0
Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Định hướng hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 66 -66 )

Với quy trình đầu tư hoàn thiện, quy mô hiện đại của công ty là một định hướng phát triển lâu bền trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử, đồ điện gia dụng. Góp phần thúc đẩy đầu tư sản xuất công nghiệp ổn định, cụ thể là cung cấp nhiều mẫu mã, chủng loại hàng hoá đa dạng hơn với hình thức đẹp mắt, giá cả hợp lý. 41

Trong những năm đầu, sản phẩm chủ yếu của công ty định hướng vào những thị trường là các tỉnh thành miền bắc, miền nam. Công ty tích cực củng cố đội ngũ công nhân, kỹ thuật chuyên nghiệp, hoàn thiện hệ thống công nghệ hiện đại, ổn định thị trường truyền thống và phát triền ngày càng bền vững nâng cao thương hiệu công ty tạo thế mạnh cạnh tranh phát triển thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm của công ty. Trong những năm tiếp theo, công ty định hướng sẽ đi vào thị trường miền trung,

các vùng miền núi. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng đầu ra. 3.1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Từ những phân tích như: doanh thu, chi chí, lợi nhuận,… trên đây ta đã hình

hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

Tổng kết điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

3.1.3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Biện pháp tăng lợi nhuận

Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận đạt được. Sau khi nghiên cứu qua ba năm lợi nhuận của công ty vẫn thấp và tăng trưởng chậm vì vậy phía công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Bảng 3.1. Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu Việt Nam đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu 25.312 63.736 33.424 Chi phí 23.230 60.496 28.420 Lợi nhuận 2.081 3.265 5.015

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP DET Việt Nam) Giải pháp về doanh thu

Năm 2012 và năm 2013 doanh thu của công ty vượt kế hoạch nhưng doanh thu năm 2013 lại giảm đi so với năm 2012 là 30.312 triệu đồng. Doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vì thế muốn tăng doanh thu thì ta phải tăng doanh thu thuần. Giả sử năm 2014, sau khi thực hiện biện pháp doanh 42

thu thuần tăng lên 10%, các chỉ tiêu khác vẫn giữ nguyên so với năm 2013, thì ta sẽ có doanh thu thuần năm 2014:

= 30.467 + 30.467x10% = 33.513 triệu đồng

Bảng 3.2. Doanh thu năm 2013 và 2014

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

tuyệt đối tƣơng đối % Tổng doanh thu 33.438 36.484 3.046 9,1%

Khi đó ta sẽ có lợi nhuận sau thuế năm 2014 =36.484* (1-25%)= 27.363

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm sau khi cải thiện

ĐVT: Triệu đồng Chênh Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 lệch tuyệt đối tƣơng đối (%) Doanh thu 33.438 36.484 3.046 9.1 Chi phí 28.420 28.420 - - Lợi nhuận 5.018 8.064 3.046 60,7

Ta thấy là nếu như doanh thu tăng lên 9,1% ở năm 2014 thì lợi nhuận sẽ tăng lên 60,7%. Khi đó ta có chỉ số tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS là

= 36.484/8.064 = 4,52 lần. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng lên, thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên.

Vậy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA = 8.064/165.022 = 4,88 lần. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE = 8.064/29.572 =27,25 lần.

Như vậy, sau khi thực hiện biện pháp tăng doanh thu thì năm 2014 tỷ suất sinh lời ROS là 4,52 lần, ROA là 4,88 lần, ROE là 27,25 lần.

Bảng 3.4. Bảng tỷ số sinh lời sau khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch tuyệt đối ROA (lần) 3,04 4,88 1,84 43 ROE (lần) 16,96 27,25 10,29

Sau khi thực hiện biện pháp tăng doanh thu, công ty kinh doanh hiệu quả hơn,

thể hiện qua các chỉ số ROA, ROE. Năm 2014, ROE tăng lên 10,29 lần.

