Xác định nồng độ cồn sử dụng để kết tủa oligochitosan

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sử dụng Oligochitosan trong bảo quản măng tây tươi (Trang 53)

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm kết tủa oligochitosan thu đƣợc sau quá trình thủy phân chitosan bằng H2O2 với nồng độ 5.4%, ở nhiệt độ 47.10C, trong thời gian 5h. Sau khi thủy phân sử dụng dung dịch cồn ở các nồng đô khác nhau để kết tủa oligochitosan: mẫu 1 kết tủa bằng cồn ở nồng độ 55%, Mẫu 2: 60%, Mẫu 3: 65%, Mẫu 4: 70%, Mẫu 5: 75%. Quá trình kết tủa tiến hành ở 2-50C. Sau khi kết tủa, ly tâm thu kết tủa và sấy ở nhiệt độ 300C đến khối lƣợng không đổi, cân để tính lƣợng oligochitosan thu đƣợc sau quá trình thủy phân. Kết quả đƣợc trình bày ở hình 3.3.

Hình 3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ cồn đến hiệu suất thu hồi oligochitosan Nhận xét:

Từ kết quả phân tích ở hình 3.3 cho thấy khi sử dụng cồn với nồng độ khác nhau thì hiệu suất thu hồi oligochitosan cũng khác nhau. Khi nồng độ cồn tăng thì hiệu suất thu hồi oligochitosan cũng tăng theo. Hiệu suất thu hồi oligochitosan ở khi sử dụng cồn kết tủa ở các nồng độ kết tủa 55%; 60%; 65%; 70% và 75% lần lƣợt là: 10,25%; 33,21%; 75,73%; 86,87% và 87,02%. Kết quả này cho thấy khi nồng độ

cồn gây kết tủa tăng lên tới 65% trở lên thì hiệu suất thu hồi tăng chậm, đặc biệt khi nồng độ cồn đạt mức 70% và 75% thì hiệu suất thu hồi tăng không đáng kể. Nhƣ vậy khi nồng độ cồn gây kết tửa đạt mức ≥70% thì hiệu suất thu hồi oligochitosan bắt đầu đạt đến mức gần cực đại, nếu tiếp tục tăng nồng độ cồn hơn mức này thì hiệu suất thu hồi oligochitosan cũng tăng nhƣng không đáng kể. Kết quả này có thể lý giải là do cồn tách cạnh tranh nƣớc với oligochitosan nên nồng độ cồn càng cao lƣợng oligochitosan bị kết tủa càng lớn. Khi lƣợng oligochitosan bị kết tủa đã gần hết thì mức độ kết tủa thêm của oligochitosan càng khó.

Do vậy, để tiết kiệm chi phí cho việc sản xuất oligochitosan nên chúng tôi chọn nồng độ cồn để kết tủa oligochitosan là 70%.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sử dụng Oligochitosan trong bảo quản măng tây tươi (Trang 53)