Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93)

Xu hướng gia tăng số người trong độ tuổi lao động như trên là yếu tố tích cực, bổ xung lực lượng lao động hùng hậu cho các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Song đây cũng là thách thức lớn đối với tỉnh bởi vì cùng với số lao động còn thiếu việc làm hiện nay, lực lượng lao động tăng thêm sẽ gây áp lực lớn đối với tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đòi hỏi phải đầu tư lớn cho giáo dục và đào tạo tay nghề.

* Mục tiêu đến năm 2020: Tỉnh phấn đấu về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm từ 93-95% (nông nghiệp còn 7%); Đến năm 2020 lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng 65-70%; lao động nông nghiệp còn 30-35% trong cơ cấu lao động của tỉnh [46].

3.1.2 Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

Từ tình hình thực trạng về sự biến động dân số - lao động, việc làm và giải quyết việc làm những năm qua của tỉnh Vĩnh Phúc. Hoạt động giải quyết

việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc cần phát triển theo định hướng sau đây:

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, thực hiện thâm canh tăng vụ, trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi,…, lồng ghép các chương trình dự án như: Thực hiện Nghị quyết 120 vay vốn giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình trồng rừng, thực hiện xã hội hoá giải quyết việc làm, khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia giải quyết việc làm. Đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, chuyển lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng) với cơ hội việc làm lớn hơn và mức thu nhập cao hơn; từng bước nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh, ưu tiên khu vực nông thôn miền núi, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc (huyện Tam Đảo, Lập Thạch).

- Thúc đẩy phát triển những lĩnh vực sản xuất có lợi thế của tỉnh như: Vật liệu xây dựng (khai thác chế biến đá, sản xuất gạch, ngói, cát, sỏi…); khai thác than; vật liệu làm sứ, chế biến nông, lâm, thủy sản, dịch vụ du lịch, chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút lao động nông thôn. Coi trọng phát triển ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp, có cơ chế ưu đãi về vốn, về tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế thu hút lao động và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Khuyến khích những cơ sở, hộ gia đình và cá nhân có vốn tổ chức sản xuất tạo việc làm thu hút nhiều lao động.

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế ở khu vực

nông thôn bằng quỹ quốc gia giải quyết việc làm, thực hiện chính sách của Nhà nước về lập quỹ việc làm cho người tàn tật, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động là người tàn tật.

- Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển thương mại và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phân công lại lao động.

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp. Chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các làng nghề, phát triển toàn diện kinh tế-xã hội nông thôn, nông nghiệp để thu hút nhiều lao động nông thôn vào làm việc.

- Kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn tỉnh với việc tìm kiếm việc làm ở địa bàn khác. Tập trung ưu tiên hỗ trợ toàn diện đối với các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, gia đình chính sách, gia đình đồng bào dân tộc. Phát huy truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chăm lo đời sống cho những người yếu thế, người già, neo đơn, tàn tật bằng sự hỗ trợ, giúp đỡ và có trách nhiệm của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)