Về quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của các hộ gia đình (Trang 55)

7. Khung lý thuyết

2.4.5.Về quan hệ xã hội

Mất đất không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề nghề nghiệp, thu nhập của người dân mà nó còn có sự tác động không nhỏ đến mối quan hệ trong gia đình của họ.

Bảng 15. Tỉ lệ mâu thuẫn gia đình trong thời gian qua. Mâu thuẫn gia đình (%)

Có 19,3

Không 80.7

Tổng 100.0

Sau khi bị trưng thu đất thì những mối quan hệ gia đình và xã hội của các hộ gia đình đã có khá nhiều những thay đổi.

Các mối quan hệ Mức độ các mối quan hệ

Tôt hơn Xấu đi Không thay đổi Không ý kiến Không trả lời Tổng Quan hệ vợ chồng 26.5 2.6 64.2 4.7 2.1 100

Quan hệ cha mẹ - con cái 27.8 2.0 68.9 1.1 0.2 100

Quan hệ ông bà - cháu 23.9 1.0 68.6 4.3 2.1 100

Quanhệ anh - chị - em 21.3 1.3 75.2 2.1 0.1 100

Quan hệ họ hàng 18.3 2.1 77.7 1.8 0.1 100

Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007)

Nhìn chung mối quan hệ xã hội của các hộ gia đình sau khi bàn giao đất là tương đối ổn định, vẫn có trên 60% các hộ cho rằng kông có gì thay đổi. Số hộ cho rằng các mối quan hệ này tốt lên là khá nhiều (trên20%), còn các mối quan hệ xấu đi cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa đến 3%.

Qua kết quả trên cho chúng ta thấy các hoạt động sử dụng tiền đền bù mang lại hiệu quả khá tốt cho các hộ gia đình, giúp nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho các hộ gia đình, điều này chỉ có thể có được khi các hộ gia đình có một mức thu nhập cao hơn so với trước.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận.

Sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước đòi hỏi phải có sự phát triển từng bước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó xu hướng phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, khu đô thị, thể hiện cụ thể là CNH – HĐH nghề nghiệp nông thôn là điều tất yếu và phù hợp với sự phát triển của các địa phương. Quá trình này đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của các vùng nông thôn Việt Nam, làm cho nó hoà nhập cùng sự phát triển nền kinh tế chung, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Nhưng trước mắt cũng còn một số khó khăn đối với người nông dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, đòi hỏi mỗi hộ nói riêng và mỗi cá nhân nói chung phải thay đổi tư duy phù hợp với điều kiện phát triển của xu hướng đô thị hoá.

Với những kết quả nghiên cứu cụ thể cùng những nhận định bước đầu về hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình tại xã Ái Quốc là cơ sở căn bản để nghiên cứu đi đến khẳng định rằng các yếu tố như: trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp chính của gia đình và số lượng tiền đền bù có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sử dụng tiền đền bù. Những yếu tố này phần nào quyết định đến chất lượng cuộc sống các gia đình cũng như việc có hay không nâng cao mức sống của gia đình cả về mặt vật chất và tinh thần và làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội ở nông thôn trong tiến trình CNH – HĐH đất nước..

Trên cơ sở áp dụng lý thuyết trao đổi và lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý, chúng ta thấy rằng các gia đình mong muốn hiệu quả mà số tiền đền bù mang lại chính là đáp ứng được sự thoả mãn của các hộ và của

từng thành viên trong hộ, trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực gì thì đã có sự tính toán và đi đến nhất trí của các thành viên trong gia đình và cho dù các gia đình có đầu tư vào hoạt động gì thì nó cũng mang lại sự hài lòng đối với gia đình mình.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính quyền địa phương chưa có sự tham vấn, hướng dẫn cho các gia đình sử dụng số tiền đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất và cũng là để giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo cũng phần nào chứng minh được mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố như: số lượng tiền, trình độ học vấn, nghề nghiệp tới việc lựa chọn hoạt động sử dụng tiền đền bù và hiệu quả mà hoạt động này mang lại.

