Các giải pháp:

Một phần của tài liệu Thiết kế xe bồn 6000L chở sữa đặt trên xe nền HINO FG1JJUB (Trang 87)

Vì thời gian chuẩn bị và thực hiện đề tài tương đối ngắn nên những tồn tại trên chưa thể được giải quyết trong thiết kế này. Tuy nhiên, để kiện toàn thiết kế, tôi xin đề xuất những giải pháp cơ bản sau :

- Có thể dùng bơm dẫn động bằng động cơ điện một chiều phát ra từ động cơ xe nền. Điều này giúp xe hoạt động linh hoạt hơn kể cả ở những nơi khơng cĩ điện cơng nghiệp. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động như sau :

Hình 3.2 : Sơ đồ hệ thống dẫn động bơm sữa bằng động cơ.

Dùng một máy phát điện dẫn động bằng động cơ. Có thể dùng máy phát xoay chiều hoặc một chiều. Tuy nhiên, nếu dùng máy phát xoay chiều thì hệ thống điện ô tô có đôi chút thay đổi. Nếu dùng máy phát một chiều, mô tơ điện dẫn động bơm sữa cũng thay đổi. Ngoài ra, trong giải pháp này, để cung cấp điện cho bơm có công suất 1,5 Kw, cần phải thay đổi máy phát. Điều đó có nghĩa là đường đặc tính của động cơ lúc này cũng thay đổi. Do đó, khi thiết kế phải tính toán hợp lý. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một máy phát riêng dẫn động bằng công suất động cơ trích từ hộp số.

- Để có thể vận chuyển sữa tươi mới thu hoạch từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẽ về trạm trung chuyển, như đã nêu trên, cần trang bị cho bồn bảo ôn hệ thống làm lạnh sữa. Hệ thống này có nguyên lý hoạt động tương tự máy lạnh ô tô hay các máy lạnh trang bị trên xe đông lạnh. Tuy nhiên, thiết kế sẽ tương đối phức tạp do phải thõa mãn các yêu cầu sau: + Khi trang bị thêm máy lạnh đủ công suất, phụ tải của động cơ tăng

lên. Do đó cần phải tính toán hợp lý.

+ Khi vận chuyển sữa thu hoạch từ nhiều hộ chăn nuôi nhỏ về trạm trung chuyển thì trên đường đi, lượng sữa thay đổi liên tục. Do đó cần phải trang bị hệ thống điều nhiệt để tạo nhiệt độ ổn định theo yêu cầu làm lạnh của sữa tươi (như đã nêu ở phần 2, chương 2). Hệ thống này hoạt động như một máy điều hòa nhiệt độ.

Nếu thực hiện được giải pháp này thì bên cạnh việc nâng cao tính công nghệ của sản phẩm sản xuất trong nước, mức độ khai thác sản phẩm cũng triệt để hơn. Bỡi lẽ lúc này, xe bồn chở sữa tươi không chỉ được dùng để trung chuyển sữa đã được làm lạnh từ trạm trung chuyển về nhà máy, mà còn có thể vận chuyển trực tiếp sữa mới thu hoạch từ nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẽ về nhà máy mà không cần đầu tư thêm các trạm trung chuyển.

LỜI KẾT

 

Ngay từ phần mở đầu của thiết kế, tôi đã khái quát sơ lược về quy trình chung của công tác thu hoạch và bảo quản sữa tươi trong nước. Điều này đặt ra những yêu cầu cho các phương tiện vận chuyển sữa tươi. Qua đó, chúng ta có thể nhìn nhận một cách thấu đáo những ưu khuyết điểm của các xe bồn chuyên dùng vận chuyển sữa tươi hiện nay cũng như những thiết kế mới trong tương lai. Do đó những thiết kế mới sẽ ngày càng được phát huy những ưu thế về tính công nghệ, tính tiện dụng cũng như năng suất, chất lượng và giá thành.

Thiết kế bồn sữa tươi 6000L đặt trên xe nền Hino FG1JJUB trên đây đã phần nào thể hiện được những ưu thế về công nghệ so với các sản phẩm trong nước hiện nay, cũng như những ưu thế về giá thành và tính tiện dụng so với các sản phẩm ngoại nhập. Do đó, nếu được ứng dụng vào sản xuất, thiết kế này sẽ góp phần đáng kể trong việc phát triển ngành công nghiệp thực phẩm nói chung cũng như ngành công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa nói riêng.

Tuy nhiên, không có cải tiến nào là triệt để. Bên cạnh những kết quả đạt được, thiết kế trên cũng còn những tồn tại nhất định như đã trình bày trong phần 3.3. Vì vậy, để giải quyết triệt để những vấn đề đó, rất mong quý thầy cô, bạn bè và những đồng nghiệp đi trước xem xét tính khả thi của những giải pháp đã đề ra, cũng như đóng góp những ý tưởng mới để những thiết kế sau được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế xe bồn 6000L chở sữa đặt trên xe nền HINO FG1JJUB (Trang 87)