó là Cỏ ngạn (hay còn được gọi là cói giùi kim sơn, cói giùi nước mặn) - Scirpus kimsonensis K. Khoi (Cyperaceae), cỏ này dùng chăn nuôi vịt, chim, thân và lá cho bò ăn, ngoài ra còn có vai trò như quần xã bảo vệ đất ven biển, có tác dụng chắn song, giữ đất phù sa vùng cửa sông. Tuy nhiên hiện nay do nhiều nơi tiến hành hoạt động lấp biển đã làm mất môi trường sống của loại cỏ này vì vậy chỉ còn tồn tại ở một số vùng ven biển hoặc các đảo nhỏ ven biển.Chính vì vậy trong thời gian tới cần có biện pháp bảo vệ các vùng còn tồn tại đồng thời khôi phục các vùng mà loại cỏ này đã bị tiêu diệt hoặc suy giảm.10 loài trong danh sách thuộc cấp độ VU – sẽ nguy cấp như: Bàng quả vuông - Barringtonia asiatica (L.) Kurz (Lecythidaceae), Lát hoa - Chukrasia tabularis A. Juss. (Meliaceae), Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson (Polygonaceae), Song mật - Calamus platyacanthus
Warb. ex Becc. (Arecaceae)…và một số loài khác thuộc bảng 11. Trong số 10 loài này đáng chú ý tới là loài Lát hoa (Meliaceae) là cây gỗ quý, có vân đẹp (nhất là
59
gốc và rễ), màu đỏ sáng, cứng trung bình, ít co giãn, không mối mọt, rất được ưa chuộng trong kiến trúc và đóng đồ dùng gia đình, đồ mỹ nghệ xuất khẩu. Loài Sơn tiên (Anacardiaceae) có đặc điểm là gỗ giác, và lõi phân biệt, lõi cứng, không bị mối mọt, thuộc loại gỗ quý, dùng làm khuôn, đồ mỹ nghệ, nhựa dùng trong kỹ nghệ sơn mài. Chính vì những giá trị đó mà hai loài này hiện nay đang bị khai thác nhiều và triệt để, diện tích rừng bị thu hẹp, suy giảm ít nhất 20% theo quan sát hiện nay và trong tương lai 5 - 10 năm tới có nguy cơ bị đe dọa và tiêu diệt. Tiếp theo là Hà thủ ô đỏ (Polygonaceae) là cây được sử dụng với mục đích chưa bệnh, có tác dụng bổ gan, thận, an thần và chữa suy nhược thận, thiểu năng gan, thiếu máu, di mộng tinh, bạch đới, suy nhược thần kinh, hiện nay tuy khu phân bố của chúng rộng nhưng vì là cây thuốc quan trọng nên bị khai thác liên tục trong nhiều năm và hiện nay đã trở nên hiếm dần, ngoài ra một số bị tiêu diệt cũng do nạn chặt phá rừng bừa bãi của người dân.
Theo Nghị định 32 của chính phủ năm 2006 thì có loài Trai lý (Rươi) -
Garcinia fagraeoides A. Chev (Clusiaceae), đây là loài được đưa vào hạng mục IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.
Bảng 13.Thống kê các loài đang bị đe dọa tại đảo Núi Cuống theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và nghị định 32 -2006/CP của chính phủ, phần thực vật.
ST
T Tên khoa học Tên Việt
Nam Họ Sách đỏ Việt Nam 2007 Nghị định 32CP 1 Melanorrhoea
laccifera Pierre Sơn tiên ANACARDIAC EAE
VU A1a,d + 2d, B1+2a 2 Mitrephora calcarea
Diels & Ast
(cây) Đội mũ
ANNONACEA
E VU A1,c,d
3 Hoya minima Cost. Hồ da nhỏ ASCLEPIADA
60 4 Argusia argentea (L. f.) Heine Phong ba BORAGINACE AE VU A1a 5 Lithocarpus sphaerocarpus
(Hickel & A. Camus) A. Camus
Dẻ trái tròn FAGACEAE VU A1c,d
6
Lithocarpus truncatus
(King ex Hook. f.) Rehd.
Dẻ quả vát FAGACEAE VU A1c,d
7 Barringtonia asiatica (L.) Kurz Bàng (quả) vuông LECYTHIDAC EAE VU A1d 8 Chukrasia tabularis
A. Juss. Lát hoa MELIACEAE
VU
A1a,c,d+2d 9 Fallopia multiflora
(Thunb.) Haraldson Hà thủ ô đỏ POLYGONACE
AE VU A1a,c,d 10 Gmelina rasemosa (Lour.) Merr. Tu hú chùm VERBENACEA E VU B1+2e 11 Calamus platyacanthus Warb. ex Becc.
