Về kết quả CCLVTSN lần 2 (sau khi ngừng kháng sinh)

Một phần của tài liệu Đánh giá các hình ảnh bất thường của não- màng não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não trong bệnh viêm mạng não mủ ở trẻ em (Trang 63)

- Về kết quả trên phim CCLVTSN.

Chúng tôi thực hiện CCLVTSN cho tất cả 52 bệnh nhân sau khi đã cắt kháng sinh điều trị đặc hiệu. Kết quả chúng tôi thu được như sau: có 20 phim chụp không có hình ảnh bất thường (chiếm 38,5%) và 32 phim có hình ảnh bất thường (chiếm 61,5%). Trong số 32 phim có hình ảnh bất thường thỡ

cú 10 phim (chiếm 15,5%) trong tổng số phim có từ 2 hình ảnh bất thường trở lên. Vì vậy nếu xét về số hình ảnh bất thường trên phim thì sẽ nhiều hơn số phim có hình ảnh bất thường.

Nếu chỉ so sánh đơn thuần về số phim có hình ảnh bình thường và bất thường với các tác giả khác, chúng tôi thấy: Tác giả Tuncer .O và cộng sự khi nghiên cứu 48 trẻ từ 2 tháng – 13 tuổi bị VMNM ở Thổ Nhĩ Kỳ thì phát hiện có 27 trẻ có hình ảnh bất thường trên phim chụp (chiếm 57%). Có nghĩa hình ảnh bất thường của chúng tôi có cao hơn [57]. Nghiên cứu của Heyderman .RS và công sự cho số là 20 trẻ có hình ảnh bất thường so với 30 trẻ CCLVTSN (chiếm 66,6%) [41]. Một nghiên cứu khác ở Kuwait của Qabazard .Z và cộng sự trên 60 trẻ bị VMNM được CCLVTSN nhận thấy 37 trẻ (chiếm 62%) có hình ảnh bất thường trên phim chụp [65]. Kết quả của chúng tôi so với các tác giả khỏc cú chênh lệch nhưng theo tụi nú không có ý nghĩa thống kê, mà có một điều dễ nhận thấy là những bệnh nhân có hình ảnh bất thường trên phim CCLVTSN thường cao hơn số có hình ảnh bình thường.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng: nếu chỉ xột riờng những hình ảnh bất thường trên phim thì tràn dịch DMC gặp 45,5% và giãn não thất gặp18,2% trong số những hình ảnh bất thường là hay gặp nhất (nếu không tính phim có hình ảnh bất thường kết hợp). Kết quả cuả chúng tôi có cao hơn so với tác giả Tuncer .O về tràn dịch DMC(là 30%) nhưng lại thấp hơn về giãn não thất (37%). Tuy nhiên tác giả này cũng có nhận xét tràn dịch DMC và giãn não thất là những bất thường hay gặp trong nghiên cứu của mình [57]. So với nghiên cứu của tác giả Heyderman .RS và công sự (tràn dịch DMC và giãn não thất là 30% và 4,1%) thì kết quả của chúng tôi đều cao hơn cả về tràn dịch DMC và giãn não thất [41].

Sở dĩ hình ảnh tràn dịch DMC của chúng tôi cao hơn các tác giả trên có lẽ vi khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi H.I.b chiếm tỷ lệ cao và vi khuẩn này hay gây tụ dịch DMC.

Chúng tôi gặp 6 ca (chiếm 9,4%) có áp xe não bao gồm áp xe đơn thuần và áp xe kết hợp với bất thường khác. Đặc biệt trong 10 ca có hình ảnh bất thường kết hợp thì nguyên nhân hay gặp nhất là Phế cầu (chiếm 50%).

- Về đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN với ngày nhập viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ hình ảnh bất thường trên phim cao nhất vào ngày thứ 3- 5 của bệnh (70,6%) và tỷ lệ phim có hình ảnh bình thường cao nhất đối với những bệnh nhân nhập viện trong khoảng 2 ngày khi bệnh khởi phát (50%). Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Về đối chiếu kết quả phim CCLVTSN với vi khuẩn gây bệnh.

Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy hình ảnh bình thường trên phim gặp cao nhất do H.I.b (66,7%) và cũng là nguyên nhân gây hình ảnh bất thường ít nhất (33,3%). Ngược lại Phế cầu là vi khuẩn có hình ảnh bất thường trên phim cao hơn (86,6%) và hình ảnh bình thường (13,4%) thấp hơn so với H.I.b. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Tác giả Daoud . AS có kết quả ngược lại với chúng tôi khi nghiên cứu 58 trẻ VMNM ở Jooc - đa - ni [36]. Chúng tôi chưa lý giải được điều này.

- Về đối chiếu hình ảnh trên phim với lâm sàng lúc vào viện.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trên những phim có hình ảnh bình thường (có 20 phim) thì tỷ lệ có triệu chứng co giật lúc vào viện (có 5 trong 20 chiếm 25%) thấp hơn so với những phim có hình ảnh bất thường (có 23 trong 32 phim chiếm 71,8%) gặp triệu chứng co giật lúc vào viện . Tương tự dấu hiệu về tri giác (li bì và hôn mê) trong nhóm phim có hình ảnh bình thường (gặp

8 trong số 20 chiếm 40%) cũng thấp hơn nhóm có hình ảnh bất thường (gặp 22 trong 32 chiếm 68,7%). So sánh này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Các dấu hiệu khác: sốt, đau đầu hay kích thích, nôn, cổ cứng, kernig, vạch màng não trong nghiên cứu của chúng tôi đều không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

Tác giả Cabral . DA và cộng sự khi đánh giá biểu hiện co giật và hình ảnh bất thường trên phim cho số liệu 56,6% [32]. Như vậy kết quả của chúng tôi có cao hơn. Theo chúng tôi sự khác nhau về tỷ lệ % này có thể liên quan đến điều tri ban đầu, bởi vì Cabral . DA và cộng nghiên cứu ở Vương quốc Anh, chắc chắn họ khống chế co giật khi trẻ nhập viện tốt hơn chúng tôi. Chúng ta biết rằng co giật kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến thần kinh Trung ương.

Kết quả của chúng tôi về tri giác (li bì, hôn mê) trên phim có hình ảnh bất thường cao hơn so với tác giả Qabazard . Z và cộng sự (58,3%) [65].

Theo Cabral . DA và cộng sự thì triệu chứng sốt khi vào viện không có giá trị để đánh giá thay đổi trên phim CCLVTSN.

Kết quả này phần nào gợi ý cho chúng ta về đánh giá triệu chứng co giật và tình trạng tri giác xấu khi vào viện có thể là những theo dõi cần thiết trong việc áp dụng phương pháp CCLVTSN sớm. Các tác giả khác cũng có nhận xét tương tự như chúng tôi [32] [36] [45].

-Về đối chiếu hình ảnh trên phim với số ngày sốt trung bình.

Đối chiếu này cho chúng tôi nhận xét: số ngày điều trị trung bình trong nhóm phim có hình ảnh bất thường cao hơn nhóm phim có hình ảnh bình thường. So sánh này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo chúng tôi những hình ảnh bất thường: áp xe, tràn dịch DMC…trong VMNM sẽ gây sốt lâu hơn so với những bệnh nhân VMNM mà không có hình ảnh bất thường trên phim.

Chúng tôi chưa đối chiếu được với các nghiên cứu khác trong kết quả này. Tuy nhiên theo một số tác giả thì triệu chứng sốt kéo dài trong quá trình điều trị là một chỉ định CCLVTSN [36] [41] [65].

- Về đối chiếu hình ảnh trên phim với kết quả xét nghiệm DNT.

