Thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình sau

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của các hộ gia đình (Trang 28)

7. Khung lý thuyết

2.2. Thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình sau

đình sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp.

Mỗi hộ gia đình nhận được số tiền đền bù là khác nhau nên họ sử dụng số tiền đó cũng rất khác nhau. Theo lý thuyết lựa chọn hợp lý thì mỗi gia đình khi sử dụng số tiền này đều phải cân nhắc, bàn bạc kỹ lưỡng xem dùng nó vào hoạt động gì để cho kết quả tốt nhất, nhưng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tuổi, nghề nghiệp chính của gia đình và điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình. Qua phân tích sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao các gia đình lại lựa chọn sử dụng tiền đền bù vào hoạt động đó và hiệu quả mà nó mang lại đối với các gia đình ra sao.

Bảng 4: Các hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình (%)

Hoạt động sử dụng tiền đền bù Tỉ lệ

Gửi ngân hàng 14.7

Cho vay lãi 2.4

Đầu tư sản xuất 19.8

Đầu tư giáo dục 16.2

Đầu tư cho kinh doanh 9.0

Mua sắm tiện nghi sinh hoạt 12.7

Đầu tư chăm sóc sức khoẻ 5.0

Xây nhà cửa 17.8

Đầu tư giải trí 1.0

Khác 1.4

Tổng 100.0

Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007)

Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình là rất đa dạng, phân tán nhưng nhìn chung các hộ gia đình vẫn tập trung cho đầu tư sản xuất, nhưng con số này là không lớn (19.8%). Lí do cũng thật dễ hiểu vì diện tích đất của các hộ gia đình đã bị mất hết hoặc nếu còn cũng là rất ít nên rất khó đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp như trước đây, vì thế các hộ gia đình phải chuyển đổi sản xuất để ổn định lại cuộc sống và cũng là để tạo ra nghề mới cho gia đình.

“Trước đây cô cũng đã chăn nuôi rồi nhưng do thiếu vốn nên chỉ gọi là nuôi chơi thôi. Khi nhận được số tiền đền bù do mất ruộng, cô chú quyết định đầu tư vào xây dựng mở rộng chuồng trại và mua thêm con giống để làm ăn lớn”. (Nữ, 40 tuổi, làm ruộng)

Một hoạt động sử dụng tiền đền bù khác được các hộ gia đình lựa chọn khá nhiều là xây nhà cửa. Nguyên nhân là do xã Ái Quốc trước đây là khu vực thuần nông nên kinh tế của các hộ gia đình cũng không được dư dả, chỉ đảm bảo cho cuộc sống đủ ăn, và chi tiêu hàng ngày chứ ít có tích luỹ nên việc xây nhà cao cửa rộng đối với người nông dân là một việc khó. Hiện nay, với số tiền nhận được tương đối nhiều nên tâm lý chung của người dân nông thôn là cũng muốn có một ngôi nhà khang trang hơn nên có tới 17.8% hộ gia đình sử dụng tiền đền bù vào hoạt động xây nhà cửa.

“Sẵn có số tiền lớn trong tay, thấy hàng xóm xây nhà cửa khang trang thì mình cũng muốn xây lấy một cái để ở cho thoải mái, mới cả con cái bây giờ chúng nó cũng lớn cả rồi, ở nhà cũ thấy chật chội lắm.”( Nam, 52 tuổi, lao động tự do)

Hoạt động này còn được thể hiện qua bảng so sánh loại hình nhà trước và sau năm 2003.

Bảng 4.1. Loại nhà trước và sau năm 2003

Loại nhà Trước năm 2003 Sau năm 2003 Nhà tranh 1.5 0.4 Nhà ngói 36.3 26.4 Nhà mái bằng 50.7 53.8 Nhà tầng 11.5 19.3 Biệt thự 0 1.0 Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007)

Bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ loại nhà tranh và nhà ngói đều giảm xuống và tỉ lệ nhà mái bằng và nhà tầng tăng lên.

“Cháu tính xem nếu không có số tiền đền bù đó thì mình làm đến bao giờ mà có được số tiền lớn như vậy để xây nhà. Như cô chú cũng đã có dự định xây nhà từ lâu rồi đấy chứ nhưng nào có thực hiện được đâu, kiếm được đến đâu là tiêu hết đến đấy mà” (nữ, 39 tuổi, buôn bán nhỏ)

Tỉ lệ các gia đình lựa chọn đầu tư cho giáo dục cũng khá nhiều chiếm 16,2% do giáo dục là một lĩnh vực vô cùng quan trọng nên đã thu hút được sự chú ý của toàn xã hội nói chung và các gia đình nói riêng. Qua bảng phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy các gia đình có con em trong độ tuổi đến trường rất quan tâm, lo lắng đến vấn đề hoc tập của các em.

Nhà cô 3 em vẫn còn đi học nên tốn kém lắm, cô chú có làm cũng chỉ đủ ăn, đủ tiêu thôi, còn số tiền đền bù nhận được cô chú để dành cho các em đi học vì sau này cô còn muốn cho các em học đại học nữa mà. nếu lúc đo làm không ra thì lấy tiền đâu mà đóng học cho các

em. Mà học hành bây giờ tốn kém lắm chứ có như trước đâu”.( nữ, 42 tuổi, làm ruộng).

Sự quan tâm của các gia đình về vấn đề học hành còn được thể hiện qua việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cái của họ.

“Chú muốn cho em nó học lên đến đại học và sau này cho nó theo ngành quân đội, chứ cháu tính xem ruộng đất hết rồi, nếu không học thì sau này biết làm gì, mới cả bây giờ chúng nó cũng có thích làm ruộng đâu.” (nam, 40 tuổi, lao động tự do).

