Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 34)

Do đặc trưng của nhóm đối tượng nghiên cứu thuộc đề tài, vì vậy chúng tôi sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:

3.5.1. Phƣơng pháp kế thừa

Là phương pháp tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu có trước về các vấn đề đa dạng thực vật để có tính hệ thống, do vậy chúng tôi đã kế thừa các nghiên cứu trước đây.

Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu…), điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu được tổng hợp từ các số liệu của địa phương và các nghiên cứu khác.

3.5.2. Phƣơng pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa cũng như xác định tên khoa học của các loài thực vật.

27

3.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng thực vật

Tất cả các tiêu bản mẫu, ảnh chụp đều được xử lý, phân tích và xác định tên khoahọc dựa vào khóa phân loại của “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2003). Sau đó, lập bảng danh lục thực vật dựa theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Dựa vào các tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” của Võ Văn Chi (chủ biên) và Trần Hợp (1999), “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân chủ biên (2003 - 2005) và “Sách đỏ Việt Nam – Phần thực vật” của Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) để thống kê tất cả các loài cây có ích, các loài cây nguy cấp và tính tỷ lệ % so với số loài thực vật cả vùng nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu cụ thể được chia ra thành các bước nhỏ sau:

3.5.3.1. Thu mẫu và xử lý mẫu

Khu vực nghiên cứu là một hòn đảo với địa hình phức tạp vì vậy để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng tôi không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Trên các tuyến đó chúng tôi lại chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu kĩ phục vụ cho công tác phân tích tính đa dạng của loài.

Ở đây, do địa hình dốc và cây cối rậm rạp nên chúng tôi lựa chọn điều tra theo tuyến mà không lập các ô tiêu chuẩn Trong thời gian thực địa tôi đã tiến hành thu mẫu tại đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh theo các bước sau:

 Dụng cụ thu mẫu

Túi đựng mẫu bằng túi dứa và túi polyetylen cỡ lớn; kéo cắt cây; giấy báo; dây buộc; nhãn; kim chỉ; bút chì 2B, sổ ghi chép; cồn; băng dính các loại; máy ảnh.

28

Tôi thu mẫu dựa trên nguyên tắc: Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo. Nếu có quả tôi sẽ thu cả quả.

 Mỗi cây tôi thu từ 3 - 10 mẫu. Đối với mẫu cây thảo, chúng tôi tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài vừa để trao đổi.

 Đồng thời khi thu mẫu tôi luôn ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy khô như hoa, quả, mùi vị…

 Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen hoặc bao dứa to mang về mới làm mẫu.

 Xử lý và bảo quản mẫu

Sau một ngày đi thu mẫu về, tôi sẽ xử lý mẫu. Lúc này sẽ chỉnh sửa và đeo nhãn cho mẫu. Trên nhãn tôi dùng bút bi nước chữ A ghi các đầy đủ các mục như:

 Số hiệu mẫu

 Địa điểm và nơi lấy mẫu

 Ngày lấy mẫu

 Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa, quả…

 Người lấy mẫu

Sau khi đã đeo nhãn cho mẫu, tôi xử lý ướt mẫu bằng cách ép mẫu tạm thời giữa hai tờ báo gập đôi, không chèn ngay mà bó chặt lại rồi cho mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi có thể chứa nhiều bó mẫu. Dùng cồn đổ cho thấm ướt các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô. Việc đổ cồn vào là nhằm mục đích giết các enzym chống rụng lá.

29

Khi mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm, tôi đã tiến hành xử lý mẫu ngay. Trước hết dùng các tờ báo mới rồi lần lượt mang từng vật mẫu ra, giải đều trên tờ báo có kích thước 30 x 40cm, vuốt cho lá phẳng ra và đảm bảo lá luôn luôn có mặt lá sấp và mặt ngửa. Dùng các tờ báo khác phủ lên. Lớp phủ càng dày càng tốt để mẫu được phẳng. Cứ sau 5 - 6 mẫu lại chèn thêm một tấm nhôm lượn sóng. Được khoảng 15 -20 mẫu thì dùng hai cặp mắt cáo buộc lại cho chặt. Các mẫu sau khi bó chặt được cho vào tủ sấy. Sấy liên tục trong một tuần thì các mẫu sẽ khô. Cứ sau hai ngày sấy thì thay báo một lần. Sau khi mẫu đã khô, các mẫu được lấy ra đặt giữa các tờ báo rồi xếp thành bó và buộc lại để chờ định tên.

3.5.3.2. Xác định tên khoa học

Các mẫu sau khi đã được sấy khô, tôi tiến hành tiến hành nghiên cứu tài liệu và kiểm tra, xác định tên khoa học của chúng theo phương pháp phân loại truyền thống.