Song mật ARECACEAE VU A1c,d +2c,d 12 Scirpus kimsonensis K.Khoi Cỏ ngạn CYPERACEAE EN B1+2a,b,c,d 13 Garcinia fagraeoidesA. Chev Trai lý (Rươi) CLUSIACEAE IIA Ghi chú:
61
Theo sách đỏ Việt Nam 2007: CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: sẽ nguy cấp.
Theo nghị định 32/CP/2006: IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.
Như vậy với tổng số 13 loài trong 707 loài phát hiện tại khu vực nghiên cứu, thì con số các loài được liệt kê vào danh sách cần bảo vệ cũng tương đối, chính vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ các nguồn gen quý hiếm này.
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Từ kết quả điều tra và nghiên cứu tại khu vực đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Xây dựng danh lục loài
Danh lục loài được thống kê với 707 loài, 390 chi và 116 họ, gồm 4 ngành là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta).
2. Đánh giá về đa dạng phân loại
+ Đa dạng ở mức độ ngành: Trong ngành Mộc lan thì lớp Mộc lan - Magnoliopsida (hay lớp một hai lá mầm - Dicotyledoneae) luôn chiếm ưu thế với 561 loài - chiếm 83,60% của toàn hệ thực vật.
+ Đa dạng ở mức độ họ: Trong 116 họ điều tra được tại toàn bộ đảo Núi Cuống có 20 họ có trên 10 loài, với 411 loài chiếm 58,08% tổng số loài.Trong đó chúng tôi tách riêng 10 họ giàu loài nhất, tổng số loài của 10 họ giàu nhất này là 281 loài chiếm 39,71% tổng số loài. Euphorbiaceae với 41 loài, Moraceae với 39 loài và Poaceae với 38 loài,Rubiaceae với 30 loài ….
+ Đa dạng ở mức độ chi: Chúng tôi đã thống kê có 14 chi có từ trên 6 loài, 14 chi này chỉ chiếm 3,60% tổng số chi, nhưng số loài trong các chi chiếm tới 16,83% tổng số loài trong khu vực. Mặt khác số loài của chi Ficus thuộc họ Moraceae là 26 loài chiếm 3,68% và chi Cyperus thuộc họ Cyperaceae có 12 loài chiếm 1,69%, đây là hai chi có sự đa dạng loài nhất trong các chi thống kê.
3. Đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý
+ Đa dạng về yếu tố địa lý bậc chi:
Kết quả phân tích cho thấy, nhóm các yếu tố liên nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất với 143 chi chiếm 36,66 %, trong đó yếu tố liên nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,95%. Yếu tố ôn đới chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,69% và có 22 chi chúng tôi chưa xác định được, chiếm 5,64% tổng số chi.
63
Sự phân bố của phố các yếu tố địa lý bậc loài của hệ thực vật đảo Núi Cuống tập trung chủ yếu ở các yếu tố nhiệt đới là chính, thấp nhất là hai yếu tố toàn cầu 0,56% và yếu tố cây trồng là 5,37%.
4. Đa dạng về dạng sống của thực vật
Trong tổng số 707 loài xác định trong danh lục thực vật, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ là 80,77%,trong đó:
Ph = 8,41Mg + 25,74Me + 24,51Mi + 19,79Na + 2,11Ep + 0,17Suc + 16,64Lp + 1,58Hp + 1,05 Pp.
Phổ dạng sống chung là:
SB = 80,77Ph + 2,40Ch + 3,82Hm + 6,37Cr + 0,84Hy + 5,52Th.
5. Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật
+ Về giá trị sử dụng: Trong 707 loài thu thập trong khu vực nghiên cứu, thì các loài không có công dụng chiếm 21,65% , loài có công dụng chiếm tới 554 loài tương ứng là 78,35% tổng số loài thuộc đảo Núi Cuống. Trong các công dụng được liệt kê thì cây được sử dụng nhiều nhất là với mục đích làm thuốc với 427 loài.
+ Về giá trị các loài quí hiếm: Trong tổng số 707 loài của đảo Núi Cuống có 12 loài được đề cập trong sách đỏ chiếm 1,7% và 1 loài được đề cập tới trong nghị định số 32 của Chính phủ chiếm 0,14% tổng số loài. Đây là một con số đáng kể, vì vậy công tác bảo tồn phải được ưu tiên lên hàng đầu.