Gửi ngân hàng cũng được khá nhiều các gia đình lựa chọn (14.7%). Có lẽ tâm lý chung của nhiều người nông dân là nếu không làm ăn gì lớn thì gửi tiền vào ngân hàng sẽ đảm bảo và cũng có được tiền lãi hàng tháng. Đây sẽ là một giải pháp an toàn đối với người nông dân khi họ có một số tiền lớn vậy mà họ không dùng cho đầu tư sản xuất.

“Nhà có hai ông bà già nên cũng chẳng làm ruộng được như trước nữa. nhà nước thu đất cũng tốt vì sẵn có số tiền đền bù đó bác gửi vào ngân hàng để lấy lãi ăn dần cũng đủ cho chi tiêu hàng ngày, lúc nào có công to việc lớn thì rút ra cũng được, đỡ khỏi làm phiền các con vì chúng nó cũng đã ra ở riêng cả rồi.”(nữ, 60 tuổi, làm ruộng.)

Một số hộ gia đình dùng tiền đền bù cho hoạt động mua sắm tiện nghi sinh hoạt. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau.

Bảng 4.2. Tiện nghi sinh hoạt gia đình có trước và sau năm 2003 (%)

Những tiện nghi sinh hoạt Trước năm 2003 Sau năm 2003 Xe máy 47.2 71.0 Xe đạp 90.6 86.3 Ti vi 77.2 87.6 Tủ lạnh 21.1 36.5 Đầu đĩa 43.0 65.1 Loa đài 36.0 50.8 Máy vi tính 2.9 9.5 Điện thoại cố định 30.6 54.8 Điện thoại di động 12.7 29.0

Máy điều hoà 1.2 1.8

Máy giặt 3.2 7.0

Bếp gas 20.4 40.6

Lò vi sang 0.6 0.7

Ô tô 1.6 2.1

Khác 10.0 15.2

Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007)

Bảng số liệu trên cho thấy ngoài xe đạp ra thì mọi tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình đều tăng lên, và có những loại tăng lên rất nhiều như xe máy, đầu đĩa, loa đài, điên thoại cố định và bếp gas. Khi cuộc sống thay đổi thì nhu cầu của con người tăng lên là một điều tất yếu và điều đầu tiên họ muốn là có một cuộc sống đầy đủ hơn. Điều này được rõ khi các hộ gia đình tập trung mua sắm chủ yếu là các loại mặt hàng phục vụ cho nhu cầu đi lại và giải trí của con người. Qua đó thể hiện nhu cầu về hưởng thụ của người nông dân là rất lớn.Tiện nghi sinh hoạt được nhiều hộ gia đình chọn lựa nhất là xe máy (tăng từ 47.2% lên 71.0%), đây là loại phương tiện đi lại chủ yếu và phổ biến của người dân Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có xe máy, thậm chí nhiều nhà còn có nhiều hơn một chiếc xe máy. Loại tiện nghi sinh hoạt thứ hai cũng được nhiều hộ lựa chọn chính là loại phương tiện phục vụ cho nhu cầu thông tin, giải trí của con người như: ti vi, đầu đĩa, loa đài, điện thoại. Đây cũng chính là những vật dụng mà con người đều cần đến cho một cuộc sống năng động hơn và nó cũng chính là sự phát triển tất yếu của cuộc sống. Loại tiện nghi sinh hoạt tăng ít nhất là lò vi sóng và ô tô, hai loại vật dụng này có lẽ vẫn chưa thực sự quan trọng và nó quá xa xỉ đối với các hộ gia đình ở đây khi mà số tiền họ có được không phải do làm ra mà là số tiền đền bù do mất ruộng nên họ cũng cần phải đầu tư để tái sản xuất.

“Sẵn có số tiền đền bù do mất ruộng cô bỏ ra một ít để mua cho em nó chiếc xe máy cho nó đi học vì em nó học xa nhà quá, số tiền còn lại cô chú gửi ngân hàng để đóng học dần cho em”.( nữ, 42 tuổi, nông dân)

Hoạt động sử dụng tiền đền bù được ít hộ gia đình lựa chọn nhất là đầu tư cho giải trí (1%), vì đơn giản các hộ gia đình ở đây vẫn đa phần là làm nông nghiệp nên họ ít có nhu cầu giải trí, du lịch hơn so với các

hộ có nghề nghiệp khác và hoạt động giải trí chỉ là một hoạt động mang tính chất vui chơi và nhiều hộ gia đình có thể thực hiện hoạt động này mà không cần sử dụng đến số tiền đền bù đó.

“Mình làm nông nghiệp quanh năm thì thời gian đâu mà đi du lịch với cả giải trí, hơn nữa mình cũng đâu có tiền mà ăn chơi như vậy”.

(Nữ, 40 tuổi, làm ruộng)

Cho vay lãi cũng chỉ được ít ra đình lựa chọn vì đối với người nông dân đây có thể là một hoạt động mạo hiểm và mang tính rủi ro cao nên tâm lý chung của người nông dân là e ngại. Chỉ có 2.4% số hộ gia đình lựa chọn hoạt động này.

“Cô thấy có tiền thì cứ gửi vào ngân hàng cho chắc chứ cho vay lãi tuy có được lãi cao hơn nhưng cũng chẳng biết thế nào được vì nhỡ họ bùng mất của mình thì mình cũng chẳng làm gì được họ, lúc ấy biết đòi ai”.(nữ, 47 tuổi, làm ruộng)

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của các hộ gia đình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w