Đánh giá chung về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 97)

5. Bố cục của luận văn

3.3.6.Đánh giá chung về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của

huyện Phú Lương

3.3.6.1. Những thuận lợi trong triển khai thực hiện

Triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM tại 5 xã điểm của huyện Phú Lƣơng có những thuận lợi cơ bản nhƣ sau:

Một là, XDNTM là chƣơng trình mục tiêu quốc gia, là một đòi hỏi khách quan, có nội dung mang tính thực tiễn rất lớn, là chƣơng trình giải quyết vấn đề bức xúc của nông nghiệp, nông dân và nông thôn, là chƣơng trình mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống nhân dân trong nông thôn. Từ vai trò, ý nghĩa trên mà chƣơng trình đã nhanh chóng nhận đƣợc sự hƣởng ứng, quan tâm và kỳ vọng của phần lớn cán bộ, ngƣời dân trong nông thôn, chƣơng trình đã đƣợc đƣa vào Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hai là, sau khi có Nghị quyết, quyết định của cấp trên, huyện Phú Lƣơng và 5 xã điểm đã tích cực triển khai, kịp thời theo 7 bƣớc tiến hành, cụ thể hóa 11 nội dung của 19 tiêu chí làm cơ sở cho sự thống nhất về nhận thức và nội dung các tiêu chí. Ban chỉ đạo của từng xã đã ban hành các văn hƣớng dẫn về quy hoạch, lập dự án, lập kế hoạch để tiến hành thực hiện chƣơng trình, đôn đốc thúc đẩy tiến độ thực hiện các nội dung cụ thể của từng tiêu chí. Ban chỉ đạo các xã thƣờng xuyên thực hiện chế độ giao ban, đi kiểm tra và giám sát thực tế.

Ba là, thực hiện theo chỉ đạo của huyện, Ban chỉ đạo từng xã đã triển khai quán triệt rõ mục đích, yêu cầu và có sự chuẩn bị chu đáo cho triển khai kế hoạch và hàng loạt các công việc liên quan tới từng tiêu chí. Các xã đã chủ động mời cơ quan tƣ vấn theo định hƣớng của huyện để tổ chức tốt công tác khảo sát, đánh giá thực trạng cho từng xã. Trên cơ sở đó, xây dựng đề án theo 19 tiêu chí, xác định nhu cầu đầu tƣ, xác định việc động viên các nguồn lực phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng xã. Tất cả Ban chỉ đạo của 5 xã đều ƣu tiên cho công tác quy hoạch, coi công tác quy hoạch là khâu đột phá. Từ đó xác định rõ mô hình xây dựng, cách tiến hành xây dựng và chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc. Bƣớc đầu triển khai 2 năm đã rút ra đƣợc một số kinh nghiệm về xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, bộ mặt nông thôn của từng xã, từng xóm đã sự thay đổi theo hƣớng phát triển, sạch, đẹp.

Bốn là, bộ máy tổ chức của từng xã đã hình thành và kiện toàn ngay từ ban đầu, tất cả các thành viên đƣợc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng trong hệ thống chính trị để thực hiện các nội dung của 19 tiêu chí. Cán bộ xã, thôn và nhân viên chuyên trách đƣợc dự các lớp tập huấn, các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiến thức về xây dựng nông thôn mới do cấp huyện, tỉnh tổ chức.

Ban chỉ đạo các xã tổ chức hội nghị, hội thảo bằng phƣơng pháp truyền tải thông tin trực tiếp theo nhóm, theo xóm để phổ biến tuyên truyền những vấn đề cơ bản của chƣơng trình xây dựng NTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.6.2. Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân thực hiện xây dựng NTM - Những khó khăn, hạn chế:

Thực tế triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 5 xã điểm huyện Phú Lƣơng có một số khó khăn sau:

+ Hiện tại còn một số cán bộ và nhân dân còn nhận thức chƣa rõ, chƣa đầy đủ về ý nghĩa, nội dung chủ yếu của chƣơng trình, chủ thể của chƣơng trình, nguồn lực và phƣơng pháp huy động nguồn lực tại chỗ của xã, thôn. Còn một số thôn xóm còn trông chờ sự chỉ đạo của cấp trên, thiếu tình chủ động, một số ngƣời dân còn mong đợi, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ của Nhà nƣớc.