Giải pháp về chi phí

Chi phí của doanh nghiệp trong năm 2012 rơi vào tình trạng bội chi nhưng cũng

đã kịp thời ổn định vào năm 2013. Điều này đòi hỏi cần phải duy trì và phát triển thành quả đạt được để góp phần gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì cũng phải xem xét đến kết cấu chi phí của công ty hiện nay chủ yếu là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao. Hiện tại thì một số phòng ban của công ty cũng cũng chưa hoạt động hiệu quả: đặc biệt là phòng quản lý chất lượng – nghiên cứu sản phẩm và phòng

Marketing, bộ phận nghiên cứu thị trường cũng chưa hoạt động hiệu quả. Các bộ phận trên chưa phối hợp tốt để tìm thị trường xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc công ty phải chịu chi phí nguyên vật liệu cao khi nhập khẩu. Công ty hiện đang nhập khẩu một số nguyên liệu với giá cao từ các nước đối với một số sản phẩm như: linh kiện, sản phẩm nguyên chiếc hàng đồ điện gia dụng, điện tử, Nên phía bộ phận Marketing cần tăng cường hơn nữa để tìm nhà cung cấp cả trong và ngoài nước với giá nguyên liệu rẻ hơn để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm.

Giải pháp về nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu trong nước hiện tại còn chưa ổn định, nhiều nhà cung cấp liên tục thay đổi giá cả, chế độ giao hàng khác nhau nên tính ổn định và đầy đủ của vùng nguyên liệu cũng không cao. Điều này đòi hỏi phía công ty phải phối hợp tốt với nhà cung cấp, tạo mối quan hệ thân thiết để tạo được vùng nguyên liệu, sản phẩm ổn định lâu dài cho nhà máy từ đó cũng tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Giải pháp về chất lƣợng

Cần phải chặt chẽ hơn khi thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào. Tích cực

áp dụng cải tiến kỹ thuật theo chính sách chất lượng sản phẩm mới của nhà nước. Tăng cường năng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng của sản phẩm.

Giải pháp về vốn

Công ty đã phát triển sản xuất kinh doanh bằng việc tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định đã dự trữ thêm hàng tồn kho và tiếp tục đầu tư vào xây dựng dở dang, đầu tư vào bất động sản với. Và để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên Công ty CP DET Việt Nam đã sử dụng các nguồn vốn sau: vay thêm nợ ngắn hạn 87 tỷ (62.91%), tăng cường thêm vốn chủ sở hữu với số tiền, chiếm dụng vốn của người bán 47.5 triệu. Vì vậy để

44

đảm bảo khả năng thu hồi vốn thì công ty cần phải xoay vòng vốn nhanh để trả các khoản nợ ngắn và dài hạn, phải có kế hoạch thu hồi vốn từ việc mở rộng nhà xưởng bằng cách hoạt động đúng công suất nhà máy. Công ty đã chuyển sang loại hình cổ phần nhưng sự thu hút vốn để đầu tư chưa cao, nguồn vốn chủ yếu cho mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vốn vay ngắn hạn đòi hỏi phải hoàn vốn nhanh mới đảm bảo khả năng chi trả. Điều đó là một bất lợi cho công ty trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh nên tương lai cần phải có bước tiến mới về những giải pháp huy động vốn. Chính vì vậy công ty nên hướng đến những nguồn vốn trong dài hạn.

Sau đây là một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP DET Việt Nam:

Giải pháp về hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, để không những giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng của hoạt động tài chính mà còn trên cơ sở thực trạng đó có thể dự đoán được các nhu cầu tài chính trong kỳ tiếp theo, nâng cao tính tích cực chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Muốn sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Và số lượng vốn nhiều hay ít lại liên quan đến doanh thu sẽ thu được là lớn hay nhỏ. Nhưng với một mức doanh thu cụ thể nào đó, đòi hỏi một lượng vốn nhất định nào đó. Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty ta thấy nổi bật lên là vấn đề vốn lưu động quá ít, tốc độ chu chuyển vốn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Cần tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời chặt chẽ và nghiêm túc hơn trong công tác thanh toán nhiều khoản vốn đi chiếm dụng. Hiện nay nguồn vốn của Công ty còn rất ít, vốn chủ sở hữu của Công ty không

đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn kinh doanh của mình. Công ty cần bổ sung thêm nguồn vốn tự có, lựa chọn nguồn vốn tốt hơn theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế tránh tình trạng đi chiếm dụng vốn quá nhiều như hiện nay. Nhu cầu bổ sung vốn lưu động cao, trước mắt Công ty nên sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng như lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả chưa đến hạn trả…

Mặt khác Công ty cần chú trọng hơn để thu hồi các khoản phải thu hoặc thu về các khoản nợ của những công trình đã hạch toán xong. Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng tài chính cần tăng cường bố trí người giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu.

