Tình hình nợ quá hạn tại QTDNDThái Đào trong 3 năm 2010 2012

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại QTDND cơ sở Xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 38)

Phân tích cơ cấu NQH tại QTDND Thái Đào qua 3 năm 2010- 2012

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một TCTD. Kết quả thu hồi nợ là yếu tố nói lên khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng qua việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của họ được thực hiện tốt hay không. Nếu khách hàng trả nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của QTDND. Vì thế cán bộ tín dụng cần cho vay đúng đối tượng, giám sát người vay vốn có sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả hay không.

Trên thực tế nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với QTD, giả sử QTDND đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến

tình trạng QTDND phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi QTDND đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của QTDND, tuy nhiên NQH vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay.

Bảng số 2.7: NQH của QTDND Thái Đào qua 3 năm 2010 - 2012

(Đơn vị tính: triệu đồng, %)

Khoản mục Năm thực hiện

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - Ngắn hạn 168 151 130 -17 - 10,12 - 21 -13,90 - Trung hạn - - - - - - - Tổng NQH 168 151 130 -17 - 10,12 - 35 -13,90

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của QTDND Thái Đào năm 2010, 2011 ,2012)

Trong 3 năm qua, tình hình nợ quá hạn giảm dần, trong năm 2010 là 168 triệu đồng, năm 2011 là 151 triệu đồng, năm 2012 là 130 triệu đồng, trong đó giảm mạnh nhất vào năm 2012 giảm 13.90 %. Và đối với cho vay trung hạn không phát sinh nợ quá hạn, điều này cho thấy khi cho vay trung hạn QTDND Thái Đào đã phân tích, kiểm tra, đánh giá khách hàng khá chắc chắn, chỉ cho vay với thể loại này khi thẩm định và nhận thấy rằng nó ít rủi ro, QTD đã làm tốt công tác tín dụng, cũng như thẩm định khi cho vay trung hạn.

Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn tại QTDND Thái Đào qua 3 năm 2010 -2012.

Trong thực tế, bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng rủi ro, ta thấy hoạt động kinh doanh của QTDND cũng không ngoại lệ nó cũng chứa đựng rủi ro, đó là không thu hồi được nợ khi đến hạn. Đối với QTDND, NQH là vấn đề được quan tâm nhiều nhất bởi vì nếu nó vượt quá một tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi ngay cả khi QTD hoạt động đạt hiệu quả nhất. QTDND không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi ký kết hợp đồng tín dụng. NQH là một dấu hiệu cho QTDND biết là khách hàng đang gặp khó khăn trong khâu thanh toán, đặt QTDND vào thế khó khăn là không thu hồi được những khoản nợ đó làm nguồn vốn của Quỹ bị chiếm dụng,

vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng khác, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của QTDND.

Bảng số 2.8. Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn tại QTDND Thái Đào qua 3 năm.

(Đơn vị tính: triệu đồng, %)

Khoản mục Năm thực hiện

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1.Nông nghiệp 128 116 80 -12 -9,4 -36 -31,0 2. kinh doanh DV - SH 40 35 50 -5 -12,5 15 42,9 3. Tổng cộng 168 151 130 -17 -10,12 -21 -13,9

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của QTDND Thái Đào năm 2010, 2011 ,2012) (Đơn vị tính:Triệu đồng)

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn của QTDND Thái Đào

Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình nợ quá hạn giảm xuống qua các năm, đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nợ quá hạn còn tồn tại là còn đòi hỏi phải có sự theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng.

Năm 2010, dư nợ quá hạn là 168 triệu đồng, cả dư nợ quá hạn sản xuất nông nghiệp và dịch vụ - sinh hoạt, trong đó nợ quá hạn sản xuất nông nghiệp là 128 triệu đồng chiếm 76,19% tổng dư nợ quá hạn. Còn ở kinh doanh dịch vụ - sinh họat là 40 triệu đồng (chiếm 23,8%).

Tuy nhiên khi sang năm 2011 thì đã có sự thay đổi, khi số nợ quá hạn giảm so với năm 2010, dư nợ quá hạn cuối năm là 151 triệu đồng, giảm 17 triệu đồng hay giảm đến 10,12 %. Trong đó nợ quá hạn sản xuất nông nghiệp chỉ 116 triệu động giảm 12 triệu đồng tương đương giảm 9,4 % so với năm 2010 và chiếm 76,82 % trong tổng nợ quá hạn của Quỹ TD và nợ quá hạn dịch vụ - sinh hoạt chỉ còn có 35 triệu đồng giảm 5 triệu đồng hay giảm 12,5% so với năm trước và chiếm 23,17 % trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Nguyên nhân là năm 2011, tuy có nhiều khoản vay đã đến hạn nhưng khách hàng vẫn trả được nợ cho QTD, do QTD luôn có cán bộ bám sát địa bàn và có nhiều biện pháp để thu hồi nợ và doanh số thu nợ trong năm đạt kết quả khả quan. Mặt khác, là do địa bàn hoạt động có mở rộng ra nhiều nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ và QTD có tuyển thêm cán bộ tín dụng nên đủ khả năng kiểm soát làm cho tình hình nợ quá hạn có chiều hướng giảm.

Bước sang năm 2012, tổng dư nợ quá hạn là 130 triệu đồng giảm 21 triệu đồng giảm 13,9 % so với năm 2011. Những khoản vay sản xuất nông nghiệp năm 2012 giảm 36 triệu so với năm 2011 cho thấy cho vay nông nghiệp ít rủi ro và nó tạo một tâm lý vững vàng cho QTD khi đầu tư vào những khoản cho vay này. Ngược lại tình hình nợ quá hạn đối với các khoản cho vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt lại có chiều hướng gia tăng theo chiều hướng xấu mặc dù tốc độ tăng chậm (tăng 42,9% so so với năm 2011), làm cho dư nợ quá hạn ở các khoản kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt chiếm đến 38,5% tổng nợ quá hạn (50 triệu đồng). Điều này cho thấy khoản cho vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt không an toàn là do cán bộ tín dụng không thể kiểm soát hết được tình hình sử dụng vốn vay của đối tượng này.

Tóm lại, tình hình nợ quá hạn của QTD trong 3 năm qua đã có những biến động khá tốt: Trong khi các món vay sản xuất nông nghiệp ngày càng ổn định và chứa đựng ít rủi ro thì các món vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt lại có dấu hiệu gia tăng trong năm 2012, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ của QTD chiếm có 50 triệu đồng năm 2012. Điều này cần thấy phải chú ý nhiều hơn nữa các khoản cho vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt, cần kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình sử dụng vốn vay, chú trọng thu hồi các khoản vay có nhiều dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, đội ngũ các cán bộ tín dụng cần thường xuyên đôn đốc và thu nợ khi đến hạn cũng như sàng lọc kỹ quá trình cho vay làm giảm nợ quá hạn xuống. Khéo léo xử lý những món vay quá hạn: như động viên

người vay trả nợ cho QTD, phát mãi tài sản nếu nhận thấy món vay không thể thu hồi, … đảm bảo cho hoạt động của QTD ngày một ổn định và mang lại hiệu quả tốt hơn.

2.2.3. Mức độ tập trung trong cho vay khách hàng tại QTDND Thái ĐàoBảng 2.9.Khách hàng có mức dư nợ lớn nhất tại QTDND Thái Đào tính đến 2012Bảng 2.9.Khách hàng có mức dư nợ lớn nhất tại QTDND Thái Đào tính đến 2012

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại QTDND cơ sở Xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w