2.3.1. Thành công
Trong những năm qua, xuất khẩu gỗ và các sản phầm từ gỗ của nước ta phát triển khá mạnh mẽ góp phần tích cực vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Công ty đã từng bước từng bước thâm nhập vào thị trường của Trung Quốc. Thòi gian vừa qua công ty đã đạt được một số thành tựu sau:
- Về quy mô, kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2012 tăng từ 2,51 triệu USD lên 6,2 triệu USD, đây là con số đáng khích lệ với công ty. Năm 2011, do chính trị giữa 2 nước bất ổn nên kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độc chậm. Cơ cấu các sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty cũng gia tăng theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng sang một số tỉnh của Trung Quốc. Như vậy kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty đều tăng qua các năm, cơ cấu sản phẩm đa dạng hơn, thị trường được mở rộng hơn phản ảnh sự phát triển về quy mô của ngành xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
- Về chất lượng xuất khẩu: Các sản phẩm qua chế biến đã được chú trọng xuất khẩu hơn. Doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được với hệ thống kênh phân phối hàng hóa của các đối tác Trung Quốc, và đã bắt đầu có thể xuất khẩu trực tiếp và tại chỗ. Hiện nay doanh nghiệp cũng đã chú trọng hơn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Mẫu mã sản phẩm thì được cải tiến không ngừng, nghiên cứu kỹ thi hiếu của người tiêu dùng trước khi làm sản phẩm để xuất khẩu.
2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế khi xuất khẩu đồ gỗ sang
thị trường Trung Quốc
Hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty sang thị trường Trung Quốc đã có bước phát triển nhưng phát triển không đều, phát triển không ổn định. Bên cạnh những thành công đạt được thì công ty vẫn còn có nhiều hạn chế như:
- Về quy mô, kim ngạch xuất khẩu: Trong những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước chiếm 1 phần tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta nhưng so với quy mô của thị trường Trung Quốc thì chúng ta phát triển chưa tương xứng với quy mô thị trường xuất khẩu. Tăng trưởng chưa vững chắc, dễ bị ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, năng lực tài chính kém không dám nhận những đơn hàng có quy mô lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu lớn của thị trường này. Vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu hàng , giao hàng chậm.
- Yếu kém về chất lượng trong phát triển xuất khẩu: Vẫn có một số lô hàng bị trả về do chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp được nhu cầu tiêu dùng. Những mặt hàng mang đậm tính chất của Việt Nam còn hiếm, chưa tạo được ấn tượng riêng cho sản phẩm của mình.
- Nâng cao hiệu quả phát triển còn yếu kém: Các doanh nghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ , cộng tác, hợp tác lâu dài với nhau. Hầu hết doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ, thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại kém, phải bán qua nhiều trung gian làm cho giá bán thấp. Máy móc, thiết bị nhà xưởng chưa được đầu tư nâng cấp nên hạn chế việc phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng xuất khẩu.
- Tiềm năng xuất khẩu là rất lớn nhưng tính bền vững thì chưa cao: Hiện nay tình trạng sao chép mẫu mã sản phẩm nhất là sao chép của Trung Quốc, Thái Lan diễn ra tương đối phổ biến, điều này làm giảm sức cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề thương hiệu, không xây dựng được thương hiệu thì sẽ không thể phát triển lau dài được.
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
- Khả năng thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu thông tin vê thị trường, về nhu cầu, sở thích, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt. Chẳng hạn như người Trung Quốc có thói quen sịnh hoạt cũng tường đối giống với thói quen sinh hoạt của Việt Nam, thích những sản phẩm ăn chắc, mặc bền. Hiện nay thì nhu cầu về đồ gỗ cao cấp của Trung Quốc
ngày một tăng cao. Doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được tình hình cụ thể, nắm bắt thông tin chậm.
- Quy mô các cơ sở sản xuất đều nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự tập trung giữa các cơ sở. Máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến bỏ lỡ nhiều đơn đặt hàng lớn. Nếu muốn đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn thì phải huy động nhiều đơn vị gia công riêng lẻ, chất lượng sẽ không đồng đều, thời gian giao hàng không đảm bảo.
- Khâu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực có kiến thức, trình độ đại học, cao đẳng, chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguồn nhân lực chủ yếu là nguồn lực thủ công, khó đào tạo mà chỉ dựa vào tay nghề lâu năm. Doanh nghiệp không có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ rất dễ mất đi nguồn nhân lực này.
- Nguồn nguyên liệu trong nước khai thác không theo quy định, quy hoạch khiến cho nguyên vật liệu trở nên cạn kiệt và khan hiếm. Hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất gỗ phải đi nhập khẩu nhiều khu vực trên thế giới, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất còn lại 70% vẫn phải nhập khẩu từ các nước Campuchia, Lào, Trung Quốc, Châu Phi..Nguồn nguyên liệu chủ yếu dựa vào nhập khẩu như vậy nên làm cho nền sản xuất của ta không bền vững, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Khi thị trường thế giới biến động sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến đến hoạt động sản xuất trong nước
- Do giá cả trên thị trường thế giới thường xuyên biến động. Giá cả tăng cao làm tăng giá các phụ kiệm đẩy giá sản phẩm tăng lên, giá nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng, chi phí sản xuất cũng tăng nhưng lượng tiêu thụ sản phẩm lại giảm.
- Mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chậm cải tiến đổi mới sản phẩm, chưa khẳng định được những nét riêng cho sản phẩm của mình. Chất lượng sản phẩm một số mặt hàng chưa đảm bảo được do quá trình sản xuất thủ công.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp hiện nay đang thiếu trầm trọng, nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, đổi mới công nghệ trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, xúc tiến các hoạt động bán hàng.