Tình trạng bệnh ĐTĐ và biến chứng thận của bệnh nhân trƣớc điều trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của bài thuốc bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận trong thực nghiệm và trên lâm sàng (full text) (Trang 92)

điều trị.

Thời gian mắc bệnh ĐTĐ: Thời gian mắc bệnh ĐTĐ của nghiên cứu này từ 0 - 5 năm là 23,3%, từ 6 – 10 năm: nhóm chứng 40%, nhóm nghiên cứu 43,3%; trên 10 năm: nhóm chứng 36,7%, nhóm nghiên cứu 33,4%.

Mức độ glucose máu trƣớc điều trị: mức độ bình quân của glucose máu lúc đói của cả hai nhóm không có sự khác biệt và thuộc mức kiểm soát kém, nhóm chứng là 7,77 mmol/l, nhóm nghiên cứu là 7,38 mmol/l. HbA1c bình quân của cả hai nhóm thuộc mức kiểm soát chấp nhận đƣợc, nhóm chứng là 6,66%, nhóm nghiên cứu là 6,52%. Phân tích kỹ hơn về tình trạng kiểm soát glucose máu của cả hai nhóm, chúng tôi thấy mức kiểm soát glucose máu kém nhóm chứng có 20/30 (66,7%) bệnh nhân, nhóm nghiên cứu có 17/30 (56,7%) bệnh nhân.

Mức độ biến chứng thận ĐTĐ của bệnh nhân trƣớc điều trị: hầu hết bệnh nhân nghiên cứu đã mắc bệnh thận ĐTĐ giai đoạn 2 (có albumin niệu, MLCT 60 – 89 ml/phút) và giai đoạn 3 (có albumin niệu, MLCT 30 – 59 ml/phút). Nhóm chứng có 14/30 bệnh nhân có biến chứng thận giai đoạn 2, 14/30 bệnh nhân biến chứng thận giai đoạn 3. Nhóm nghiên cứu có 15/30 bệnh nhân có biến chứng thận giai đoạn 2, 14/30 bệnh nhân biến chứng thận giai đoạn 3. Cả hai nhóm không có bệnh nhân biến chứng thận giai đoạn 4 hoặc 5.

Nhƣ vậy bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh chủ yếu trên 6 năm, mức độ kiểm soát glucose máu kém và có kèm biến chứng thận chủ yếu giai đoạn 2 và 3. Do bệnh ĐTĐ týp 2 phát triển âm thầm nên có từ 10% - 40% ngƣời bệnh có microalbumin niệu ngay vào thời điểm đƣợc chẩn đoán ra bệnh. Các nghiên cứu theo chiều dọc thấy rằng trên ngƣời ĐTĐ týp 2, tốc độ tiến triển từ albumin niệu bình thƣờng đến microalbumin niệu là 2% - 4%/năm. Dấu hiệu micoralbumin niệu tồn tại dai dẳng cho thấy tổn thƣơng cấu trúc tiểu cầu thận không có khả năng cải thiện. Tốc độ phát triển microalbmin niệu liên quan hằng định tới tình trạng quản lý glucose máu, quản lý huyết áp và nồng độ cholesterol máu. Theo nghiên cứu UKDPS (United Kingdom Prospective Diabetes Study) 1998 [100], phân tích 5.097 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, trong 10 năm đầu sau chẩn đoán, có 29,4% bệnh nhân

phát triển microalbumin niệu, 5,4% phát triển thành protein niệu đại thể và 0,8% tăng creatinine đến mức phải chạy thận nhân tạo. Tiếp đó mỗi một năm của nghiên cứu có 2% bệnh nhân xuất hiện microalbumin niệu, 2,8% microalbumin niệu chuyển thành protein niệu đại thể và 2,3% từ protein niệu đại thể tăng creatinine phải chạy thận nhân tạo. Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân không đƣợc biết là mình đang mắc bệnh thận ĐTĐ cho tới khi tham gia vào nghiên cứu, cho nên không nhớ chính xác thời điểm xuất hiện protein niệu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngƣời bệnh đã bị bỏ lỡ cơ hội điều trị tích cực bệnh thận ĐTĐ trong quá khứ.

4.2.3. Sự thay đổi các chỉ số huyết áp, BMI và huyết học

Huyết áp trƣớc nghiên cứu của hai nhóm là tƣơng đƣơng nhau, nhóm chứng 134,8/78,5 mmHg, nhóm nghiên cứu 130,7/88,3. Cả hai nhóm đang đƣợc dùng từ 1 đến 2 loại thuốc hạ áp. Thuốc sử dụng đầu tiên là nhóm ức chế men chuyển, thƣờng dùng là enalapril và peridopril. Một số bệnh nhân phải phối hợp thêm thuốc thứ 2, thƣờng dùng nhóm ức chế kênh canxi là amlodipin. Không có bệnh nhân nào phải dùng thêm loại thuốc hạ áp thứ 3. So sánh với tiêu chuẩn đánh giá về điều trị ĐTĐ của WHO 2002 và hƣớng dẫn của Bộ Y tế 2011 thì bệnh nhân trƣớc nghiên cứu có kiểm soát huyết áp mức độ khá. Sau 30 ngày điều trị, huyết áp của cả hai nhóm đều giảm nhẹ về mức kiểm soát tốt; (nhóm chứng 128,3/79,8 mmHg, nhóm nghiên cứu 126/81 mmHg), trong đó huyết áp tâm thu của nhóm chứng giảm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Mức độ giảm giữa hai nhóm. không có sự khác biệt. Nhƣ vậy có thể kết luận bƣớc đầu bài thuốc BDHN không có tác dụng trên huyết áp bệnh nhân, điều này cũng làm giảm lo lắng rằng bài thuốc Bổ dƣơng hoàn ngũ do tính chất “Bổ” sẽ làm tăng huyết áp.

Chỉ số BMI của bệnh nhân nghiên cứu đều nằm trong mức kiểm soát tốt của WHO (từ 18,5 – 22,9). Giữa hai nhóm điều trị chƣa có sự khác biệt.

Sau 30 ngày điều trị, BMI không có sự thay đổi có ý nghĩa. BMI là yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ, huyết áp vừa là yếu tố nguy cơ vừa là hậu quả của bệnh ĐTĐ.

Các chỉ số huyết học của hai nhóm trƣớc điều trị nằm trong giới hạn bình thƣờng và giữa hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau điều trị, số lƣợng hồng cầu của hai nhóm có tăng nhẹ: nhóm chứng tăng từ 4,21 lên 4,49 x 1012/L, nhóm nghiên cứu từ 4,38 lên 4,60 x 1012/L, nhƣng sự thay đổi chƣa có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số huyết học khác sau điều trị cũng chƣa có thay đổi có ý nghĩa thống kê; điều này phản ánh tính an toàn của bài thuốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của bài thuốc bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường týp 2 có biến chứng thận trong thực nghiệm và trên lâm sàng (full text) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)