Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd (Trang 33)

5. Cấu trúc của luận văn

1.6 Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày cái nhìn tổng quan về mạng MANET, các đặc điểm, các cách phân loại và những ứng dụng của mạng MANET trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chương 1 đã trình bày một cách tổng quát các giao thức định tuyến trên mạng MANET cũng như phân tích những ưu điểm nhược điểm của các giao thức.

CHƯƠNG 2

TÌM HIỀU PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU NĂNG CỦA GIAO THỨC ZRP VỚI BL VÀ SD TRONG MẠNG MANET

Giao thức định tuyến chủ động (Proactive) và bị động (Proactive) đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các giao thức định tuyến chủ động có ưu điểm là tuyến đường yêu cầu được đáp ứng ngay lập tức. Tuy nhiên nhược điểm của nó là tốn bộ nhớ, lãng phí băng thông và yêu cầu hiệu suất xử lý CPU cao. Trong khi đó, các giao thức định tuyến bị động tiết kiệm được bộ nhớ và băng thông. Tuy nhiên, thời gian trễ của nó lại rất lớn do mỗi khi có yêu cầu đường đi, nó phải khởi động tiến trình khám phá tuyến đường.

Giao thức định tuyến lai ghép (Hybrid) là sự kết hợp của hai cơ chế định tuyến chủ động và bị động. Bằng cách chia mạng thành các vùng (zone), giao thức định tuyến lai ghép phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai cơ chế định tuyến chủ động và bị động. Với giao thức định tuyến lai ghép, sự lãng phí bộ nhớ và băng thông trong cơ chế định tuyến chủ động của mỗi nút được hạn chế bằng cách giảm phạm vi duy trì các tuyến đường chủ động trong mỗi vùng. Đồng thời, việc khám phá đường đi chỉ được thực hiện khi nút nguồn và nút đích không nằm cùng vùng để làm giảm thời gian trễ của việc tìm đường đi bị động.

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w