Địa chất và thổ nhƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 27)

Tài nguyên lớn nhất của Đầm Hà là đất đai. Vùng rừng núi phía bắc còn nhiều rừng tự nhiên, ở đây người Dao có truyền thống trồng quế và khai thác lâm sản. Vùng đồi trung du được trồng thông, bạch đàn, sa mộc và đang phát triển các trang trại cây ăn quả và cây lấy gỗ. Vùng thấp là nơi trồng lúa nước, lạc, đậu tương, ngô,

20

khoai sắn, mía. Đây cũng là vùng chăn nuôi gia súc phát triển. Đất đai ở huyện rất đa dạng và phong phú bao gồm các loại sau:

Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi: loại đất này thường phân bố ở vùng đồi núi cao trên 700m, có độ ẩm khá lớn, nhiệt độ thấp, đá mẹ nghèo bazo, quá trình phân giải hữu cơ yếu nên lớp lá rụng mục dày tạo thành tầng mùn cao, đất khá tốt và có màu vàng đỏ đặc trưng.

Đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi núi thấp, có khả năng giữ nước tốt nên có màu vàng khá điển hình, tuy nghèo bazo, chua nhưng không bị đá ong hóa, ở những nơi thực vật bị tàn phá chỉ còn là đồng cỏ, hình thành đất feralit đồng cỏ thứ sinh

Đất phù sa bao gồm cả phù sa cổ và phù sa mới, là đoạn tiếp nối giữa vùng đất mặn ven biển với vùng đất đồi núi thấp, đất thường chua và độ phì nhiêu thấp.

Đất mặn ven biển phân bố dọc bờ biển, đất thương mặn, chua, ngập úng do thủy triều. Một số vùng được khai thác để trồng cói, làm ruộng muối, nuôi thủy sản và trống sú, vẹt.

Đất cát và cồn cát ven biển phân bố ven biển và ven các đảo. Loại đất này chỉ trồng phi lao chắn gió.

Đất vùng đồi núi đá vôi ở các đảo, quần đảo, loại đất này có đặc điểm giống đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi núi thấp. Trên các đảo đá vôi có độ dốc lớn, xói mòn mạnh, tầng đất mỏng nhiều nơi chỉ có những chỗ trũng hoặc khe nứt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)