+ Sự phối hợp của cả hệ thống chƣa thật sự nhịp nhàng từ trên xuống cơ sở thôn, xóm. Công tác tuyên truyền chƣa thƣờng xuyên, liên tục, chƣa thể hiện rõ điểm mấu chốt của từng tiêu chí, lúng túng việc xác định Nhà nƣớc làm gì, hỗ trợ bao nhiêu về cái gì; nhân dân làm gì, phải góp phần những phần việc gì, bằng cái gì; các cơ quan đoàn thể làm gì. Từ đó xuất hiện sự chờ đợi, đùn đẩy, không mạnh dạn để tìm ra cách làm tốt nhất, có lúc có nơi chạy theo số lƣợng các tiêu chí mà chƣa quan tâm về chất lƣợng chi tiết từng nội dung của mỗi tiêu chí xây dựng NTM.

+ Về năng lực và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn chế nhiều mặt. Nó đƣợc thể hiện việc sự phối hợp chƣa nhịp nhàng giữa các thành viên, sự vào cuộc của một số ngành chƣa thật sự rõ ràng. Cán bộ cấp xã, thôn xóm về trình độ còn yếu kém, có một số ngƣời ngại khó, thiếu quyết tâm. Việc tiến hành các nội dung, công tác quy hoạch đƣợc coi là mấu chốt vẫn triển khai chậm tiến độ kéo theo tiến hành các công tác khác cũng bị chậm. Chất lƣợng quy hoạch các đề án quy hoạch chƣa thật tỷ mỷ, sâu sắc, đầy đủ và chuẩn mực. Một số xã chƣa sâu sát, còn thụ động với vấn đề quy hoạch. Trong quy hoạch chƣa đề xuất rõ các hình thức quản lý có hiệu quả và kể cả hình thức quản lý quy hoạch chung và một số nội dung quy hoạch khác... Còn lúng túng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong quy hoạch, định hƣớng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sở thôn xóm, kể cả ở xã và kết cấu hạ tầng cơ sở, cách khắc phục ô nhiễm môi trƣờng và cách huy động nguồn lực.

+ Việc rà soát các nội dung theo nội dung các tiêu chí chƣa sâu, việc áp dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật vào từng nội dung còn ƣớc lƣợng, áng chừng dẫn tới đánh giá về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có chƣa đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia. Các tiêu chí này còn đƣợc coi là các công thức hóa nông thôn mới, bị ràng buộc, nên việc vận dụng các tiêu chí bị cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

+ Việc thực hiện xây dựng NTM thƣờng đƣợc Ban chỉ đạo xã và Ban phát triển thôn chọn các chỉ tiêu dễ làm trƣớc, khó làm sau, thƣờng quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng, thiếu sự quan tâm đến tăng thu nhập cho dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hoặc thiếu quan tâm đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng…

+ Việc công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực chƣa kịp thời, còn gặp khó khăn.

+ Cơ chế cần thiết đảm bảo thực hiện quy hoạch đã đƣợc phê duyệt không rõ. Phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ bàn bạc trong quá trình lập các kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá công việc theo tiêu chí chƣa thật sự chất lƣợng và còn gặp khó khăn.

+ Về dân chủ hóa trong một số nội dung chƣa thể hiện rõ trong thực hiện dự án, dự án còn dàn trải, chƣa thể hiện rõ nội dung trọng tâm để có quyết tâm thực hiện. Một số xã tập trung chủ yếu vào xây dựng hạ tầng, chƣa thật sự quan tâm tới phát triển kinh tế, sản xuất, chƣa thể hiện biện pháp đột phá có tính chuyển biến nhanh nông thôn, một số giải pháp tài chính chƣa thật rõ để thực hiện các nội dung của một số tiêu chí.

+ Bản thân 5 xã diểm có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm, việc đổi mới các hình thức sản xuất có phần chậm chạp và có sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ỳ lớn. Lao động nông thôn của các xã có chất lƣợng thấp (xã Ôn Lƣơng). Mô hình sản xuất nông nghiệp (trang trại, gia trại, nông hộ) có hiệu quả còn ít về số lƣợng. Trong đào tạo nghề nông thôn chƣa thực sự gắn kết với điều kiện sản xuất và nhu cầu sản xuất tại chỗ, còn bị bỏ phí sau đào tạo nghề.

+ Một số chính sách xã hội ở nông thôn thực hiện chậm, chƣa đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhƣng chƣa bền vững, có nguy cơ tái nghèo. Một số vấn đề bức xúc của dân chƣa đủ năng lực giải quyết kịp thời ở một số cán bộ trong xã, thôn.

