Xây dựng các mục tiêu chất lượng nước

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 60)

Đánh giá tính phù hợp chất lượng nước tại các hệ thống sông trong vùng KTTĐ Bác bộ đối với các mục đích sử dụng cho tưới, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt

1.3.2.1. Đảm bảo chất lượng nước tưới

So sánh với chất lượng nước tưới của FAO năm 1994, Trung Quốc năm 1992 và Việt Nam năm 2000 (TCVN 6773:2000) thì:

- Chất lượng nước trên các sông chính thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ có độ pH nằm trong giới hạn cho phép (Trung Quốc và TCVN 6773-2000: 5,5-8,5; FAO: 6-8,5). Do vậy, phù hợp cho tưới.

- Mặc dù một số điểm ô nhiễm cục bộ trên sông có nồng độ COD vượt quá tiêu chuẩn TCVN-1995 loại B nhưng các thông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép dùng nước tưới cho nông nghiệp của Trung Quốc. Nước sông tại vùng KTTĐ Bắc bộ có giá trị COD cao nhất 152,2 mg/1 ngay tại trạm bơm Yên Sở nằm trên sông Hồng. Nếu so sánh với tiêu chuẩn của Trung Quốc năm 1992, thì giá trị này vượt ngưỡng cho phép 2,2mg/l. Nhung theo dòng chảy, nguồn nước thải này nhanh chóng bị pha loãng và tự làm sạch làm cho hàm lượng chất ô nhiễm giảm xuống dưới ngưỡng cho phép.

- Khi so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước cho nông nghiệp của Trung Quốc, nhìn chung nước sông vùng KTTĐ Bắc bộ vẫn nằm trong giới hạn cho

phép (hàm lượng BOD5 không vượt quá 80mg/l). Nhưng tại một vài điểm ô

nhiễm cục bộ trên sông Hồng và sông Nhuệ, đã có 2 điểm quan trác vượt quá ngưỡng cho phép, đó là tại vị trí trạm bơm Yên Sờ và phía sau đập Thanh

Liệt. Nồng độ BOD5 lần lượt tại các vị trí này là 97,6mg/l và 85,2mg/l.

- Thông sổ dinh dưỡng (Amoni) trong tiêu chuẩn chất lượng nước tưới của FAO có phạm vi 0-5 mg/1. Khi so sánh với tiêu chuẩn này, chất lượng nước sông tại một số điểm quan trắc đã vượt quá ngưỡng cho phép. Trong đó có các vị trí xả thải nông nghiệp và làng nghề trên sông Ngũ Huyện Khê (cầu Tấn Bào, cầu Phong Khê, cống Vạn An, và cầu Bồ Sơn). Đặc biệt tại vị trí xả thải của thành phố Hải Phòng trên sông Cửa cấm và điểm xả thải của công ty sẩt thép Hòa Phát trên sông Đào Bắc Hưng Hải có nồng độ amoni cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép (lần lượt là 31,8mg/l và 40mg/l). Ngoài các khu

6 8 1

nước vùng KTTĐ Bắc bộ vẫn được đánh giá là phù hợp cho nước tưới khi xét theo tiêu chuẩn về chất dinh dưỡng amoni.

1.3.2.2. Bảo vệ đời sống thủy sinh

So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6774:20, tiêu chuẩn chất lượng nước cúa Philipine năm 1990 cho mục đích nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các loài thủy sinh,

th ì:

- Nước của hệ thống sông vùng KTTĐ Bắc bộ đạt tiêu chuẩn cho phép đối với mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh.

- Nồng độ oxy hòa tan tại các điểm quan trắc trên sông Ngũ Huyện Khê (cầu Tấn Bào, cầu Phong Khê, cống Vạn An, cầu Ngà, cầu Nội Duệ, cầu Bồ Sơn), sông Cà Lồ (TX Hương Canh), sông Cửa cấm (điểm xả nước thải toàn thành phố Hải Phòng), sông Nhuệ (cầu Hà Đông, đập Thanh Liệt, cầu Tó, và đập Đồng Quan) và sông Hồng (trạm bơm Yên Sở) chưa đạt tới ngưỡng cho phép bảo vệ đời sống thủy sinh của Việt Nam và Philipine (5mg/l).

- Do tác động của nước thải sinh hoạt, làng nghề và sản xuất công nghiệp mà

nước sông có nồng độ BOD5 cao hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 6774:20

làm ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Cụ thể tại các điểm quan trắc trên sông Ngũ Huyện Khê (cầu Tấn Bào, cầu Phong Khê, cống Vạn An, cầu Nội Duệ, cầu Bồ Sơn), sông Cà Lồ (TX Hương Canh), sông Cửa cấm (điểm xả nước thải TP Hải Phòng, cầu Bính), sông Lạch Chay (cầu Kiến An), sông Luộc (xã Dũng Tiến), sông Thái Bình (cửa xả phường Ngọc Châu), sông Hồng (bến phà Khuyến Lương, trạm bơm Yên Sở), sông Đào Bắc Hưng Hải (công ty sắt thép Hòa Phát), sông Nhuệ (cầu Hà Đông, đập Thanh Liệt, cầu Tó, và đập Đồng Quan). Đặc biệt điểm sau trạm bơm Yên Sở trên sông Hồng

và sau đập Thanh Liệt trên sông Nhuệ có nồng độ BOD5 lần lượt là 97,6mg/l

và 85,2mg/l gấp từ 8 đến 10 lần so với tiêu chuẩn chất lượng nước nhàm bảo

vệ đời sống thủy sinh.

1.3.2.3. Đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt

So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt TCVN 5942-1995 loại A, thì:

- Giá trị pH trong nước sông vùng KTTĐ Bắc bộ đạt tiêu chuẩn cho phép đối với TCVN 5942-1995 loại A.

- Khi xét đến nồng độ oxy hòa tan, BOD5, COD và amoni, nước sông vùng

KTTĐ Bắc bộ có giá trị cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995 loại A.

- Thống số coliform tổng số tại một số điểm quan trắc có giá trị cao, vượt

ngưỡng cho phép. Điều này cho thấy nước sông vùng K T T Đ Băc bộ bị nhiễm

vi sinh cao, không phù hợp cho mục đích sinh hoạt như ăn uống, tam giặt hoặc bơi lội. Các sán máng, giun móc, giun lươn, vi khuẩn có trong nước bị ô

6 8 2

đến các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như làm cho con người bị suy nhược, da bị viêm nhiễm.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)