 Phân loại sơ bộ

Tôi tiến hành phân loại sơ bộ mẫu vật theo các taxon từ ngành tới họ, thậm chí là tới chi. Để làm được việc này, tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc tham khảo các tài liệu hiện có tại Bảo tàng Thực vật.

 So mẫu và xác định tên loài

Sau phân loại sơ bộ, tôi tiến hành phân tích so sánh mẫu cần xác định tên với bộ mẫu chuẩn hiện có tại Bảo tàng Thực vật để có tên sơ bộ. Khi đã định tên khoa học các mẫu thực vật tôi tiến hành phân tích các mẫu dựa trên các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả…Đặc biệt là các đặc điểm của cơ quan sinh sản vì nó có ý nghĩa đặc trưng cho loài. Để xác định tên khoa học, tôi đã sử dụng các phương pháp như phân tích mẫu, tra khóa phân loại, nghiên cứu các tài liệu hiện có, tham khảo ý kiến của các chuyên gia…

30

Sau khi đã xác định tên loài, tôi tiến hành chỉnh lý lại tên khoa học theo tên chi theo Brummitt (1992), điều chỉnh tên loài theo bộ 3 tập “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”.

Để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót tôi kiểm tra tên khoa học, diều chỉnh khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong “Vascular Plant Families and Genera” (1992), điều chỉnh tên loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), “Tạp chí sinh học chuyên đề thực vật” (1994-1995), “Thực vật chí Việt Nam” (các họ Lamiaceae, Annonaceae, Myrsinaceae, Cyperaceae...) và “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001 - 2005) và chỉnh tên tác giả theo tài liệu “Authors of Plant Names” của Brummitt và Powell (1992).

 Bổ sung thông tin

Bên cạnh đó tôi còn tiến hành tra cứu các tài liệu hiện có để bổ sung các thông tin về tính đa dạng sinh học của các loài thực vật tại đây về yếu tố địa lý, về phổ dạng sống, về công dụng và tình trạng đe dọa, bảo tồn. Ngoài các tài liệu trên còn sử dụng các tài liệu khác như “Sách Đỏ Việt Nam” (2007), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Võ Văn Chi, 1997), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi, 2001), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I năm 1999, tập II năm 2002), “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á” (PROSEA), “Từ điển thực vật thông dụng” (Võ Văn Chi, 2003), Nghị định 32/2006/NĐ - CP.

3.5.3.3. Xây dựng bảng danh lục thực vật

Từ các kết quả đã thu thập được, tôi xây dựng nên bảng danh lục thực vật của đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (xem Phụ lục 1). Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992), trong đó các ngành được xếp theo hướng tiến hóa tăng dần, các họ trong một ngành, các chi trong một họ, các loài trong một chi được xếp theo trật tự chữ cái đầu từ A đến Z. Bảng danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn có ghi các

31

thông tin khác như dạng sống, yếu tố địa lý, công dụng, tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ và thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3.5.4. Đánh giá đa dạng sinh học

3.5.4.1. Đánh giá đa dạng của các taxon bậc ngành, họ, chi

Xây dựng và hoàn thiện danh lục thực vật tại khu vực nghiên cứu là đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh xong tôi liền tiến hành thống kê số loài trong các chi, số chi trong các họ, số họ trong các ngành thực vật khác nhau rồi tính tỉ lệ phần trăm của các bậc taxon, từ đó ta có thể đánh giá tính đa dạng của các bậc taxon.

Thống kê các họ và các chi nhiều loài, tính tỉ lệ phần trăm số loài của các chi và các họ nhiều loài so với toàn bộ số loài trong khu hệ thực vật. Từ đó, ta đánh giá các chi và các họ đa dạng nhất tại đảo Núi Cuống.

3.5.4.2. Đánh giá tính đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật

Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinh vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo... chúng còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp. Chính các yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực. Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của mỗi vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu. Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, chúng tôi áp dụng sự phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004). Sau đó, tôi tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.

3.5.4.3. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống

Dạng sống được coi là một chuẩn trong nghiên cứu thực vật học, hình thái học thực vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng. Dạng sống có liên quan mật thiết đến môi trường sinh thái và sự tác động của môi trường lên khu hệ thực vật. Chính

32

vì vậy sự đa dạng về phổ dạng sống nói lên tính chất nguyên sinh của một hệ thực vật và phản ánh sự tác động của các nhân tố sinh thái lên hệ thực vật đó.

Để thiết lập phổ dạng sống, chúng tôi căn cứ theo thang phân loại của Raunkiear (1934), Thái Văn Trừng (1978) và của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004).

