2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
2.1.4. Các chủ trương chính sách của Giáo dục Đào tạo về chất lượng đào tạo
lượng đào tạo
a. Của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020 của Bộ giáo dục và đào tạo, mục IV. Các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2009- 2020, đã chỉ đạo: “Từ nay đến năm 2020, giáo dục Việt Nam về chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế ” và cụ thể đối với giáo dục chuyên nghiệp thì: “ Sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong học tập và làm việc tương đương với học sinh ở các nước phát triển trong khu vực, có khả năng tham gia vào thị trường lao động quốc tế. đến 2020 có trên 95% số học sinh tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc.”
Để đạt được các mục tiêu trên dự thảo đã đưa ra các giải pháp như:
+ Đổi mới quản lý giáo dục
- Thực hiện công khai hoá về chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục và tài chính của các cơ sở giáo dục, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. đến năm 2020 có 20% số giáo viên ở các trường trung cấp nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 80% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ.
- Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.
- Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. Năm 2009 bắt đầu thí điểm để tiến tới thực hiện việc hiệu trưởng quyết định mức lương cho từng giáo viên, giảng viên dựa trên kết quả công tác của cá nhân ở các cơ sở giáo dục.
+ Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục
- Đối với giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh việc áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp có uy tín trên thế giới.
- Chuyển mạnh sang đào tạo theo học chế tín chỉ trong hệ thống đào tạo. đến năm 2020 có 100% chương trình giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ.
+ Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục
- Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.
- Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. đến năm 2015 có 100% giáo viên, giảng viên các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới.
- Để xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, bắt đầu từ năm 2009 thực hiện việc học sinh đánh giá giáo viên, sinh viên đánh giá giảng viên, giáo viên và giảng viên đánh giá cán bộ quản lý nhà trường.
- Xây dựng một số trung tâm đánh giá kỹ năng nghề, công nhận trình độ của người học, tạo điều kiện cho người lao động được học tập suốt đời và di chuyển trong thị trường việc làm.
- Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục. Triển khai
- Kiểm định các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, công bố công khai kết quả kiểm định. đến năm 2020 tất cả số cơ sở giáo dục được tham gia chương trình kiểm định và tái kiểm định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục
- Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp học...
+ Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội
- Tập trung đầu tư xây dựng một số trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực nhằm cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc hướng nghiệp, xây dựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo nghề nghiệp...
b. Của Tỉnh Bắc Ninh
Trên cơ sở các chủ trương chính sách của bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh cũng đã cụ thể hóa thành các chủ trương chính sách riêng của tỉnh, thể hiện: trong văn bản số 1079/GDTX - GDCN, ngày 25/08/2010: “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 -2011 đối với giáo dục chuyên nghiệp” của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh. Trong mục A - Nhiệm vụ chung đã nêu rõ: Yêu cầu các trường chuyên nghiệp tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thực hiện đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Để thực hiện được nhiệm vụ Sở đã đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể, như:
+ Các trường trung cấp chuyên nghiệp rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng về đội ngũ giáo viên, diện tích lớp học, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đối với tất cả các ngành mà trường đang đào tạo.
+ Việc mở ngành đào tạo phải làm rõ nhu cầu, phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng cơ bản và thực hiện việc công khai năng lực đào tạo của nhà trường.
+ Các trường tiếp tục thực hiện tốt các văn bản ban hành mới nhất của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, như: Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TCCN (quyết định số 67/2007/QĐ - BGDđT ngày 01/11/2007); Quy định về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên trường TCCN ( quyết định số 01/2008/QĐ - BGDĐT ngày 09/01/2008)...
+ Tổ chức học tập, nghiên cứu Luật Giáo dục hợp nhất nội dung Luật 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; đối với cán bộ quản lý nghiên cứu nội dung: Chương trình giáo dục, đầu tư cho giáo dục, ...hợp tác quốc tế về giáo dục, kiểm định chất lượng.
+ Các trường phấn đấu đạt chuẩn một số điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng như: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, thi kiểm tra đánh giá, tổ chức quản lý trường, tiêu chuẩn thiết bị dạy học...
+ Các trường còn giáo viên chưa có nghiệp vụ sư phạm có trách nhiệm yêu cầu, đôn đốc, đưa vào tiêu chí thi đua khen thưởng và tạo điều cơ chế thuận lợi cho các nhà giáo đi học.
+ Các trường chủ động tổ chức Hội thảo để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và đánh giá học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
+ Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, thi kiểm tra đánh giá phải gắn liền với việc đổi mới nội dung chương trình đó là: Mục tiêu đào tạo phải gắn
chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với vị trí việc làm và nhiệm vụ tương lai của người tốt nghiệp; Nội dung chương trình đổi mới trên cơ sở mục tiêu đào tạo đã được xác định lại gắn với phương pháp tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp dạy học, thi kiểm tra đánh giá, đảm bảo thời lượng thực hành, thực tập từ 50-75% tổng thời lượng toàn khóa của chương trình tùy theo từng ngành/ chuyên ngành đào tạo và trong mỗi môn học thuộc chương trình, theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh tốt nghiệp; điều kiện thực hiện chương trình: đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, tài chính...
+ Triển khai việc học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá hiệu trưởng một cách thường xuyên thông qua ý kiến phản hồi.
+ Sở giáo dục đào tạo chỉ đạo và đôn đốc việc triển khai kiểm định chất lượng giáo dục CĐCN. Các trường CĐCN triển khai thực hiện đánh giá trong và đồng loạt triển khai công tác đảm bảo chất lượng. Tập trung cao trong chỉ đạo, tổ chức và kiểm trà việc rà soát, đánh giá tình hình giáo trình CĐCN và đề ra giải pháp đảm bảo đủ giáo trình có chất lượng cho giáo viên và học sinh.
+ Khuyến khích việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDCN.