Các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân nghiên cứu đƣợc xếp theo mức độ thƣờng gặp là: mệt mỏi, tiểu đêm, cảm giác đói, đại tiện táo, ra mồ hôi, cảm giác khát.
Mệt mỏi gặp ở 100% bệnh nhân của hai nhóm nghiên cứu. Đây là một
triệu chứng mơ hồ, khó định lƣợng. Bệnh nhân mô tả triệu chứng mệt mỏi với nhiều màu sắc khác nhau, từ ngại vận động, làm việc chóng mệt, tới nặng hơn là thở nhanh khi leo thang gác. Mệt mỏi nhiều khi lẫn lộn với các triệu chứng trầm cảm tuổi già và trầm cảm do ĐTĐ nhƣ cảm giác chán nản, uể oải, không có hứng thú làm việc. Tuy nhiên mệt mỏi, nhất là mệt mỏi khi gắng sức còn là một triệu chứng sớm của suy tim. Trên bệnh nhân của chúng tôi 100% có microalbumin niệu và protein niệu thì chắc chắn cũng có kèm các biến chứng tim mạch, vì albumin niệu cũng là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh lý tim mạch do ĐTĐ. Suy tim do ĐTĐ còn gọi là bệnh lý cơ tim tiểu đƣờng (Diabetic cardiomyopathy) [101], [102]. Bệnh lý này đƣợc tập trung nghiên cứu trong thời gian gần đây, trong cả chuyên khoa ĐTĐ và chuyên khoa tim mạch. Bệnh lý cơ tim tiểu đƣờng định nghĩa là những bất thƣờng của cơ tim nhƣng
không do bệnh động mạch vành, tăng huyết áp hoặc những nguyên nhân khác [103]. Biểu hiện sớm và chủ yếu của bệnh lý cơ tim tiểu đƣờng là hạn chế tính co dãn của cơ tim, gây suy giảm chức năng tâm trƣơng, hay suy tim tâm trƣơng [104] [105], phát hiện sớm bằng siêu âm tim và BNP (Brain natriuretic peptide) [106], là nguyên nhân của các dấu hiệu mệt mỏi kín đáo. Bình thƣờng chức năng tâm trƣơng suy giảm ở những ngƣời trên 65 tuổi, khoảng 16% quần thể, nhƣng trên ngƣời ĐTĐ typ 2 là 50%, và lên đến 70% trên ngƣời có phối hợp cả ĐTĐ typ 2 và bệnh động mạch vành. Cơ chế gây bệnh cũng có phần nào giống nhƣ cơ chế gây tổn thƣơng mạch máu nhỏ, nhƣng ở đây đối tƣợng chịu ảnh hƣởng là toàn bộ tổ chức cơ tim. Sự tăng glucose máu kéo dài gây quá trình glycat hoá (AGEs) gây tăng sinh các phân tử collagen, elastin và các tổ chức liên kết khác dẫn đến xơ hóa tổ chức cơ tim gây nên giảm khả năng co dãn quả tim. Nhƣ vậy có thể bệnh nhân của chúng tôi vừa có biến chứng thận vừa có biến chứng suy tim ĐTĐ do có cùng cơ chế tổn thƣơng mạch máu nhỏ. Ngoài ra cũng không loại trừ bệnh nhân cũng có bệnh lý mạch vành ĐTĐ phối hợp gây nên các triệu chứng suy tim.
Sau 30 ngày điều trị, triệu chứng mệt mỏi giảm ở cả hai nhóm; nhóm chứng từ 100% còn 60%, nhóm nghiên cứu 100% còn 30%. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ suy tim do ĐTĐ chƣa có biện pháp điều trị đặc hiệu, điều trị vẫn chủ yếu là kiểm soát tốt glucose máu, huyết áp, sử dụng thuốc ức chế men chuyển và giảm cân nặng [107] [108]; tức là cũng tƣơng tự nhƣ các biện pháp điều trị bệnh thận ĐTĐ. Ở nhóm nghiên cứu triệu chứng mệt mỏi giảm rõ rệt so với lô chứng, thể hiện tác dụng tốt của bài thuốc BDHN trên các biến chứng mạch máu của ĐTĐ.
Tiểu đêm: Bệnh nhân nghiên cứu không có dấu hiệu tiểu nhiều, mà chỉ
gặp tiểu đêm nhiều. Tiểu đêm chiếm tỷ lệ khá lớn: 70% nhóm chứng và 60% nhóm nghiên cứu. Bệnh nhân của chúng tôi có tuổi trung bình khá cao, vì thế
dấu hiệu tiểu đêm sẽ hay gặp ở bệnh nhân nam giới do có vấn đề về tuyến tiền liệt. Tuy nhiên ~ 50% bệnh nhân là nữ giới, vì vậy dấu hiệu tiểu đêm còn là dấu hiệu của suy tim, khi bệnh nhân nằm ngủ sự tƣới máu thận đƣợc cải thiện khiến tiểu nhiều hơn. Theo YHCT tiểu đêm là triệu chứng của chứng thận hƣ. Sau 30 ngày điều trị triệu chứng tiểu đêm đƣợc cải thiện ở cả 2 nhóm, trong đó nhóm nghiên cứu giảm rõ rệt.
Cảm giác đói, đại tiến táo, cảm giác khô miệng khát nƣớc có liên
quan tới tình trạng glucose máu cao. Bệnh nhân nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã đƣợc điều trị ổn định về glucose máu nên các triệu chứng trên không nặng nề và đều giảm đi sau 30 ngày điều trị. Nhóm nghiên cứu có cải thiện rõ ràng các triệu chứng cơ năng này so với nhóm chứng.
Sự cải thiện các triệu chứng cơ năng ở nhóm nghiên cứu so với trƣớc điều trị và so với nhóm chứng chứng tỏ bài thuốc nghiên cứu có tác dụng tốt trên các rối loạn chuyển hóa của bệnh ĐTĐ.