Sau khi đã thống kê được các loài theo từng kiểu dạng sống, tôi tiến hành lập phổ dạng sống và dựa vào đó để đánh giá mức độ đa dạng của điều kiện sống cũng như mức độ tác động của các nhân tố đối với hệ thực vật đảo Núi Cuống

3.5.4.4Đánh giá mức độ các loài hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt

Căn cứ thang đánh giá của IUCN (1981, 1992) và căn cứ vào các nguyên nhân tác động làm mất tính đa dạng sinh vật và xói mòn nguồn gen trong khu nghiên cứu để đánh giá mức độ các loài hiếm và có nguy cơ bị diệt vong trong khu vực nghiên cứu để có biện pháp bảo tồn chúng hiệu quả. Cụ thể tôi đã xác định các loài hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt theo các căn cứ sau:

 Nghị định Chính phủ 32/2006/ NĐ-CP, ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí hiếm.

33

Chƣơng 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Xác định và xây dựng danh lục loài

Sau khi tiến hành thu mẫu và xử lý mẫu theo đúng quy định, chúng tôi bắt đầu tiến hành xử lý và phân tích tìm tên khoa học cho các mẫu, sau đó chỉnh lý các thông tin theo các tài liệu mới nhất đặc biệt là tên khoa học mới và tên đồng nghĩa…. Tiếp tục tra cứu các thông tin về yếu tố địa lý, khu phân bố, dạng sống, công dụng của các loài theo các nguồn tài liệu quan trọng như: Cây cỏ Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt Nam… kết quả thu được danh lục hoàn chỉnh các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu [Phụ lục 1].

Bảng 1. Sự phân bố các taxon trong các ngành của hệ thực vật thuộc đảo Núi Cuống.

Tên ngành

Loài Chi Họ

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)

Lycopodiophyta 2 0,28 2 0,52 2 1,73

Polypodiophyta 31 4,38 16 4,13 13 11,20

Pinophyta 3 0,43 2 0,52 2 1,73

Magnoliophyta 671 94,91 370 94,87 99 85,34

Tổng 707 100 390 100 116 100

Theo danh lục này chúng tôi đã thống kê được trong đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có tổng số 707 loài, 390 chi và 116 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch gồm: ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 2 loài, 2 chi và 2 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 31 loài, 16 chi, và 13 họ; ngành Thông (Pinophyta): 3 loài, 2 họ và 2 chi; ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 671 loài, 370 chi và 99 họ (Bảng 1 và Hình 1).

34

Hình 1. Sự phân bố loài của các taxon trong các ngành của hệ thực vật đảo Núi Cuống.

4.2. Đa dạng về phân loại hệ thực vật ngập mặn tại đảo Núi Cuống.

4.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành

Sự đa dạng của các ngành thực vật ngập mặn thuộc đảo Núi Cuống được thể hiện qua Bảng 1 và Hình 2, qua đó phản ánh phần nào sự phân bố các ngành nhưng cũng thể hiện sự không đồng đều về mức độ xuất hiện của các ngành thực vật. Cụ thể theo số liệu thống kê thì ngành hạt kín vẫn là nhóm ngành chiếm chủ yếu với 94,91% loài, 94,87% chi và 85,34% họ. Ngành tiếp theo chính là Dương xỉ với sự đa dạng kém hơn với 4,38% loài, 4,13% chi và 11,20% họ. Hai ngành còn lại là ngành Thông và ngành Thông đất chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số ngành phân bố tại khu vực này, cụ thể là ngành Thông có 0,43% loài, còn ngành Thông đất chỉ chiếm 0,28% tổng số loài. Riêng ngành Cỏ tháp bút và ngành Khuyết lá thông không có loài nào được tìm thấy trong khu vực nghiên cứu của chúng tôi.

Qua sự phân bố các taxon trong bảng 1 không chỉ nói lên sự đa dạng của nó mà còn phản ánh sự tồn tại của các loài, chi và họ thuộc nhóm thực vật được coi là tổ tiên của trái đất. Đặc biệt là sự xuất hiện của các chi Lycopodiella, Selaginella là những đại diện duy nhất còn lại của ngành Thông đất. Còn lại trong ngành Dương

35

xỉ chúng ta có thể thấy có tới 8 họ trong tổng số 13 họ chỉ còn lại 1 chi và 1 loài duy nhất được tìm thấy ở khu vực này, điều này phần nào phản ánh sự quan trọng trong công tác giữ gìn các chi và loài còn sót lại ở khu vực này.

Hình 2. Tỷ trọng các ngành thực vật bậc cao có mạch tại đảo Núi Cuống

Qua biểu đồ so sánh chúng ta thấy rõ một điều đó là với tổng số loài thu được tại khu vực nghiên cứu là 707 loài với sự phân bố không đồng đều trong các taxon trong đó chiếm ưu thế nhất vẫn là ngành Hạt kín tiếp sau đó là ngành Dương xỉ, còn các ngành khác thì chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Khi so sánh tỷ lệ phần trăm số loài trong các ngành giữa hệ thực vật ở đảo Núi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)