Kiến trúc của ZRP

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd (Trang 37)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Kiến trúc của ZRP

Giao thức ZRP bao gồm thành phần định tuyến chủ động trong nội bộ vùng – giao thức đinh tuyến nội vùng (IARP – Intra-zone Routing Protocol) và thành phần định tuyến toàn cục – giao thức định tuyến liên vùng (IERP – Inter-zone Routing Protocol). IARP và IERP không phải là các giao thức định tuyến cụ thể. IARP [5] thuộc họ các giao thức định tuyến chủ động theo trạng thái liên kết. IARP duy trì thông tin định tuyến đến mọi nút trong vùng định tuyến của một nút. Tương tự, IERP [4] thuộc họ các giao thức định tuyến bị động cung cấp thủ tục khám phá các tuyến đường bổ sung và các dịch vụ duy trì tuyến đường dựa trên các kết nối cục bộ được IARP theo dõi.

Thông tin định tuyến nội vùng còn được sử dụng để giảm lưu lượng các gói tin khám phá tuyến đường liên vùng được yêu cầu. Thay vì phải quảng bá các gói tin khám phá tuyến đường đến toàn mạng, ZRP sử dụng quảng bá biên (Bordercasting). Điều đó có nghĩa là nếu một nút muốn gửi một gói tin đến một nút đích ở ngoài vùng định tuyến của nó, nút không có sẵn tuyến đường cho gói tin đến đích, nó chuyển tiếp gói tin đến các nút biên. Các nút biên này có lưu trữ thông tin của các vùng láng giềng, vì vậy nó có thể đưa ra quyết định địa điểm chuyển tiếp gói tin đến. Quảng bá biên sử dụng các thông tin định tuyến do IARP cung cấp để trực tiếp truy vấn đến biên của vùng. Dịch vụ phát gói tin quảng bá biên được cung cấp bởi giao thức giải pháp quảng bá biên (BRP – Bordercast Resolution Protocol). BRP [6] sử dụng thông tin định tuyến của vùng để xây dựng cây quảng bá biên cho các gói tin truy vấn tuyến đường. Việc sử dụng quảng bá biên thay cho quảng bá sẽ làm cho việc truy vấn tuyến đường hiệu quả hơn.

Như các giao thức định tuyến khác, đầu tiên một nút cần phải biết về các láng giềng của nó trước khi nó có thể xây dựng vùng định tuyến và xác định các nút biên. Để nhận biết được các láng giềng trực tiếp, một nút có thể

trực tiếp sử dụng một giao thức phát hiện láng giềng (NDP – Neighbor Discovery Protocol) do lớp MAC cung cấp.

Một giao thức NDP tiêu biểu thường dựa vào việc truyền các gói tin “Hello” của các nút. NDP định kỳ phát gói tin “Hello”, nếu một nút nhận được một gói tin như vậy, nó có thể đánh dấu là nó có kết nối điểm – điểm trực tiếp đến láng giềng này. Những láng giềng không nhận được gói tin “Hello” trong một khoảng thời gian xác định sẽ bị xóa ra khỏi danh sách. NDP tự do lựa chọn các nút theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như cường độ tín hiệu hoặc tầng số/độ trễ của gói tin, v.v… Một khi các thông tin định tuyến địa phương được thu thập, nút định kỳ quảng bá các gói tin khám phá để danh sách các láng giềng của nó luôn được cập nhật. Nếu lớp MAC của các nút không hỗ trợ NDP, thì chức năng này phải do IARP cung cấp.

Giao thức ZRP bao gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần hoạt động độc lập và có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn như giao thức định tuyến bị động AODV có thể được sử dụng như là IERP, trong khi đó IARP phổ biến nhất là một giao thức chủ động như OLSR. Hình 2.2. Kiến trúc của ZRP IARP IERP BRP Network layer MAC layer NDP ZRP

Sự liên hệ giữa các thành phần được minh họa ở hình 2.2. Việc cập nhật các tuyến đường được NDP kích hoạt bằng các thông báo cho IARP khi danh sách láng giềng có sự thay đổi. IERP sử dụng bảng định tuyến của IARP để trả lời các truy vấn tuyến đường liên vùng. Các truy vấn tuyến đường được IERP chuyển tiếp với BRP. BRP cũng sử dụng bảng định tuyến của IARP để hướng dẫn các gói tin truy vấn tuyến đường đi từ nút nguồn truy vấn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu phương pháp nâng cao hiệu năng của giao thức zrp với bl và sd (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w