3.2. Khuyến nghị

Trên cơ sở phản ánh thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình do bàn giao đất cho khu công nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động này thì nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân trước khi tiến hành trưng thu đất, đó là những biện pháp cả về trước mắt và lâu dài cho các hộ gia đình chứ không phải chỉ là những số tiền đền bù để mặc các hộ gia đình tự quyết định lấy.

Trước tiên nhà nước cần có những định hướng, tham vấn cho người dân nên sử dụng đồng tiền đề bù đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tiếp đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, khi người dân đã có vốn thì nhà nước cần tập trung triển khai đề án: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến được các hộ gia đình nông thôn, chuyển giao nốt phần diện tích đất nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả sang đào ao thả cá, trồng

rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng tập trung hoá và mô hình trang trại.

Các khu công nghiệp đóng trên địa bàn xã cần phải cam kết và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là phải nhận con em trong xã vào làm để tránh tình trạng thất nghiệp và cần có những chương trình đào tạo nghề hợp lý để các lao động có thể làm việc được tại các khu công nghiệp.

Chính quyền địa phương cần có những lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình mới để người dân có thể học hỏi kinh nghiệm để từ đó đầu tư vào tái sản xuất có hiệu quả hơn. các nhà quản lý cần làm tốt công tác của mình để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho các hộ gia đình khi bàn giao đất cho khu công nghiệp.

Đối với các hộ gia đình thì cần phải cân nhắc, lựa chọn, tính toán cẩn thận xem nên đầu tư vào lĩnh vực gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi không sản xuất nông nghiệp nữa thì các hộ phải tự học hỏi, tham gia các ngành nghề mới, lĩnh vực mới để từ đó ổn định cuộc sống của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 ]. Bỏo cỏo về tỡnh hỡnh kinh tế, xó hội của Uỷ ban nhõn dõn xó Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

[2]. Nguyễn khắc Viện, Từ điển xã hội học, nxb thế giới - 1994

[3]. Phạm văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 2007.

[4]. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2003.

[5]. Lê Ngọc Hùng. Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà nội – 2002.

[6]. Lê Thị Thu Hiền, Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân phường Thanh Bình sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học – 2005.

[7]. Lưu Song Hà, Một số vấn đề tâm lý của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, Đề tài nghiên cứu cấp bộ

[8]. Nghị định 125 – CP ngày 28/6/1971.

[9]. Ansel M. Sharp – Charles A. Register – Paul W. Grimes. Kinh tế học trong các vấn đề xã hội, NXB Lao động – 2005.

[10 ]. Cỏc trang Web:

http://www.vietnamnet.vn http://www.vass.gov.vn

PHỤ LỤC

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1

Họ tên người được phỏng vấn : Phạm Thị Bích Tuổi : 48 – nữ

Nghề nghiệp : Nông nghiệp Trình độ học vấn : THCS

Thời gian phỏng vấn Từ 8h15’ đến 9h. Ngày: 3/5/2007

Địa điểm phỏng vấn: Nhà riêng thôn Tiến Đạt, Xã ái Quốc, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương

Người phỏng vấn : Nguyễn Hồng Quyên

Nội dung phỏng vấn

1.Hỏi: Nhà cô dùng số tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp vào hoạt động gì ạ?

Đáp: Cô mua cho thằng lớn cái xe máy để cho nó đi học vì nó đi học xa mà.

2. Hỏi: Thế ngoài mua xe máy thì cô còn dùng vào việc nào nữa không ạ?

Đáp: à, cô chú đầu tư thêm vào chăn nuôi.

3. Hỏi: Điều gì khiến cô chú mở rộng diện tích chăn nuôi ạ?

Đáp: Trước đây cô cũng muốn nuôi nhiều nhưng thiếu vốn nên khi có được số tiền đền bù nghe lời chú và em thế là cô quyết định chuyển sang chăn nuôi lớn vì số ruộng cấy cũng ít nên có thời gian nhiều hơn.

4. Hỏi: Cô cho cháu hỏi tại sao cô chú lại quyết định đầu tư số tiền đó vào chăn nuôi mà không vào mục đích khác như mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ hay gửi vào ngân hàng ạ.

