Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông việt nam (Trang 59)

2.3.2.1. .Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Vòng quay tổng tài sản: bằng cách phân tích tỷ số này ta thấy được hiệu quả hoạt động tổng tài sản của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu:

Bảng 2.13. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Đơn vị: Ttriệu đồng Việt Nam

Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 25.113

63.066 30.467

Lợi nhuận sau thuế 2.081 3.265 5.015 Giá trị TSCĐ 14.954 14.368 33.164

Giá tri tổng tài sản 33.626 74.835 165.022 Sức sản xuất của TSCĐ (lần) 1,68 4,39 0,92

0,14 0,23 0,15 Vòng quay tổng tài sản (lần) 0,75 0,84 0,18

(Nguồn: Tổng hợp từ Công ty CP DET Việt Nam)

Ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty rất nhỏ và biến động không ổn định, năm 2011 vòng quay tổng tài sản là 0,75 lần tức là một đồng tài sản tạo ra được 0,75 đồng doanh thu, tổng tài sản của công ty tăng giảm không ổn định nhưng vòng quay của tổng tài sản chỉ biến động nhẹ chứng tỏ công ty đã sử dụng và quản lý tài sản có hiệu quả khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sức sinh lời của TSCĐ cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua ba năm thì tỷ số này còn rất thấp điều này cho thấy công ty kinh doanh chưa có hiệu quả đặc biệt là dự án nhà máy sản xuất thì cần phải có thời gian dài hạn thì mới có thể hòa vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sức sản xuất của TSCĐ của công ty năm 2012 là 4,39 lần tốt nhất so với năm

2011 và năm 2013 chứng tỏ năm 2012 tài sản cố định của công ty đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.

2.3.2.2. Phân tích các chỉ số sinh lợi Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ số này cho các nhà đầu tư biết được hiệu quả của tổng tài sản. Ta thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm qua ba năm hoạt động. Điều này thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 2.14. Nhóm tỷ suất sinh lợi

Đơn vị: Triệu Việt Nam đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn chủ sở hữu

13.900 26.596 29.572

Lợi nhuận sau thuế

2.081 3.265 5.015

Doanh thu thuần

25.113 63.066 30.467 Tổng tài sản 33.626 74.835 165.022

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%)

8,29 5,18 16,46 ROA (%) 6,19 4,36 3,04 ROE (%) 14,97 12,28 16,96 Tỷ số tự tài trợ (%) 41,34 35,54 17,92

(Nguồn: Tổng hợp từ Công ty CP DET Việt Nam) 7,00% 6,19% 6,00% 5,00% 4,36% 4,00% 3,00% 3,04% 2,00%

1,00% 0,00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Biểu đồ 2.5. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này giảm dần từ 6,19% năm 2011 xuống 4.36% năm 2012 và chỉ còn

3.04% vào năm 2013. Ý nghĩa: khả năng mỗi đồng tài sản tạo ra một đồng lợi nhuận giảm. Theo các tính toán trên xét về hiệu quả hoạt động thì tài sản vẫn mang lại hiệu quả nhưng không đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Năm 2013 lãi ròng tăng lên nhưng tổng tài sản tăng cao nên làm cho tỷ số này giảm mạnh. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản rất được nhà đầu tư quan tâm, trong thời gian tới nếu công ty có mở rộng vốn cổ phần hay phát hành cổ phần phổ thông thì cần phải có biện pháp để nâng cao tỷ suất sinh lợi để thu hút các nhà đầu tư và nâng cao uy tín của công ty.

Về tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp thì qua ba năm ta thấy tỷ số này thấp (dưới 50% tổng vốn) và lại giảm dần, chứng tỏ khả năng tự tài trợ về vốn của công ty còn yếu kém. Công ty không chủ động được về nguồn vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, nó cho thấy sự không ổn định về tài chính của công ty ở giai đoạn này. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

18,00% 16,96% 16,00% 14,97% 14,00% 12,00% 12,28% 10,00% 8,00% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.6. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Qua ba năm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu biến động không ổn định. Năm 2011 tỷ suất này là 14,97%, điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, công ty sẽ thu được 14,97 đồng lợi nhuận ròng. Nhưng đến năm 2012 thì do vốn chủ sở hữu giảm nên tỷ suất này cùng giảm còn 12,28%, và tỷ số này tiếp tục tăng lên cao vào năm 2013 là 16,96% mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng do lợi nhuận tăng nhanh nên chỉ số tỷ suất sinh lời cũng tăng lên.

Tóm lại qua ba năm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tăng trưởng nhưng tăng trưởng chậm. Vì vậy công ty cần quan tâm hơn để nâng cao tỷ số này đặt biệt là đối với các công ty mới chuyển lên loại hình cổ phần.

