Ví dụ minh họa hoạt động của ZRP

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd (Trang 55)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.6 Ví dụ minh họa hoạt động của ZRP

Xét mạng có kiến trúc như hình 2.9 với bán kính vùng r = 2.

(a) (b)

(c) (d)

Giả sử nút A có gói tin muốn gửi đến nút B. Trước hết nút A sử dụng IARP để kiểm tra xem nút B có nằm trong vùng định tuyến của nó hay không. Với bán kính vùng r = 2 thì nút B thuộc vùng định tuyến của nút A. Do đó, nút A gửi gói tin đến B theo bảng định tuyến của nút A.

Xét trường hợp nút A muốn gửi gói tin đến nút U. Giao thức ZRP sẽ thực hiện qua các bước sau:

- Nút A sử dụng IARP để xác định xem U có nằm trong vùng định tuyến của nó hay không. Với bán kính r = 2, thì U không thuộc vùng định tuyến của A. Vì IARP là giao thức chủ động, thông tin nút U trong vùng định tuyến không có sẵn. Khi đó nút A khởi tạo 1 yêu cầu tuyến đường bằng cách sử dụng IERP. IERP sử dụng BRP để gửi gói tin truy vấn đến các nút biên của A: nút B, D, E, F, J, H (hình 2.9 a).

- Các nút B, D, E, F, J, H sử dụng IARP để kiểm tra nút U có nằm trong vùng định tuyến của chúng hay không. Trong trường hợp này, nút U không được tìm thấy trong bảng định tuyến của các nút trên. Do đó, B, D, E, F, J, H sử dụng IERP để chuyển tiếp gói tin truy vấn đến các nút biên của chúng.

- Do các nút trong vùng định tuyến của B, D, E, F, J đều đã được truy vấn bao phủ (nằm trong vùng định tuyến của A) nên các nút này không chuyển tiếp gói tin truy vấn. Đối với nút H, có các nút biên A, F, M, N. Trong đó, A và F đã được bao phủ nên nhánh tương ứng với chúng trong cây quảng bá biến của H sẽ bị loại bỏ. Vì vậy, nút H chuyển tiếp truy vấn đến M, N (hình 2.9 b).

- Tương tự như vậy, nút N chuyển tiếp gói tin truy vấn đến nút biên R và S vì nút biên M và H đã được bao phủ (hình 2.9 c).

- Nút R và S lần lượt trả lời tuyến đường đến nút đích truy vấn U vì U nằm trong vùng định tuyến của các R và S (hình 2.9 d).

- Cuối cùng nút nguồn A lựa chọn ngẫu nhiên một tuyến đường từ các gói tin trả lời nhận được để gửi gói tin đến U.

Trong giao thức ZRP, mạng được chia thành các vùng chồng chéo lên nhau. Giao thức ZRP có ưu điểm là làm giảm lưu lượng điều khiển được quảng bá định kỳ để duy trì thông tin định tuyến chủ động bằng cách giới hạn phạm vi định tuyến chủ động trong nội bộ vùng. Đồng thời, với giải pháp quảng bá biên BRP, giao thức ZRP cũng làm giảm được lượng băng thông và giảm chi phí cho việc tìm kiếm các đường đi bị động giữa các vùng. Tuy nhiên nhược điểm của ZRP là các vùng định tuyến chồng chéo lên nhau, nên các nút có thể nhận được nhiều gói tin cùng truy vấn một tuyến đường. Do đó, cần phải có cơ chế điều khiển truy vấn phù hợp.

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w