Đáp:(cười) à, việc đó thì cô chú cũng có tính, lúc đầu thì cô thích gưỉ vào ngân hàng cho chắc ăn nhưng chú lại thích dùng số tiền đó để đầu tư chăn nuôi nên về sau cô nghe chú, còn mở cửa hàng thì cháu tính xem nhà mình ở tận trong ngõ sâu thế này thì làm sao mà bán được, hơn nữa cô cũng sợ

mình chẳng có duyên bán hàng nên sợ không bán được lại nỗ vốn.

5. Hỏi: Thế cô có phải vay thêm vốn từ các quỹ, hội ở địa phương không ạ?

Đáp: Ôi ,vay các cái đó thủ tục rườm rà lắm, mà tiền vay chỉ cao nhất được 10 triệu thôi, mà cháu tính xem số tiền đó thì làm sao mà đủ được.

6. Hỏi: Vậy thì số tiền đền bù ruộng giúp ích nhiều không ạ?

Đáp: Nếu không có số tiền đó thì cũng chưa chắc cô chú đã chuyển sang chăn nuôi lớn bởi vì vừa không có vốn lại vẫn có nhiều ruộng cấy nên cũng bận.

7. Hỏi: Thế mức sống nhà mình từ sau năm 2003 so với trước kia như thế nào ạ?

Đáp: (cười), có gì đâu cháu, chỉ gọi là đủ ăn đủ tiêu thôi, bỏ ra được chút ít thì lại muốn đầu tư thêm, mà nuôi thằng lớn nhà cô học trên đó cũng tốn kém lắm, cháu đi học chắc cháu cũng thấy. 8. Hỏi: Dạ, thế sao cô chú không xin vào làm ở khu công nghiệp ạ?

Đáp: ai người ta nhận, mình già rồi, tay nghề lại chẳng có, học vấn thì thấp, ở đây nó chỉ lấy những người trẻ như các cháu thôi.

9. Hỏi: Thế cô, chú có tham gia vào các lớp phổ biến kiến thức chăn nuôi không ạ?

Đáp: à cô cũng có học ở địa phương một ít, chủ yếu là cô cứ tự làm theo kinh nghiệm.

10. Hỏi: Thế so với với làm nông nghiệp thuần tuý trong một năm cô thấy thế nào ạ?

Đáp: Nếu so với làm nông nghiệp thuần tuý trong một năm thì chăn nuôi cho thu nhập cao hơn nhiều, mà lại nhàn hơn.

11. Hỏi: Trước khi chuyển giao đất cô có được biết thông tin về chuyển giao đất không ạ?

12. Hỏi: Cô biết qua nguồn tin nào ạ?

Đáp: Qua họp thôn xóm, cô cũng thấy mọi người bảo từ trước đó lâu rồi.

13. Hỏi: Thế cô có đồng tình với việc chuyển giao đất ở địa phương mình không ạ?

Đáp: Cô đồng tình.

14. Hỏi: Cô có thể cho cháu biết lí do vì sao cô đồng tình ạ.

Đáp: Như cô đã nói với cháu từ đầu rồi đấy. Nếu không nhận được tiền đền bù khi chuyển giao đất thì cô cũng không có vốn mà mở rộng chăn nuôi. hơn nữa cấy lúa vất vả hơn mà thu nhập lại không cao bằng chăn nuôi.

15. Hỏi: Cô đánh giá thế nào về tác dụng của đồng vốn và hiệu quả mà nó mang lại đối vơí gia đình mình ạ

Đáp: Nói thật là đồng vốn đó có ý nghĩa lắm cháu à nếu không có vốn thì mình có muốn làm gì cũng không được, cháu thấy đấy nhờ có nó mà nhà cô bây giờ cuộc sống cũng được hơn trước, hiệu quả chăn nuôi cũng tốt cháu à.

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2

Họ tên người được phỏng vấn : Lê Văn Dũng Tuổi: 53 - nam

Nghề nghiệp: Kinh doanh quán Internet Học vấn: THPT

Thời gian phỏng vấn: ngày 3/5/2007 Từ :15h 15’ đến 16h

Địa điểm phỏng vấn: Tại quán Internet (nhà riêng) thôn Tiền Trung, Xã ái Quốc, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.

