Cạnh tranh bằng sự thân thiết với khách hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng nghệ thuật bán hàng và chăm sóc khách hàng (Trang 56)

Vì thế mới nói, chăm sóc khách hàng vừa là một thứ “công nghệ mềm”, vừa là một loại hình nghệ thuật thú vị, đòi hỏi nhiều thử thách mà chỉ bản thân

3.3.2.5. Cạnh tranh bằng sự thân thiết với khách hàng

Ngày nay, khi các hình thức cạnh tranh về giá cả, chất lượng đã trở nên một điều hiển nhiên thì các công ty đã hướng tới một hình thức cạnh tranh khác không kém phần khốc liệt và hiệu quả:

Cạnh tranh bằng cách tạo sự thân thiết với khách hàng. Hãy đến với ví dụ của Bill Taylor về vấn đề này.

Cuối cùng, chúng tôi đã ở chặng cuối của một mùa du lịch kéo dài và đầy rẫy những sự kiện nóng bỏng trong ngành Hàng không, với những báo cáo về các chuyến bay trì hoãn, sự khó chịu của khách hàng, nỗi sợ hãi và cả những phiền phức ở sân bay.

Hầu hết những vấn đề này đều liên quan đến các nhiệm vụ điều hành khó khăn như: Giảm công suất để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn, những hạn chế của hệ thống tạm dừng ở các trung tâm sân bay, sự gia tăng của máy bay tư nhân (điều làm cản trở những chuyến bay thương mại).

Nhưng sự phẫn nộ mạnh mẽ của công chúng đối với ngành du lịch hàng không đã cho chúng tôi thấy vấn đề không đơn thuần thuộc về sự vận hành. Cũng như rất nhiều các lĩnh vực kinh doanh khác, ngành kinh doanh hàng không đã làm mất chữ tín với khách hàng.

Hiển nhiên là các công ty khắp mọi nơi cần phải duy trì sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng đòn bẩy thực sự là ở chỗ công ty phải tạo cho mình nhiều ấn tượng tốt.

Ấn tượng là điều được tạo bởi cách thức kinh doanh đúng đắn. Nếu chỉ kinh

doanh theo hướng thực dụng thì đến một lúc nào đó sẽ không còn phù hợp nữa. Mỗi uỷ viên ban quản trị và nhà doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn khía cạnh tinh thần của công việc kinh doanh.

Các nhà nghiên cứu ở Viện nghiên cứu thị trường Gallup chuẩn bị phát hành một cuốn sách có tên là Human sigma (TD: Sigma của con người). Cuốn sách cung cấp cho ta những phân tích khoa học về sức mạnh của tinh thần trong

kinh doanh (phiên bản tác phẩm của họ gần đây xuất hiện trên tạp chí kinh doanh

Harvard).

Thông điệp chính của cuốn sách là: Có sự khác biệt lớn trong hành vi cư

xử giữa một bên là các khách hàng thoả mãn theo kiểu lý tính và một bên là những khách hàng thoả mãn về phương diện cảm xúc, và sự khác biệt về hành vi chuyển hóa thành sự khác biệt lớn ở lòng trung thành và lợi nhuận.

Quả thực, đối với các uỷ viên ban chấp hành, việc cắt giảm các khoản chi

phí và hạ thấp chất lượng dễ hơn nhiều so với việc nghĩ ra phương pháp mới phù hợp với tâm lý khách hàng. Nhưng các nhà lãnh đạo đang nhận ra một số

dấu hiệu cho thấy khách hàng không chỉ muốn một thoả thuận tốt trong kinh doanh. Những gì mà khách hàng mong muốn còn là cảm giác thực sự về mối liên hệ với các công ty.

Có thể minh chứng bằng một trường hợp thực tế như sau: Gần đây, hãng Netflix, một hãng tiên phong trong ngành điện ảnh trực tuyến, đã quyết định loại bỏ dịch vụ khách hàng bằng thư điện tử và ủng hộ dịch vụ điện thoại do con người thực hiện. Nhân lực chủ yếu dựa vào Cảng Portland, thành phố Oregon hơn là trung tâm cung ứng thuê ngoài. Điều này rõ ràng đắt đỏ hơn nhưng lại mang nhiều giá trị nhân văn.

Một ví dụ khác được xem xét là một hãng hàng không Mỹ (một hãng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không trong cả điều kiện thời tiết không thuận lợi) gần đây đã quyết định bổ nhiệm nhân viên khách hàng cao cấp đầu tiên và tuyển người này từ Disney.

Hãng hàng không Mỹ đã chọn San Francisco như là điểm thử nghiệm, và trình diễn cả những chi tiết nhỏ nhất (kể cả thảm đỏ và dây nhung) để làm ngạc nhiên và thích thú các khách hàng cao cấp - những người chiếm gần 10% số lượng

hành khách nhưng đem lại 40% tổng lợi nhuận. Họ không thể kiểm soát được thời tiết, nhưng có thể kiểm soát được cách phục vụ phù hợp với những khách hàng quan trọng nhất.

Đây là điều mà các tên tuổi bán hàng lớn thường xuyên nghĩ tới, ngoài chất lượng hàng và các dịch vụ đi kèm thì việc tạo mối quan hệ thân thiết với các khách hàng là điều rất quan trọng làm nên thành công cho một nhân viên bán hàng giỏi, đặc biệt với các khách hàng thân thuộc thì việc tạo ra một mối quan hệ tốt chính là tạo ra một cơ hội bán hàng tốt. Đó chính là tâm lý của khách hàng khi có một sự quan tâm đặc biệt của người bán hàng, thì khách hàng đó sẽ là một trợ thủ bán hàng tốt. Tất nhiên đó là về khía cạnh tạo ra một lợi thế cho bản thân mình.

Tuy nhiên, nó sẽ làm gia tăng nhiều điều khác nữa, ví dụ như tạo mối quan hệ cộng đồng, tạo uy tín cho công ty mà mình đang làm việc... Tất cả điều đó đều bắt nguồn từ chứ TÍN

Một phần của tài liệu Bài giảng nghệ thuật bán hàng và chăm sóc khách hàng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w