45

Cần đầu tư thêm tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới. Hầu hết các tài sản của Công ty còn mới cần bảo quản, kinh doanh khai thác hết công suất sử dụng để nâng cao hiệu quả công việc. a) Hoàn thiện về phương pháp phân tích

Để đánh giá mà chưa đi sâu vào so sánh với một số chỉ tiêu quan trọng khác như so sánh dọc và ngang từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn. Thực tế cho thấy khi phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp người ta thường phân tích theo hai phương pháp là so sánh và phương pháp chi tiết hoá chỉ

tiêu phân tích. Do đó để có thể phản ánh rõ hơn, thực trạng tài chính của mình công ty nên tiến hành phân tích báo cáo tài chính dựa trên một hoặc cả hai phương pháp trên để có cái nhìn đầy đủ hơn và toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty. Bởi vì trên thực tế nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán thì có thể thấy tình hình tài chính là khả quan nhưng nếu đem kết quả đó so với tiêu chuẩn chung của ngành thì vẫn còn thấp, vẫn chưa phù hợp để các nhà lãnh đạo công ty có những giải pháp nữa để cải tiến tình hình tài chính của mình. Khi phân tích công ty thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên thì sẽ đưa ra được những nhận xét và đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tài chính, qua đó có những giải pháp cụ thể và chi tiết hơn cho từng mặt hoạt động của mình. Ngoài ra công ty còn thực hiện chương trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính để cung cấp thông tin thường xuyên cho ban lãnh đạo công ty để đáp ứng các yêu cầu về quản lý.

b) Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính

Những phân tích ở trên chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của công ty. Do vậy, những kiến nghị mang tính đề xuất dưới đây cũng chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất định. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại công ty, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm có thể cải thiện hơn tình hình tài chính của công ty:

Hàng tồn kho đặc biệt là thành phẩm tồn kho tăng nhiều trong năm, vòng quay hàng tồn kho thấp, do đó các nhà quản trị công ty phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để giảm lượng vốn bị ứ đọng.

Tăng cƣờng huy động nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh trong đó

vốn chủ sở hữu có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn hình thành tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty. Việc tăng cường nguồn vốn kinh doanh thể hiện tiềm lực của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ nhiều về số lượng mà thiếu đi tính hiệu quả trong sử dụng vốn thì tình hình tài chính của công ty là chưa tốt. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn là một mục tiêu quan trọng đặt ra cho công ty. Để nâng cao 46

hiệu quả sử dụng vốn thì: Nâng cao tổng doanh thu thuần đây là mục tiêu hàng đầu của hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty và toàn thể CBCNV. Trong thực tế công ty còn non trẻ nhưng những năm qua doanh thu tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để tăng doanh thu đòi hỏi công ty phải phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp để thu hút các khách hàng tiềm năng. Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư về chiều sâu. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải có biện pháp để nâng cao khả năng huy động vốn. Việc huy động vốn tuỳ theo điều kiện cụ thể của công ty mà các nhà quản lý đề ra các biện pháp huy động phù hợp. Huy động vốn từ CBCNV trong công ty với các chính sách ưu đãi. Việc huy động vốn trong nội bộ công ty vừa có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh vừa có điều kiện để giải quyết tăng thêm thu nhập cho người lao động. Khuyến khích các đối tác bỏ vốn đầu tư. Đây là một biện pháp rất tốt, nếu thành công công ty có thể mở rộng sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là một công việc khó khăn đòi hỏi công ty phải có chính sách tín dụng hợp lý cũng như có các chính sách khác. Vấn đề chi phí lãi vay cũng là điều đáng để các nhà quản trị quan tâm do vậy

công ty cần phải có biện pháp thích hợp để thu hồi công nợ, chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, cân bằng cán cân thanh toán. Bên cạnh đó công ty cần phải cố gắng

giảm bớt các khoản chi phí quản lý, bán hàng để nâng cao lợi nhuận.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tăng cƣờng công tác quản lý tài sản ngắn hạn. Công tác quản lý tài sản phải đảm bảo được 2 yêu cầu là thoả mãn

cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phải tiết kiệm ở mức tối đa. Việc quản lý tài sản ở đây thực chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt, quản lý nguyên vật liệu và quản lý hàng tồn kho. Để làm tốt công tác này công ty cần thực hiện các biện pháp:  Thông qua việc tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cũng được coi là một giải pháp nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động được thông suốt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư.

 Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư theo định mức nhằm giảm thiểu chi phí

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 66 -66 )

×