+ Còn có tiêu chí chƣa thực sự phù hợp, gây khó khăn trong quá trình thực hiện với thực tế miền núi: Ví dụ về tiêu chí vật chất văn hóa với yêu cầu về diện tích xây dựng và ngƣời để quản lý nhƣng không có kinh phí bảo đảm, nhà văn hóa thôn đã xây dựng còn bị lãng phí, hàng năm không sử dụng thƣờng kỳ, chỉ tổ chức sinh hoạt một số lần. Về tiêu chí môi trƣờng với nội dung cụ thể quy hoạch các nghĩa trang nhân dân là việc làm rất khó thực hiện khi quy hoạch tập trung, bởi nhiều lý do khác nhau nhƣ phong tục chôn cất, tập quán cúng tế, ý thức hệ và tâm linh… của các cộng đồng dân tộc khác nhau trên địa bàn của huyện Phú Lƣơng.

- Nguyên nhân những hạn chế:

Một là, chƣa quán triệt sâu, rộng để tạo ra nhận thức thống nhất về nội dung và cách làm theo từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Công tác thông tin tuyên truyền chƣa thƣờng xuyên, thiếu hệ thống, chƣa phổ biến sâu rộng đến từng ngƣời dân, chƣa đủ mạnh và thiếu sức thuyết phục. Nhận thức của cán bộ, nhân dân còn phiến diện, không đầy đủ. Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cƣ chƣa thật sự chú trọng trong nội dung xây dựng đƣờng thôn xóm sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng công cộng và đối với từng gia đình.

Hai là, cùng một thời điểm ngƣời dân phải thực hiện không ít nội dung liên tục, thƣờng xuyên, cần phải có thời gian để thực hiện, trong khi mong muốn của họ là nhanh chóng cải thiện đời sống. Vì thế, có nội dung khó nhƣng vẫn phải thực hiện, dẫn tới hiệu quả thấp, chất lƣợng không bảo đảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, cách hiểu của cán bộ, nhân dân còn một số chƣa thấu đáo, chƣa đổi mới về xây dựng nông thôn mới hiện nay, XDNTM là chỉnh trang trên cơ sở nông thôn truyền thống để điều chỉnh cho hợp lý, gắn với hiện đại chứ không phải phá đi làm lại từ đầu. Cán bộ chƣa sâu sát hƣớng dẫn nhân dân ở thôn, xóm lựa chọn và đăng ký những nội dung phù hợp theo các tiêu chí để họ có thể chủ động và tự giác thực hiện. Ngƣời dân còn mang nặng tƣ duy tiểu nông, ngại thay đổi, thiếu chủ động sáng tạo.

Bốn là, việc cân nhắc, bố trí vốn và các nguồn lực khác chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ, nội dung từng tiêu chí, có những phần bố trí mang tính chất cảm tính. Mức bố trí về vốn của Trung ƣơng còn thấp, hạn chế so với quy mô triển khai do nguồn lực cần huy động rất lớn. Bản thân Phú Lƣơng là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nên việc dành ngân sách địa phƣơng cho XDNTM càng căng thẳng và khó khăn. Cơ chế thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác chƣa rõ ràng, chƣa phù hợp, dẫn tới chƣa có sức hấp dẫn về đầu tƣ để xây dựng NTM của huyện.

Năm là, một số văn bản hƣớng dẫn thực hiện còn chậm, có những nội dung chƣa phù hợp thực tiễn. Cơ chế, thủ tục giải ngân, thanh quyết toán công trình vốn ngân sách Nhà nƣớc và cơ chế quản lý xây dựng cơ bản tuy đã có cải tiến, song chƣa trở thành quy định pháp lý ổn định.

Sáu là, phát huy năng lực giám sát của cộng đồng còn nhiều hạn chế, chƣa thƣờng xuyên, liên tục, việc giám sát chƣa đạt hiệu quả cao, do chƣa đƣợc đào tạo bài bản, chính quy.

Tóm lại: Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới của nông thôn nƣớc ta, một nông thôn hiện đại phải hàm chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa nông thôn văn minh, hiện đại những vẫn gìn giữ, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, ở đó ngƣời nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa đƣợc thụ hƣởng các giá trị văn hóa mới, vừa để họ có ý thức hơn trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của cha ông. Là một chƣơng trình toàn bộ hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống chính trị chung lòng, chung sức xây dựng. Nơi nào có sự đồng thuận, đoàn kết cao trong đảng, trong dân thì phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ rất thuận lợi, nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong thôn, xã thì nơi đó phong trào xây dựng nông thôn mới sôi động. Đó là vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phƣơng khi nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc còn hạn chế về xây dựng nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NHẰM NHÂN RỘNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 97)