Thực trạng việc làm của lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51)

2.2.2.1. Tình hình việc làm

Trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2008, thực hiện nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ ngày 28/01/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án Xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc

làm và xây dựng nông thôn mới, công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động ở nông thôn nói riêng ở Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Toàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Tỉnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và các dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc như: các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, xuất khẩu lao động... đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn nhất là lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

Biểu đồ 2.2: Số lao động được tạo việc làm trong năm. (Đơn vị: người)

17000 21500 23450 24234 23578 0 5000 10000 15000 20000 25000 1997 2005 2006 2007 2008

Số lao động được tạo việc làm trong năm

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2008)

Như vậy, số lao động được tạo việc làm từ năm 1997 đến năm 2008 đều có sự gia tăng. Năm 1997 số lao động được tạo việc làm là 17.000 người, năm 2006 số lao động được tạo việc làm tăng thêm 6.450 người so với năm 1997, đến năm 2007 số lao động được tạo việc làm cũng tăng thêm 7.234

người so với năm 1997. Năm 2008, nằm trong khó khăn chung của toàn quốc do ảnh hưởng của lạm phát, thời tiết thay đổi thất thường, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị phá sản, nhưng Vĩnh Phúc đã nỗ lực tìm mọi giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong năm 2008, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 23.587 lao động, tăng 12,2% so với năm 2007, chủ yếu giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể như sau: Giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông thôn: 5.274 lao động ; Giải quyết việc làm trong công nghiệp, xây dựng: 10.058 lao động ; Giải quyết việc làm trong thương mại – dịch vụ: 5.380 lao động [33].

Thực hiện cho vay quỹ quốc gia về việc làm đối với tổng số vốn vay 11.500 triệu đồng, thu hút 1.855 lao động. Xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 1.036 người. Kết quả giải quyết việc làm của từng huyện, thành thị như sau: Yên lạc: 3.650 người, Vĩnh Tường: 3.573 người, Tam Đảo: 3.560 người, Lập Thạch: 2840 người, Tam Dương: 2570 người, Phúc Yên : 2.481 người, Bình Xuyên: 2.465 người và Vĩnh Yên: 2.439 người [33].

Cùng với tăng cường xuất khẩu lao động, năm 2008, Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh đã khai trương và duy trì sàn giao dịch việc làm theo định kỳ tháng một lần đã mang lại hiệu quả cao, thực sự là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp. Tính đến hết phiên giao dịch tháng 2-2009 đã có 9.241 người đến dự tuyển, trong đó có 1.933 người được tuyển tại sàn giao dịch bao gồm 202 lao động có trình độ đại học, 488 người có trình độ trung cấp nghề,còn lại là lao động phổ thông. Qua các phiên giao dịch đã có 2.255 người được các doanh nghiệp hẹn gặp phỏng vấn để tuyển dụng. Phiên giao dịch việc làm tháng 6 năm 2008 được dư luận đánh giá cao, do qua dư luận người lao động biết đến hình thức giao dịch việc làm đúng thực là địa chỉ tin cậy để họ tìm kiếm việc làm phù hợp [46]. Đối với các doanh nghiệp, khi thông qua sàn giao dịch để

trường lao động. Thời điểm đó nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã tuyển được nhiều lao động tại sàn như Công ty Panasonic Electronic; Công ty Sumitomo Bakelite Việt Nam; Công ty HJC Vina…

Tại phiên giao dịch ngày 10-3-2009 thu hút gần 2 ngàn người tham dự có hàng chục doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, 11 trường học tham gia tư vấn, tuyển sinh. Tổng số có trên 2000 việc làm cần tìm lao động và có hơn hàng trăm lao động được tuyển dụng trực tiếp và được hẹn phỏng vấn. Hiện chủ yếu chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tuyển lao động phổ thông và một số đi lao động nước ngoài, đây cũng là kênh thông tin để người lao động cần nắm bắt và tiếp cận. Theo dự báo, tới đây những doanh nghiệp trên địa bàn có thể cần tuyển với số đông lao động như Tập đoàn Compal; Công ty Micro shine Vina và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc, giầy da...

Các trung tâm xúc tiến việc làm đã phát huy chức năng cung ứng, giới thiệu lao động, đa dạng hoá phương thức giao dịch việc làm theo hướng tăng cường các hình thức giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Kết quả tổng quát, trong thời gian qua tỉnh đã giải quyết việc làm trung bình mỗi năm hơn 20 nghìn người, giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 2,03% năm 2006 xuống còn 2,02% năm 2007, 2,0% năm 2008, nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 94,52% năm 2007, trong đó, thời gian làm việc thuần nông là 63,69%; thời gian làm ngành nghề phi nông nghiệp chiếm 30,83% [32].