Trong phần này chúng tôi cũng chưa tìm được kết quả khác để đối chiếu. Vì vậy chúng tôi nhận xét chủ quan qua kết quả này như sau:

+ Đối chiếu với màu sắc DNT: Trong số phim có hình ảnh bất thường thì màu sắc DNT đục gặp 29 trong số 48 ca (chiếm 60,4%), trong nhóm màu sắc DNT trong gặp hình ảnh bất thường trên phim là 3 trong số 4 ca (chiếm 75%). Tuy nhiên so sánh này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Tác giả Ninh Thị Ứng thấy có 55,5% trường hợp có màu sắc DNT đục thỡ gõy hình ảnh bất thường trên phim trong nhóm DNT đục [26].

+ Khi đối chiếu hình ảnh trên phim với tế bào và đường DNT chúng tôi cũng thấy rằng kết quả tế bào và đường không phản ánh được những hình ảnh trên phim chụp, nó không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

+ Đối chiếu với Protein DNT: Lượng Protein trung bình DNT (lúc vào viện) trong những bệnh nhân có hình ảnh bất thường trên phim và không có hình ảnh bất thường trên phim là: 2,54 ± 1,66 và 1,61 ± 0,87. Ta thấy rằng lượng Protein trung bình trong nhóm có hình ảnh bất thường cao hơn nhóm không có hình ảnh bất thường. Kết quả này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Theo một số tác giả thì khi lượng Protein DNT vượt quá 1g/l cần phải nghĩ đến biến chứng mà hay gặp là tắc nghẽn khoang dưới nhện thứ phát [21].

Theo chúng tôi sự lưu thông của DNT phụ thuộc vào lượng DNT, độ nhớt DNT. Khi lượng Protein tăng cao trong DNT sẽ làm độ nhớt tăng lên, gây chậm sự lưu thông DNT và tạo thuận lợi cho một số biến chứng có thể nhận biết được qua phim CCLVTSN.

Nhận xét từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi thấy việc sử dụng phương pháp CCLVTSN đối với những trường hợp có Protein DNT tăng cao là cần thiết nhằm đánh giá kịp thời biểu hiện bất thường trên phim chụp để có thể có hướng can thiệp ngoại khoa kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối chiếu hình ảnh trên phim CCLVTSN với Protein trung bình sau khi kết thúc điều trị kháng sinh, chúng tôi cũng nhận thấy lượng Protein trung bình trong nhóm có hình ảnh bất thường (1,21 ± 1,15) cao hơn nhóm không có hình ảnh bất thường (0,68 ± 0,54). Tuy nhiên so sánh này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Về đối chiếu hình ảnh trên phim với kết quả điều trị đánh giá bằng lâm sàng.

Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy: Trong 20 phim chụp có hình ảnh bình thường thì lâm sàng khi ra viện khỏi 100%. Trong 15 trường hợp lâm sàng di chứng và tử vong thì đều có bất thường trên phim. Đặc biệt 37 bệnh nhân lâm sàng bình thường nhưng có 17 bệnh nhân có hình ảnh bất thường trên phim chụp (chiếm 45,9%). So sánh này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Tác giả Tuncer . O (Thổ Nhĩ Kỳ) khi đánh giá liên quan giữa hình ảnh bất thường trên phim và lâm sàng ra viện bình thường cho tỷ lệ là 34,5% [57]. Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn có lẽ do VK gây bệnh, thời gian nhập viện và một phần điều trị cũng có ảnh hưởng đến kết quả này. Tác giả này cũng nhận thấy tỷ lệ di chứng và tử vong phổ biến hơn ở trẻ có bất thường so với trẻ không có bất thường trên phim CCLVTSN.

Đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh bất thường trên phim và lâm sàng khi ra viện theo chúng tôi là rất có ý nghĩa trong việc giám sát theo dõi lâu dài sau điều trị cả về lâm sàng và CCLVTSN. Các tác giả khác cũng có nhận xét tương tự chúng tôi [32] [57].

Một phần của tài liệu Đánh giá các hình ảnh bất thường của não- màng não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não trong bệnh viêm mạng não mủ ở trẻ em (Trang 63)