II. Kiến nghị
Điều tra khu vực đảo Núi Cuống – huyện Đầm Hà – tỉnh Quảng Ninh nhằm mục đích phục vụ công tác đánh giá và bảo tồn các loài, vì vậy chúng tôi đưa ra các kiến nghị sau nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ các loài về sau:
1. Đảo Núi Cuống là một đảo nhỏ thuộc khu vực huyện Đầm Hà – tỉnh Quảng Ninh, xung quanh còn rất nhiều đảo khác với diện tích lớn hơn vì vậy chúng tôi thấy cần tiếp tục điều tra và mở rộng sang các đảo xung quanh để đánh giá tính đa dạng thực vật một các toàn diện và chi tiết. Từ đó có thể đưa ra hệ thống các biện pháp bảo tồn loài và khoanh vùng các khu vực cần bảo vệ và các khu cần phát triển mở rộng trong tương lai.
64
2. Mặc dù khu vực điều tra không lớn nhưng chúng tôi nhận thấy có một số loài quí hiếm trong đó như Hà thủ ô đỏ, Lát hoa, Song mật…đây là những loài đem lại nhiều giá trị kinh tế lớn nên cần có công tác bảo vệ và phát triển chúng.
3. Hiện nay diện tích Rừng đang bị thu hẹp trên phạm vi toàn quốc chính vì vậy các cánh rừng ở khu vực Quảng Ninh cũng ko tránh khỏi điều đó, Vì vậy trong tương lai chúng ta cần có các biện pháp phát triển các kế hoạch trồng mới rừng và bảo vệ các cánh rừng cũ để tạo ra được một môi trường sinh thái ổn định cho người dân khu vực ven biển.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II. Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002), Chiến lược quản lý và bảo tồn đất ngập nước 2003-2010, Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Cự (1996), Điều tra khảo sát đất ngập nước triều vùng biển ven bờ và các đảo đông bắc Việt Nam, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Phân viện Hải dương học Hải Phòng, Báo cáo: Đề án điều tra cơ bản cấp Nhà nước.
6. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
8. Lê Diên Dực (1986), Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.
9. Đỗ Ngọc Đài (2008), Bước đầu tiên nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi Vườn Quốc Gia Bến Én, Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Vinh.
10. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb Trẻ Tp, Hồ Chí Minh.
11. Phan Nguyên Hồng (1971), Đặc điểm sinh thái phân bố của hệ thực vật và thảm thực vật ven biển miền bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
66
12. Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản (1984), Kết quả nghiên cứu hệ thực vật rừng ngập mặn Việt Nam”, Trong: Tuyển tập Hội thảo Quốc gia về hệ thái rừng ngập mặn - Việt Nam lần thứ nhất. Hà Nội, tr. 68 – 73.
13. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Bội Quỳnh, Nguyễn Hoàng Trí (1988), Rừng ngập mặn, Tập I: Tiềm năng và sử dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học.
15. Phan Nguyên Hồng (1997), Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Phan Nguyên Hồng (chủ biên) (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Phan Nguyên Hồng (2003), Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ngập mặn - Một số phương hướng sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường vùng cửa sông ven biển. Tuyển tập hội thảo: Thực trạng và giải pháp cho việc bảo vệ bền vững và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam, Vụ Chính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tam Đảo. 18. Phan Nguyên Hồng, Vũ Thục Hiền, (2004) Kế hoạch hành động chiến lược bảo
vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái RNM đến 2010. Báo cáo Hợp phần RNM Dự án Ngăn ngừa xuhướng suy thoái biển Đông và vịnh Thái Lan. UNEP/ Viện Khoa học Lâm nghiệp.
19. Lê Khả Kế và cộng sự (1969-1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập 1-6,
Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam, Tạp chí sinh học.
21. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Phạm Khánh Linh (2010), Đánh giá tính đa dạng thực vật vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Lâm Nghiệp.
67
24. Phạm Thị Oanh (2010), Điều tra đánh giá đa dạng thực vật và một số mô hình trồng cây ở khu bảo tồn thiên nhiên Trạm Chu tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở cho công tác bảo tồn, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên.
25. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
26. Richard B. And Primack (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
27. Hoàng Thị Sản (Chủ biên) (2005), Phân loại học thực vật, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội.
28. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005),
Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Đỗ Đình Sâm, Phan Nguyên Hồng, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Việt Nam đến 2015, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
30. Vũ Trung Tạng (1994), Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
31. Vũ Trung Tạng (2004), Nghiên cứu đa dạng sinh học vùng RNM, Báo cáo Hợp phần RNM Dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái biển Đông và vịnh Thái Lan. UNEP/ Viện Khoa học Lâm nghiệp.
32. Nguyễn Văn Thôn, Lâm Bỉnh Lợi (1972), Rừng ngập nước Việt Nam, Nha Thuỷ lâm Sài Gòn.
33. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003), Đa dạng sinh học: hệ nấm và thực vật VQG Bạch Mã, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.