Bảo dƣỡng, khai thác và vận hành mô hình

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ động lực ô tô Hybrid và thiết lập mô hình cụm phân phối (Trang 115)

Mô hình đƣợc bảo hành trong nữa hai tuần tại cơ sở sản xuất mô hình, dựa trên hợp đồng chế tạo đã kí kết.

Khung, giá đỡ mô hình đƣợc thiết kế nhỏ gọn, phù hợp nâng cao tính năng cơ động phục vụ giảng dạy, bảo dƣỡng dễ dàng. Mô hình đƣợc chế tạo từ thép CT3 dễ gỉ sét trong môi trƣờng nhiệt đới nóng ẩm vì vậy cần tra một lớp dầu bôi trơn hạn chế sự gỉ sét.

Bộ phân phối công suất PSD hoạt động hiệu quả, tối ƣu nhờ sự các thiết bị điện, điện tử hiện đại, đặc biệt là nguồn ắc quy cao áp cup cấp năng lƣợng cho hệ động lực Hybrid, còn ở giới hạn chỉ là mô hình học cụ do vậy mô hình chỉ thể hiện đƣợc một số chế độ hoạt động cơ bản của hệ động lực PSD:

 Chế độ sẵn sàng

 Chạy với MG2

 Chạy với động cơ xăng

 Chạy phối hợp giữa động cơ xăng và MG1

 Giảm tốc hoặc phanh

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. KẾT LUẬN

Dựa trên nhiệm vụ “Phân tích đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ động lực ô tô Hybrid và thiết lập mô hình bộ phân phối công suất-PSD trong

hệ thống” nhóm đã giải quyết đƣợc những vấn đề cụ thể sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ động lực ô tô, giới thiệu một cách chi tiết về cấu tạo chung ô tô, định nghĩa, nhiệm vụ, phân loại. Các sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực ô tô nhƣ: Ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, truyền lực chính, vi sai và truyền động đến các bánh xe chủ động. Để ngƣời đọc có một cái nhìn tổng quan về hệ động lực ô tô.

Chương 2: Ô tô Hybrid và các phƣơng án điển hình. Ở phần này nhóm đã khái quát một cách ngắn gọn và chi tiết một cách dễ hiểu về một dòng ô tô rất mới trên thị trƣờng đó là ô tô Hybrid. Nhóm phân tích rõ xu hƣớng phát triển của ô tô trên thế giới và Việt Nam, nêu bật đƣợc tính tất yếu của sự phát triển mạnh mẽ dòng ô tô Hybrid trong tƣơng lai. Nhóm cũng phân tích để phân loại các dòng ô tô Hybrid hiện nay và nêu lên đƣợc ƣu điểm và nhƣợc điểm của từng loại để từ đó lựa chọn ra kiểu hệ động lực tối ƣu để nghiên cứu.

Chương 3: Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ động lực Hybrid. Nhóm đã nghiên cứu phân tích một cách chi tiết về đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ động lực Hybrid. Nhóm đã giới thiệu về động cơ đốt trong; hộp số và bộ phân phối công suất PSD; tổ hợp motor-máy phát số 1 và số 2; bộ chuyển đổi điện; ắc quy cao áp; v.v…Đặc biệt nhóm đã nghiên cứu và phân tích một cách chính xác về nguyên lý hoạt động của bộ chia công suất-PSD.

Chương 4: Thiết lập mô hình với cụm phân phối công suất-PSD. Ở phần này nhóm đã nghiên cứu tất cả các lực tác động lên ô tô và tính toán lựa chọn động cơ cho phù hợp và nghiên cứu các phƣơng án phối hợp công suất của các động cơ với nhau và từ đó lựa chọn phƣơng án tối ƣu để đi tính toán thiết kế. Ở đây nhóm đã đƣa ra ba phƣơng án: nối cứng tốc độ, biến đổi mômen, vi sai tốc độ và cuối cùng đi

đến lựa chọn phƣơng án vi sai tốc độ để thiết kế. Phần này nhóm đã nổ lực nghiên cứu tích cực, đầu tƣ thời gian liên hệ với các địa điểm chế tạo ở TP. Nha Trang và đầu tƣ một khoản kinh phí để thực hiện gia công, chế tạo mô hình.

Do thời gian, kinh nghiệm và kinh phí có hạn nên nhóm cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đồ án. Tuy nhiên, nhóm đã thực hiện những vấn đề cơ bản và thiết yếu nhất mà đề tài yêu cầu.

