4.4.1. Phần thực nghiệm trên động vật
Để đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của BDHN trên chuột ĐTĐ týp 2, chúng tôi tiến hành thử nghiệm kéo dài 90 ngày. Nhóm chứng thƣờng nuôi bằng thức ăn thƣờng, nhóm chứng ĐTĐ nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo, nhóm chứng dƣơng nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo trộn metformin lƣợng sao cho đạt 150 mg/kg cân nặng chuột và 2 nhóm điều trị BDHN ăn giàu chất béo trộn cao lỏng BDHN lƣợng sao cho đạt lần lƣợt 6g và 12g/kg cân nặng chuột. Ngày thứ 90 của nghiên cứu tất cả chuột bị lấy máu tâm thất để xét nghiệm lipid máu. Kết quả (Bảng 3.7) chuột ĐTĐ có tăng lipid máu so với nhóm chứng: cholesterol 1,69/0,57 mmol/L, triglycerid 1,80/0,38 mmol/L, (p < 0,05). So với các mô hình ĐTĐ của các tác giả Việt Nam đã thực hiện, thì mức rối loạn lipid máu của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn. Chuột ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Chi Mai (2007) có cholesterol 3,39 mmol/L, triglycerid 7,84 mmol/L [85]; Nguyễn Quang Trung (2008) có cholesterol 18,50 mmol/L, triglycerid 2,0 mmol/L [86]. Sự khác biệt giữa chúng tôi với các tác giả trên có thể do phƣơng pháp gây mô hình: chuột của chúng tôi ăn thức ăn giàu chất béo một cách tự do, còn các nghiên cứu trên hàng ngày chuột đƣợc ăn bổ sung mỡ lợn trộn 20% cholesterol tinh khiết. Tuy nhiên ở nghiên cứu của chúng tôi các rối loạn lipid máu của chuột ĐTĐ đều cao một cách có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Chuột uống metformin có lipid máu giảm so với nhóm ĐTĐ: cholesterol 1,23/1,69 mmol/L, triglycerid 0,63/1,80 mmol/L; trong đó triglycerid hạ có ý nghĩa thống kê so với chuột ĐTĐ (p < 0,05). Nhóm BDHN 6g/kg có lipid máu giảm so với nhóm ĐTĐ là: cholesterol 1,00/1,69 mmol/L (giảm 40,82%), triglycerid 1,09/1,80 mmol/L; trong đó cholesterol hạ có ý nghĩa thống kê (p
<0,05). Nhóm BDHN 12g/kg có lipid máu giảm so với nhóm ĐTĐ là: cholesterol 1,11/1,69 mmol/L (giảm 34,31%), triglycerid 0,65/1,80 mmol/L (giảm 63,88%); cả hai chỉ số đều hạ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Về các thành phần của cholesterol thì nhóm BDHN 6g/kg còn hạ đƣợc LDL-C so với nhóm ĐTĐ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhƣ vậy bài thuốc BDHN có tác dụng hạ máu lipid rõ rệt trên chuột ĐTĐ.
Tác dụng điều trị của bài thuốc BDHN trên các rối loạn lipid máu đã đƣợc một số tác giả đề cập tới. Tạ Nhân Minh (1986) thấy bài thuốc này có tác dụng hạ cholesterol máu và chống xơ vữa động mạch: thực nghiệm cho thỏ ăn chế độ giầu lipid gây mô hình xơ vữa động mạch, sau đó bơm vào dạ dày nƣớc sắc bài thuốc này trong 30 ngày; kết quả cholesterol máu giảm rõ rệt so với nhóm chứng, nhịp tim nhanh đƣợc ổn định, mảng xơ vữa cũng giảm [60]. Giải Kiến Quốc (1993) gây mô hình nhũn não ở thỏ nhà, sau đó cho uống bài này với liều 7,5g/ngày trong liên tục 20 ngày thấy thấy giảm rõ mô nhũn não, giảm độ nhớt máu, giảm cholesterol máu [113]. Ming-en Xu (2006) astragaloside IV (hoạt chất chính của vị thuốc hoàng kỳ) có tác dụng điều trị tốt hội chứng chuyển hoá, điều hoà các rối loạn lipid máu [114]. Zang N (2011) trên mô hình gây rối loạn chuyển hoá bằng cho chuột ăn giàu chất béo và fructose, nhận thấy astragaloside IV đã làm giảm mức độ triglycerid máu cũng nhƣ giảm mức độ đề kháng insulin [115].
4.4.2. Phần lâm sàng
Sau 30 ngày điều trị, lƣợng lipid máu của bệnh nhân nhóm nghiên cứu có cải thiện so với nhóm chứng. Số bệnh nhân điều trị bằng BDHN có mức cholesterol kiểm soát tốt tăng từ 5/30 bệnh nhân (16,7%) lên 9/30 bệnh nhân (30%); mức kiểm soát chấp nhận đƣợc giảm từ 13/30 bệnh nhân (43,3) xuống 9/30 bệnh nhân (30%); số bệnh nhân kiểm soát kém không thay đổi, so sánh với nhóm chứng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau điều trị, tình trạng
kiểm soát triglycerid cả hai nhóm kém hơn so với trƣớc điều trị, nhóm nghiên cứu giảm 13,3% mức độ kiểm soát tốt, nhóm chứng giảm 23,3% mức độ kiểm soát tốt, p < 0,05. Tác dụng cải thiện về lipid máu còn thể hiện rõ hơn ở sự cải thiện thành phần của cholesterol . Sau điều trị, mức bình quân LDL-C của nhóm nghiên cứu giảm từ 3,41 mmol/L xuống 2,75 mmol/L, HDL-C tăng từ 0,95 mmol/L lên 1,27 mmol/L; sự thay đổi có ý nghĩa thống kê so với trƣớc điều trị, p <0,01 (Bảng 3.25). Mức độ kiểm soát các thành phần lipid máu của nhóm BDHN sau điều trị có cải thiện tốt, mức độ kiểm soát tốt HDL – C tăng đƣợc 40% (mức kiểm soát tốt HDL-C trƣớc điều trị là 5/30 bệnh nhân, sau điều trị là 20/30 bệnh nhân) p < 0,05; LDL – C mức độ kiểm soát tốt tăng 30%, (mức kiểm soát tốt LDL-C trƣớc điều trị là 5/30 bệnh nhân, sau điều trị là 14/30 bệnh nhân), p < 0,05. Ở thời điểm nghiên cứu của chúng tôi, chƣa có công trình nào nghiên cứu về tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của bài thuốc BDHN trên lâm sàng.
Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy bài thuốc BDHN có tác dụng giảm cholesterol và triglycerid trên chuột ĐTĐ thực nghiệm và giảm LDL-C, tăng HDL-C trên bệnh nhân ĐTĐ. LDL-C là yếu tố gây biến chứng xơ vữa động mạch, HDL-C là yếu tố bảo vệ. Mặt khác các thành phần lipid máu còn đƣợc coi là các tác nhân gây stress oxy hóa trên các vi mạch, gây ra các biến chứng mạch máu của ĐTĐ. Việc bài thuốc BDHN làm giảm lipid máu và cải thiện đƣợc các thành phần này của lipid máu góp phần giải thích cơ chế bảo vệ của BDHN trên các biến chứng mạch máu của ĐTĐ [5].