Chỉ số này có tác động lớn đối với các nhà đầu tư khi họ muốn đầu tư vào công ty, nó phản ánh khả năng đạt được lợi nhuận trên mức đầu tư vào công ty. Do vậy công ty cần phát huy hơn nữa, phải giảm các nguồn vốn khác để giảm thiểu phí tổn sử dụng vốn giúp công ty phát triển hơn và có nhiều nhà đầu tư vào công ty trong tương lai.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Căn cứ vào kết quả phân tích của các chỉ tiêu ở trên ta có thể đánh giá tình hình Căn cứ vào kết quả phân tích của các chỉ tiêu ở trên ta có thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty về một số mặt sau đây:

Kết quả hoạt động kinh doanh 37

hàng hoá không đồng đều, năm 2011 đạt 25.312 triệu đồng, đến năm 2012 tăng vọt lên đến 63.736 triệu đồng tương ứng với mức tăng 152%, tuy nhiên lại giảm xuống còn 33.438 triệu đồng vào năm 2013 tương ứng với mức giảm 48%. Như vậy so với năm 2011 thì doanh thu của năm 2012 là tăng 38.424 triệu đồng. Sang năm 2013, doanh thu lại giảm xuống một khoảng 30.298 triệu đồng.

Chi phí trong giai đoạn 2011-2013 cũng biến động không ổn định. Năm 2012 chi

phí tăng vọt so với năm 2011 với mức tăng 37.239 triệu đồng tương ứng mức tăng 160,31%. Chi phí năm 2013 lại giảm hơn so với năm 2012 là 32.049 triệu đồng. Cụ thể là giá vốn hàng bán trong năm 2012 thì tăng trưởng cao ở mức 57.894 triệu đồng, tăng lên 36.443 triệu đồng, với mức tăng 169,89% so với năm 2011.

Đến năm 2013, khoản chi phí này giảm xuống còn 28.420 triệu đồng, giảm đi 32.049 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với mức giảm 53%. Về chi phí bán hàng trong năm 2012 cũng tăng cao lên đến 198 triệu đồng, tăng 101 triệu đồng tương ứng với mức tăng 104,12% so với năm 2011. Năm 2013 thì lại giảm đi 115 triệu đồng so với năm 2012, còn ở mức 83 triệu đồng.

Về chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2012 tăng lên 500 triệu đồng, ứng với

40,26% so với năm 2011. Năm 2013 giảm xuống 316 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 18,14% so với năm 2012, còn ở mức 1.426 triệu đồng. Về chi phí tài chính, năm 2012 tăng lên 181 triệu đồng, ứng với 43,2% so với năm 2011. Năm 2013 thì giảm xuống 66 triệu, tương ứng với mức giảm 11% so với năm 2012.

Lợi nhuận trong 3 năm qua của công ty đều tăng nhưng tăng trưởng chậm và thấp

so với sự gia tăng của doanh thu và chi phí. Lợi nhuận của năm 2012 tăng lên 1.184 triệu đồng, tương tứng với mức tăng 157%. Năm 2013 tiếp tục tăng lên 5.015 triệu đồng tương ứng với mức tăng 154% so với năm 2012.

Cơ cấu tài sản

Trong 3 năm qua, tổng tài sản của công ty đều có xu hướng tăng. Tăng mạnh nhất là ở năm 2013. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng tài sản dài hạn. Năm 2012, tổng tài sản tăng lên 41.209 triệu đồng, ứng với mức tăng 223% so với năm 2011. Đến năm 2013 tăng 90.187 triệu đồng, ứng với mức tăng 221% so với năm 2012. Cụ thể, tài sản ngắn hạn trong năm 2012 tăng lên 600% so với năm 2011, năm 2013 thì tăng lên với mức tăng 233% so với năm 2012. Tài sản dài hạn trong năm 2012 tăng lên 102% so với năm 2011. Năm 2013 tăng lên 197% so với năm 2012.

38

Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua liên tục tăng, tăng mạnh nhất ở năm 2013, tăng 90.187 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với mức tăng 221% so với năm 2012. Trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng tăng mạnh nhất ở năm 2013 là 87.211 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 281% so với năm 2012. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Tổng tài sản của công ty tăng lên trong 3 năm nhưng vòng quay của tổng tài sản lại biến động bất thường. Năm 2011, vòng quay tổng tài sản là 0,75 vòng, có nghĩa là một đồng tài sản tạo ra 0,75 đồng doanh thu. Trong năm 2012, vòng quay tổng tài sản đạt được là 0,84 vòng, có nghĩa là một đồng tài sản tạo ra 0,84 đồng doanh thu. Tuy

nhiên đến năm 2013 thì vòng quay tổng tài sản chỉ còn là 0.18 vòng, tức là cứ một đồng tài sản chỉ tạo ra 0,18 đồng doanh thu. Điều này cho thấy công ty sử dụng hiệu quả tổng tài sản trong năm 2013 là không thực sự cao.

Sức sinh lợi của TSCĐ tăng lên đến 0,23 lần ở năm 2012, với mức tăng là 0,09

lần so với năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này dừng lại ở mức 0,15 lần thấp hơn so với năm 2012 là 0,08 lần. Chỉ số này rất thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa cao.