Với tất cả năm chƣơng, đồ án đƣợc trình bày bao gồm: thuyết minh, bản vẽ kỹ thuật, chế tạo, bản vẽ lắp, video mô phỏng phần nguyên lý hoạt động của bộ chia công suất trong khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp và đặc biệt là mô hình học cụ nhóm đã nghiên cứu chế tạo cũng đƣợc trình bày trong khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

5.2. ĐỀ XUẤT

Đề tài này do chịu sự giới hạn về thời gian, kinh phí và nội dung nên nó chỉ đảm trách một phần trong nhiều công việc để thiết kế, hoàn thiện một chiếc ô tô hybrid. Đây chỉ là một đề tài mở đầu và đặt nền móng cho các công việc tiếp theo. Theo em để hoàn thiện một mô hình tổng thành ô tô Hybrid tại xƣởng Bộ môn kỹ thuật ô tô cần phối hợp với Bộ môn Cơ điện tử cho sinh viên các khóa sau tiếp tục nghiên cứu thực hiện các đồ án với vấn đề liên quan:

Thiết kế hệ thống điện, điện tử cho hệ thống. Lập trình điều khiển hệ thống.

Cải hoán mô hình tổng thành ô tô tại xƣởng Bộ môn kỹ thuật ô tô thành mô hình tổng thành ô tô Hybrid hoàn chỉnh.

v.v…

Nhƣ vậy có nhiều đề tài nhỏ làm nền tảng bƣớc đầu để thực hiện một đề tài lớn là: “Thiết kế và cải hoán ô tô thường thành ô tô Hybrid điện-nhiệt bốn chỗ ngồi”, một đề tài kỹ thuật rất hữu ích và khả thi, sẽ là hƣớng đi đúng, tạo ra sự khác biệt, của Bộ môn Kỹ thuật ô tô Đại học Nha Trang nói riêng và nền công nghiệp ô tô đất nƣớc nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Cẩn, Dƣ Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng (2000), Lý thuyết ô tô máy kéo, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

2. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (2005), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí-Tập một, Nhà xuất bản giáo dục.

3. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (2005), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí-Tập hai, Nhà xuất bản giáo dục.

4. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên (1985), Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo- Tập ba, Nhà xuất bản Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp, Hà nội.

5. Nguyễn Đức Phú (1991), ô tô honda, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

6. Bùi Đình Tiếu, Phạm Duy Nhi (1982), Cơ sở truyền động điện tự động-Tập một, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Trọng Hiệp (2003), Chi tiết máy-Tập một. Nhà xuất bản Giáo Dục. 8. Nguyễn Trọng Hiệp (2003), Chi tiết máy-Tập hai, Nhà xuất bản Giáo Dục. 9. Trần Ngọc Nhuần (2003), Lý thuyết máy, Đại học Nha Trang.

10.Trần Văn Địch (2003), Công nghệ chế tạo bánh răng, Nhà xuất bản KH-KT. 11. Nguyễn Văn Tƣờng, Chế tạo máy 1. Đại học Thủy Sản.

12. Nguyễn Văn Tƣờng. Chế tạo máy 2. Đại học Thủy Sản.

13. Đỗ Sanh, Nguyễn Văn Đình, Nguyễn Văn Khang (2005), Cơ học-Tập một, Nhà xuất bản giáo dục.

14. Đỗ Sanh, Nguyễn Văn Đình, Nguyễn Văn Khang (2005), Cơ học-Tập hai, Nhà xuất bản giáo dục.

15. Trần Hữu Quế (2006), Vẽ kỹ thuật cơ khí-Tập một, Nhà xuất bản giáo dục. 16. Trần Hữu Quế, Đăng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn (2006), Vẽ kỹ thuật cơ khí-Tập

hai, Nhà xuất bản giáo dục.

17. Phạm Hùng Thắng (1995), Giáo trình hướng dẫn thiết kế đồ án môn học chi tiết máy, Nhà xuất bản nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

18. Lê Văn Tụy (1997), Hướng dẫn thiết kế ô tô-phần truyền lực chính, Đại Học

20. Đặng Quý (2006), Giáo trình Ô tô 2, Trƣờng ĐH Sƣ phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

NGUỒN WEBSITE THAM KHẢO

1. www.oto-hui.com 2. http://prius.ecrostech.com 3. www.youtube.com 4. www.gigapedia.com 5. www.meslab.org 6. http://vi.wikipedia.org 7. http://www.toyota.com

PHỤ LỤC

 Các bản vẽ chế tạo chi tiết

 1 Bản vẽ A3 Bánh răng bao.

 1 Bản vẽ A3 Vỏ bao.

 1 Bản vẽ A4 Bánh răng trung tâm.

 1 Bản vẽ A4 Bánh răng hành tinh.

 1 Bản vẽ A4 Bánh răng giảm tốc số 1.

 1 Bản vẽ A4 Bánh răng giảm tốc số 2.

 1 Bản vẽ A3 Cần C.

 1 Bản vẽ A4 Đĩa dẫn động bánh răng trung tâm.

 1 Bản vẽ A4 Trục bánh răng hành tinh.  1 Bản vẽ A4 Trục bánh răng bao.  1 Bản vẽ A4 Trục cần C.  1 Bản vẽ A4 Trục giảm tốc số 1.  1 Bản vẽ A4 Trục giảm tốc số 2.  1 Bản vẽ A3 Giá đỡ mô hình.  1 Bản vẽ A3 Đế mô hình.

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ động lực ô tô Hybrid và thiết lập mô hình cụm phân phối (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)