2.2.2.2. Tình hình thất nghiệp

Bảng 2.3: Thất nghiệp của lực lƣợng lao động ở Vĩnh Phúc

Năm

Chỉ tiêu 1997 2005 2006 2007 2008

Dân số trung bình (người) 1.068.830 1.168.889 1.180.418 1.190.428 1.285.662 Lực lượng lao động (người) 641.198 765.420 788.740 804.180 819.620 LLLĐ có việc làm (người) 533.620 652.590 668.450 680.830 697.076

% LLLĐ có việc làm so với LLLĐ 83,22 85,25 84,74 84,66 85,04

Thất nghiệp (Người) 107.578 112.830 120.290 123.350 131.139

% thất nghiệp so với LLLĐ 16,78 14,74 15,25 15,33 16,02

Thất nghiệp ở thành thị(%) 4,5 2,05 2,03 2,02 2,00

Thất nghiệp ở nông thôn(%) 0,97 0,93 0,92 0,91 0,90

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2008)

Qua bảng 2.3 cho thấy: số lao động có việc làm tăng dần theo qui mô, năm 1997 là 533.620 người, chiếm 83,22% so với lực lượng lao động; năm 2006 tăng lên 668.450 người, chiếm 84,74% so với lực lượng lao động và đến năm 2007 là 680.830 người, chiếm 85,04% so với lực lượng lao động.

Số người thất nghiệp có tăng từ 107.578 người ở năm 1997 lên 120.290 người năm 2006 và năm 2007 là 123.350 người. Thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ 4,5% năm 1997 xuống còn 2,00% năm 2008. Thất nghiệp ở nông thôn cũng giảm từ 0,97% năm 1997 xuống còn 0,90% năm 2008.

2.2.2.3. Tình hình thiếu việc làm

Bảng 2.4: Số lƣợng và % thiếu việc làm trong dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. (Đơn vị tính: Nghìn người; %)

Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số hoạt động kinh tế thƣờng xuyên từ 15

tuổi trở lên

Số ngƣời thiếu việc làm

% thiếu việc làm trong dân số hoạt động kinh tế thƣờng xuyên 1997 593,12 25,30 4,26 2000 642,58 24,52 3,81 2005 736,75 20,66 2,80 2007 776,50 17,87 2,3 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2007)

Qua số liệu bảng 2.4 ta thấy số lao động thiếu việc làm của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Vĩnh phúc có xu hướng giảm từ 25.300 người năm 1997 xuống 17.870 người năm 2007. Tuy nhiên trên thực tế, lực lượng lao động ở nông thôn tỉnh chiếm đại đa số. Năm 2007 là 67,55%, năm 2008 là 63,75% (bảng 2.1). Như vậy đối với lực lượng lao động ở nông thôn, nguy cơ thiếu việc làm là cao, ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của người lao động, lãng phí nguồn lực lao động ở khu vực này.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các cấp, ban ngành trong Tỉnh đã tổ chức tốt, phối hợp thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu lao động phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 73,56% năm 1997 lên 94,52% năm 2007 [14].

2.2.2.4. Nguyên nhân thiếu việc làm của lực lượng lao động ở nông thôn Vĩnh Phúc

Qua thực trạng việc làm của người lao động nói chung và của người lao động ở nông thôn nói riêng, trong những năm qua, tình hình việc làm của người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động ở nông thôn. Tuy nhiên đến năm 2007, số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn tỉnh vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, số người thiếu việc làm ở nông thôn là 12.151 người; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn vẫn chưa được sử dụng tối đa. Sở dĩ còn những tồn tại trên là do những nguyên nhân sau:

Một là, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp với tốc độ ngày càng lớn. Từ năm 1997 đến nay, trung bình hàng năm có khoảng 500 ha – 1000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị (giai đoạn 1997 – 2000 thu hồi 561,7 ha/năm; giai đoạn 2001 – 2004 thu hồi 2.086/năm; hai năm 2006 và 2007 thu hồi 2.612,51 ha) [46]. Từ đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày một giảm. Năm 2004 diện tích cây trồng giảm 0,56% so với năm 2003, năm 2005 giảm 2,57% so với năm 2004, năm 2006 giảm 1,45% so với năm 2005, năm 2007 giảm 5,3% so với năm 2006 [14]. Ngoài nguyên nhân do thiên tai (hạn hán năm 2005, mưa lớn năm 2008), thì nguyên nhân chính là chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch công nghiệp, làm đường giao thông và đất ở. Sự chuyển dịch quỹ đất đó là tất yếu trong tiến trình CNH, HĐH, song với diện tích đất canh tác bị thu hẹp đã

khiến những người lao động ở nông thôn Vĩnh Phúc bị thiếu việc làm, mất việc làm.

