7. Khung lý thuyết
2.3.6. Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa
Khi nhà nước tiến hành trưng thu đất thì bên cạnh việc các hộ mất đất nhận được số tiền đền bù thì các hộ sẽ nhận được những sự hỗ trợ khác từ nhà nước thông qua chính quyền địa phương như: cho vay vốn, hỗ trợ việc làm, nhận người vào làm ở khu công nghiệp, hỗ trợ tiền đào tạo nghề…
Khi được hỏi thông tin về chuyển giao đất tại địa phương thì hầu hết các hộ gia đình đều được biết, tỉ lệ này chiếm tới 83.1%
Bảng 9: Thông tin về chuyển giao đất tại địa phương.
Thông tin chuyển giao Phần trăm
Có 83.1
Không 16.9
Khi người nông dân đã không còn đất sản xuất nông nghiệp thì xu hướng tất yếu là họ sẽ phải đi tìm một ngành nghề khác thay thế, nhưng sự tìm kiếm này cũng không dễ dàng dì đối với người nông dân khi mà họ lại yếu về kiến thức và kỹ năng cho các ngành nghề mới. Để tạo thuận lợi cho họ thì rất cần tới sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương.
Bảng 10: Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Sự hỗ trợ của chính quyền Phần trăm
Có 3.9
Không 96.1
Tổng 100
Chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho các hộ gia đình sử dụng đồng tiền đền bù vào những hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Qua điều tra bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn trực tiếp những hộ gia đình ở xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương chúng tôi nhận thấy dường như chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, chỉ có 3.9% số hộ được hỏi trả lời là có nhận được sự quan tâm của chính quyền. Con số này thể hiện cho chúng ta thấy chính quyền địa phương hầu như chẳng có sự hỗ trợ gì đối với người dân mất đất.
“Các ông ấy bảo ra lấy tiền đền bù mất ruộng thì mình chỉ biết ra lấy số tiền đó thôi chứ làm gì có sự hỗ trợ thêm nào đâu.” (nữ, 47 tuổi, làm ruộng.)
Bảng 10.1.Hỗ trợ các công việc
Các công việc Phần trăm
Cho vay vốn 9.1
Tạo cơ hội việc làm 24.2
Hỗ trợ tiền đào tạo nghề 18.2
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng -
Có người nhà được nhận vào làm ở khu công nghiệp
19.0
Khác 20.5
Tổng 100.0
Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007)
Khi nhà nước tiến hành trưng thu đất để xây dựng khu công nghiệp thì các khu này phải cam kết với các hộ mất đất là nhận người nhà vào làm trong khu công nghiệp, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy số người được nhận vào làm trong khu công nghiệp là rất ít (19% trong số 3.9% số hộ nhận được sự hỗ trợ). Đây là một sự khó khăn lớn đối với người nông dân khi mà không còn ruộng để sản xuất mà họ lại không có việc làm. Nguyên nhân khiến các lao động ở đây không được nhận vào làm chủ yếu là do: Trình độ học vấn thấp, quá tuổi, không đủ phí ban đầu để nộp…qua những lý do trên càng cần nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm, chú ý đến công tác đào tạo để nâng cao tay nghề cho người dân. Vấn đề này được giải quyết khi và chỉ khi có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương có tham gia giúp đỡ các hộ nhưng đó chỉ là những sự hỗ trợ chút ít tiền vốn trong khi cái người nông dân cần
chính là sự hướng dẫn cụ thể cho họ biết cách làm ăn. người dân nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất là tạo cơ hội việc làm, nhưng con số những hộ được hỗ trợ là rất nhỏ (24.2 % trong số 3.9% số hộ nhận được sự hỗ trợ). Vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì chưa được chính quyển quan tâm, do vậy người nông dân cũng không dám chuyển đổi sản xuất, có chăng chỉ là sự làm ăn manh mún của một vài hộ.
“Mình có làm ăn mở rộng chăn nuôi hay trồng trọt thì tự mình quyết định lấy thôi chứ có ai chỉ bảo gì đâu, kiến thức và kinh nghiệm về trông trọt, chăn nuôi thì từ trước tới giờ mình làm thế nào thì bây giờ mình vẫn làm vậy thôi.” (Nam, 47 tuổi, làm ruộng).