Rong gai sau khi tiến hành nấu ở 85 ÷ 900C thu được dịch với hiệu suất thu hồi carrageenan dạng thô là 32,53%. Sau đó, đem lọc ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút với mục đích loại bỏ bã rong, tạp chất có kích thước nhỏ và một phần chất màu. Sau đó tiến hành tủa nóng CaCl2, sau đó đem cấp đông lần 1 rồi rã đông. Sau đó tiến hành cấp đông lần 2, rã đông.
Mục đích của rã đông là để loại bớt một phần nước, tăng hàm lượng chất khô để gel có cường độ tạo gel cao hơn, đông thời còn loại bỏ một số hợp chất màu làm gel trắng hơn.
Ở các bước này, tiến hành đo đạc và thu được các thông số kỹ thuật. Kết quả các thông số kỹ thuật được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lượng chất khô và độ nhớt qua các công đoạn
Công đoạn Thông số
Sau khi lọc Sau khi tủa CaCl2 Sau rã đông lần 1 Hàm lượng chất khô (%) 0,68 1,14 1 Độ nhớt, cp ở 300C 257,90 432 412 Độ nhớt, cp ở 400C 200,40 386 328 Độ nhớt, cp ở 700C 98,20 108,20 92
Theo kết quả bảng 3.2 cho thấy, độ nhớt của dịch carrageenan sau lọc có độ nhớt cao, ở nhiệt độ phòng (300C) độ nhớt là 257,9 cP. Đây là tiêu chí đánh giá khả năng tạo gel, nếu dịch có độ nhớt càng cao chứng tỏ khối lượng trung bình carrageenan càng cao. Ở nhiệt độ 700C, độ nhớt giảm 2,6 lần so với ban đầu. Đây là những thông số kỹ thuật quan trọng, qua đó lựa chọn được máy bơm hút dịch trong thiết kế nhà máy, cơ sở sản xuất cho phù hợp.
Sau khi tủa CaCl2 thì độ nhớt của dịch tăng. Điều này chứng tỏ muối CaCl2 có khả năng tủa để tạo gel tốt. Độ nhớt ở 700C là 108.2 cp tăng 1,1 lần so với dịch ban đầu là 98 cp. Mặt khác, ta thấy khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dịch giảm, cụ thể ở nhiệt độ 300C độ nhớt đạt 432cp, khi tăng nhiệt độ lên 400C thì độ nhớt giảm xuống còn 386cp và ở 700C thì độ nhớt giảm xuống 108.2cp giảm gần 4 lần so với độ nhớt ở 300C. Điều này cho thấy nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Sau rã đông lần 1 thì hàm lượng chất khô của gel tăng lên đến 3%. Với hàm lượng chất khô 3% thì máy đo độ nhớt không thể đo được nên phải tiến hành pha loãng đưa về 1% và tiến hành đo độ nhớt.
Dựa vào bảng 3.2, độ nhớt ở hàm lượng chất khô 1% sau rã đông lần 1 thì độ nhớt đạt 412 cp ở 300C thấp hơn 432 cp ở 300C sau khi tủa ở hàm lượng chất khô 1,14%. Điều này chứng tỏ hàm lượng chất khô ảnh hưởng đến độ nhớt và chất lượng của sản phẩm.
Hàm lượng chất khô qua các công đoạn đều tăng. Cụ thể, dịch sau khi lọc có hàm lượng chất khô 0,68% sau khi tủa muối CaCl2 thì hàm lượng chất khô tăng lên 1,14% tăng 1,67 lần. Sau rã đông lần 1 tăng lên 3% tăng gấp 2,63 lần so với sau khi tủa. Và khi ra đông lần 2 thì hàm lượng chất khô tăng lên 6,4% tăng gấp 2,1 lần so với khi rã đông lần 1. Điều này cho thấy rã đông sẽ tách bớt nước có trong gel làm cho hàm lượng chất khô của gel carrageenan tăng lên đáng kể.
Vì hàm lượng chất khô của gel iota- carrageenan sau ra đông lần 1 khá cao (3%) nên để đo được độ nhớt của gel ta tiến hành pha loãng đưa về hàm lượng chất khô 1% và vì ở nhiệt độ phòng 300C thì độ nhớt của gel rất cao, thiết bị đo độ nhớt không thể đọc được nên đo độ nhớt ở nhiệt độ 700C để đưa vào mô hình tối ưu hóa.