Người phỏng vấn : Nguyễn Hồng Quyên

Nội dung phỏng vấn

1. Hỏi: Nhà chú mở quán này lâu chưa a?

Đáp: từ năm 2000 cháu à khi đó chú chỉ có 15 máy, còn bây giờ quán chú có 30 máy.

2. Hỏi: Nghĩa là từ trước khi gia đình chú bị trưng thu đất nông nghiệp ạ?

Đáp: ừ, năm 2003 mới bị mất đất cơ mà.

3. Hỏi: Nếu tính tất cả thì nhà chú nhận được số tiền đền bù là bao nhiêu à.

Đáp: Tính tổng thì được gần 100 triệu.

4. Hỏi: Số tiền đó chủ gửi vào ngân hàng chứ ạ. Đáp: Chú dùng để đầu tư mở rộng quán này chứ gửi vào ngân hàng ăn thua gì.

5. Hỏi: Cô hay chú quyết định mở rộng quán này ạ.

Đáp: à nhà chú thì cả gia đình cùng bàn bạc, phải hai vợ chồng cùng thống nhất thì mới làm ăn được chứ.

6. Hỏi: Thế so với trước khi mất đất thì quán nhà mình hiện nay quy mô như thế nào ạ.

Đáp: Trước kia chú chỉ có 15 máy thôi, mà chú chỉ kinh doanh mỗi Internet, hiện nay chú mở rộng quán, chú nhập thêm lên tới 30 máy, ngoài ra chú còn bán hàng thêm. nói thật với cháu chứ, nhờ có quán này mà mình cũng bán chạy hơn các loại hàng khác nữa, ví dụ như trước đây chú có bán thêm kem, nước uống nhưng không chạy lắm, từ khi chú mở rộng kinh doanh thì chỉ hai ngày là hết một thùng kem vì khách vừa chơi vừa mua hàng mà.

7. Hỏi: Tại sao chú lại quyết định đầu tư số tiền đó vào mở rộng kinh doanh Internet ạ.?

Đáp: Phần là vì từ trước tới giờ mình cũng đã làm rồi, phần vì anh con trai lớn của chú năm nay ra trường nên cô chú đầu tư cho nó là chính vì nó vừa trông quán, vừa sửa chữa máy mà.

8. Hỏi: Thế chú mở rộng kinh doanh thế này thì số tiền đền bù đó có đủ không ạ?

Đáp: Nhà chú chỉ dùng số tiền đó thôi.

9. Hỏi: Giả sử không có số tiền đền bù đó thì cô chú có đầu tư mở rộng kinh doanh như hiện nay không ạ?

Đáp: Cô chú cũng đã dự tính mở rộng kinh doanh rồi, nhưng phải tích cóp dần. Có số tiền này thì mình làm ăn tiện hơn.

10. Hỏi: Chú thấy nhà mình có lợi thế gì khi kinh doanh mặt hàng này không ạ?

Đáp: Thì lợi thế là nhà có người biết về máy nên khi khách đang chơi mà chẳng may máy có vấn đề gì thì mình chỉnh được ngay, chứ không sửa được làm ảnh hưởng đến trò chơi thì lần sau chúng sẽ chẳng thích đâu vì quán ở đây phục vụ bọn trẻ con là chính mà

11. Hỏi: Chú cho cháu hỏi chú có đồng tình với việc bán đất ở địa phương không ạ

Đáp: chú đồng tình vì mình vừa có vốn làm ăn, vừa đỡ phải cấy.

12. Hỏi: Thế chú có được biết trước thông tin này không ạ.

Đáp: Chú biết qua loa truyền thanh.

13. Hỏi: Chú thấy cuộc sống của gia đình mình so với trước kia thế nào ạ.

Đáp: Tốt lên nhiều.

Xin chân thành cảm ơn !

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 Họ và tên người được phỏng vấn: Nguyễn Văn Khánh

Tuổi: 35 - nam

Nghề nghiệp: lao động tự do Học vấn: THPT

Thời gian phỏng vấn: ngày 4/5/2007 Từ : 8h45’ đến 9h25’

Địa điểm phỏng vấn: nhà riêng thôn Tiền Trung,

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của các hộ gia đình (Trang 55)