Kết quả xác định thành phần hóa học của rong nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu nhận iota-carrageenan từ rong gai Eucheuma denticulatum trồng tại Cam Ranh (Trang 44)

Sau khi thu mua nguyên liệu, rong gai được loại bỏ tạp chất với tỷ lệ 2,7% và đưa vào tiến hành các thí nghiệm để xác định thành phần hóa học cơ bản. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Thành phần hóa học cơ bản của nguyên liệu

STT Thành phần Hàm lượng (%)

1 Hàm ẩm 19,53

2 Protein * 4,25

3 Khoáng chất * 42,60

4 Carrageenan * 32,67

* Tính theo trọng lượng rong khô tuyệt đối. Từ kết quả ở bảng 3.1 nhận thấy:

- Hàm lượng ẩm trong rong nguyên liệu chiếm tỷ lệ 19,53% đạt yêu cầu về chỉ tiêu độ ẩm. Vì theo tiêu chuẩn Phillipine thì lượng ẩm không được vượt quá 40%. [23]

- Hàm lượng khoáng trong rong chiếm tỷ lệ đáng kể tới 34,8%. Phần lớn hàm lượng khoáng trong rong chủ yếu tập trung ở bề mặt rong với lượng muối cao. Do rong gai là loài ưa nước mặn, chính lớp muối khoáng bên ngoài sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình bảo quản rong nguyên liệu.

- Hàm lượng protein trong rong chiếm tỷ lệ 4,25% thấp hơn so với các kết quả phân tích trước (6,28%; 9,04%; 6,25%) [26] . Hàm lượng protein tùy thuộc vào vùng trồng, chế độ chăm sóc, bổ sung NH4+ (muối amoni) và thời gian trồng. Hàm lượng protein càng cao thì tỷ lệ protein còn lại trong carrageenan càng lớn và ảnh hưởng đến độ tinh sạch của carrageenan tinh chế. Dựa vào bảng 3.1 có thể thấy protein có tỷ lệ thấp hơn so với các thành phần khác có trong rong.

- Hàm lượng carrageenan trong rong chiếm 32,67% thấp hơn so với các kết quả phân tích trước (40,7%; 41,1%; 52,6%) [26]. Rong đạt chất lượng vì lượng carrageenan trên 30% và thu hái sau 45 ngày trồng so với tiêu chuẩn Philippine về rong nguyên liệu [23]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu nhận iota-carrageenan từ rong gai Eucheuma denticulatum trồng tại Cam Ranh (Trang 44)