Hai là, khả năng và trình độ của nông dân có khoảng cách so với yêu cầu của sản xuất hiện đại. Khi diện tích đất canh tác còn lại ít, muốn thu nhập ngày càng cao hơn, đòi hỏi người dân phải tăng đầu tư, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, giống mới hoặc phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhưng trên thực tế, khả năng của nông dân Vĩnh Phúc về những lĩnh vực này còn hạn chế. Kinh nghiệm và kiến thức làm ăn của người lao động ở khu vực nông thôn chưa theo kịp những đòi hỏi khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Nên cơ hội để họ đứng vững và phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề ở nông thôn là rất khó.

Ba là, công tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều bất cập, cơ cấu ngành chưa hợp lý, chưa thực sự gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm. Vì vậy, người lao động còn nhiều khó khăn, lúng túng trong định hướng, lựa chọn ngành nghề nhất là đối với lực lượng lao động trẻ ở khu vực nông thôn.

Bốn là, ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, người nông dân gặp khó khăn nhiều về: trình độ kỹ thuật công nghệ, vốn, thị trường cho sản phẩm hạn hẹp và thường xuyên không ổn định...

2.2.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn Vĩnh Phúc

2.2.3.1. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Vĩnh Phúc theo ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp: Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, để tạo sự phát triển bền vững, từng bước thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn,Vĩnh

Phúc đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra mười chương trình kinh tế - xã hội, trong đó có bốn chương trình có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Sau đại hội XIII, Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết số 10/NQ-TƯ, về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi, thủy sản, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt của nông thôn.

Với phương châm “Giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện”, Nghị quyết 03/NQ-TU của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc được đánh giá như một luồng gió mới, một cách nhìn toàn diện về vấn đề “tam nông” (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) thời hội nhập.

Mặc dù có tốc độ phát triển các khu công nghiệp thuộc diện “hoành tráng” nhất miền Bắc, Vĩnh Phúc vẫn còn hơn 60% dân số sống bằng nghề nông với hiệu quả sản xuất chưa cao. Bình quân mỗi lao động nông nghiệp chỉ tạo ra 5,2 triệu đồng/năm; trong khi đó, sản xuất công nghiệp cao gấp 8,45 lần, làm dịch vụ gấp 3,7 lần. Đồng ruộng Vĩnh Phúc đa số là đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Tuy hệ số sử dụng đất cao, bà con đã biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhưng giá trị thu nhập vẫn thấp. Năm 2007, bình quân mỗi hecta chỉ đạt 31 triệu đồng, thấp hơn bình quân cả nước và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Trước thực trạng này, các ban ngành trong tỉnh, đặc biệt là ngành nông nghiệp được giao nhiệm vụ “kích hoạt” các nhân tố tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tiếp tục làm tốt hơn việc cải tạo giống cây trồng - vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi mùa vụ,... và chú trọng đầu tư vào hai thế mạnh tiềm năng của địa phương. Đó là làm kinh tế đồi rừng và cải tạo vùng chiêm trũng.

Kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã có bước phát triển ổn định, theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, tăng thu nhập và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê cho thấy giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 (theo giá so sánh năm 1994) là 1.167.123 triệu đồng, giảm 0,79% so với năm 2006; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 869.931 triệu đồng, tăng 5,65% so với năm 2006; giá trị sản xuất ngành dịch vụ trong nông nghiệp là 131.012 triệu đồng, tăng 7,15% so với năm 2006 [14].

Như vậy cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Giảm tỷ dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Ngành trồng trọt đã xoá bỏ độc canh cây lương thực, phát triển những giống cây trồng có giá trị cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Các loại cây công nghiệp được mở rộng diện tích và tăng cường đầu tư thâm canh. Năm 2008 toàn tỉnh đã có 84.200 ha trồng cây lương thực, 8.500 ha cây công nghiệp hàng năm, 300 ha cây công nghiệp lâu năm, 9.400 ha cây ăn quả. Nhiều sản phẩm truyền thống nổi tiếng từ nghề làm vườn như: dứa Hướng Đạo, vải Can Bi, Đồng Thịnh, na dai Bồ Lý… đã tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn của tỉnh.

Ngành chăn nuôi cũng được phát triển theo hướng tăng trọng lượng bình quân và chất lượng gia súc xuất chuồng. Nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả cao đang được nhân rộng ở Tam Đảo, Lập Thạch, Vĩnh Tường... Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 42,71% năm 2006 lên 45,07% năm 2007. Trong thời gian tới tỉnh cũng đã xác định phát triển chăn

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51)