Sức sản xuất TSCĐ tăng mạnh nhất ở năm 2012 là 4,39 lần, chứng tỏ năm 2012 công ty sử dụng hiệu quả TSCĐ là cao hơn hẳn so với năm 2011 và năm 2013. Các chỉ số sinh lợi của công ty trong 3 năm qua thể hiện không ổn định. Chỉ số ROA giảm đi từ 6,19 lần năm 2011, đến năm 2013 chỉ còn 3,04 lần, tức là cứ một đồng tài sản thì tạo ra 3,04 lần lợi nhuận ròng. Nếu xét về hiệu quả hoạt động tài sản thì tài sản không đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Chỉ số ROE tăng lên ở năm 2013 và cao nhất so với năm 2011, 2012. Nó ở mức 16,96 lần, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 16,96 đồng lợi nhuận sau thuế.

2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay 2.3.4.1. Thuận lợi. 2.3.4.1. Thuận lợi.

Thị trường nội địa có tiềm năng rất lớn, có tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu về công nghệ, dịch vụ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng rất lớn.

Những thay đổi thuận lợi về tăng trưởng thu nhập của người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai và hành vi tiêu dùng khi thu nhập gia tăng của người tiêu dùng. Sản phẩm luôn được cải tiến về chất lượng, luôn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

39

Giá cả phù hợp được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.

Có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và có quan hệ rộng rãi trên thị trường. Đây sẽ là một cách quảng cáo hữu hiệu cho sự phát triển của công ty.

2.3.4.2. Khó khăn

Chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài chưa nghiêm làm cho ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh còn thấp, hiện tượng luồn lách khá phổ biến, tạo nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây lãng phí lớn, làm tổn hại tới cục diện của nền kinh tế. Phương thức kinh doanh của công ty ngày càng đơn giản hóa các thủ tục, tạo

điều kiện cho khách hàng, nhưng rủi ro sẽ nhiều hơn, tỷ lệ thu hồi nợ thấp, nợ khó đòi phát sinh nhiều hơn.

Các doanh nghiệp sử dụng chính sách giá thấp để cạnh tranh trong ngắn hạn làm cho lợi nhuận thấp dần.

Sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh, hàng loạt các đối thủ ra đời làm thị phần của công ty bị chia nhỏ.

Vấn đề nghiên cứu thị trường trong việc nhận dạng các nhu cầu và phân khúc thị trường còn dựa trên những kinh nghiệm và thăm dò hơn là căn cứ vào những số liệu, thông tin phân tích.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM. 3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty

3.1.1. Định hướng phát triển của công nghệ thông tin

Các doanh nghiệp CNTT cung cấp các thiết bị phần cứng điện tử, điện lạnh, máy tính, các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin và dịch vụ CNTT nhằm xây dựng:  Hạ tầng thông tin cho Chính phủ điện tử: Sản phẩm, dịch vụ CNTT hiện

diện trong nhiều cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước, trong các cơ quan chính quyền các cấp.

 Hạ tầng thông tin cho an ninh, quốc phòng: Sản phẩm, dịch vụ CNTT có mặt trong nhiều cơ quan, đơn vị an ninh, quốc phòng.

 Các cơ sở dữ liệu quốc gia như: công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp.  Hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, y tế, văn hoá, chính trị: Sản phẩm, dịch vụ phần cứng, phần mềm hiện diện trong tất cả các ngành kinh tế then chốt như: ngân hàng, hàng không, hải quan, tài chính, viễn thông, phát thanh truyền hình, thông tin địa lý, bản đồ,…Sản phẩm, dịch CNTT đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi cá nhân.

Đến năm 2015: các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, sản xuất

thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp, làm chủ thiết kế và sản xuất được một số sản phẩm phần cứng mang thương hiệu Việt Nam, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam nằm trong số 15 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Quy mô và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam được nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Hình thành được một số sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số mang thương hiệu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

3.1.2. Định hướng hoạt động của công ty

Với quy trình đầu tư hoàn thiện, quy mô hiện đại của công ty là một định hướng phát triển lâu bền trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử, đồ điện gia dụng. Góp phần thúc đẩy đầu tư sản xuất công nghiệp ổn định, cụ thể là cung cấp nhiều mẫu mã, chủng loại hàng hoá đa dạng hơn với hình thức đẹp mắt, giá cả hợp lý. 41

Trong những năm đầu, sản phẩm chủ yếu của công ty định hướng vào những thị trường là các tỉnh thành miền bắc, miền nam. Công ty tích cực củng cố đội ngũ công nhân, kỹ thuật chuyên nghiệp, hoàn thiện hệ thống công nghệ hiện đại, ổn định thị trường truyền thống và phát triền ngày càng bền vững nâng cao thương hiệu công ty tạo thế mạnh cạnh tranh phát triển thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm của công ty. Trong những năm tiếp theo, công ty định hướng sẽ đi vào thị trường miền trung,

các vùng miền núi. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng đầu ra. 3.1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Từ những phân tích như: doanh thu, chi chí, lợi nhuận,… trên đây ta đã hình

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w