trường Trung Quốc của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam
Bằng phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng hợp của đơn vị thực tập qua các phương pháp xử lý số liệu ta có các dữ liệu thứ cấp sau
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
%Năm Đơn vị 2009 2010 2011 2012 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2,51 3,97 5,1 6,2 Tốc độ tăng % - 58,2 28,5 21,6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam
Nhìn vào bảng 2.1 ta nhận thấy, từ năm 2009 đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc của công ty cũng đều liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty sang thị trường Trung Quốc là 2,51 tỷ USD, sang đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,97 triệu USD tăng 58,2% so với năm 2009. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm cũng có xu hướng giảm theo như xu hướng giảm tỷ trọng của cả nước. Đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,2 triệu USD, tăng so với năm 2011 là 21,6%. Qua những số liệu trên thì ta thấy kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của công ty sang thị trường Trung Quốc đều có những dấu hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo được tốc độ tăng đều đặn mà lại bị thất thường. Công ty cần có các biện pháp hiệu quả để nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
Bảng 2.2: Bảng tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Trung Quốc của công ty so với tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của công ty
Năm Đơn vị 2009 2010 2011 2012 Tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Triệu USD 7,844 11,03 14,78 16,61 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc Triệu USD 2,51 3,97 5,1 6,2 Tỷ trọng % 32 36 34,5 35,2
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty. Năm 2009 tỷ trọng này là 32%, và tăng mạnh trong năm 2009, nhưng năm sau đó thì tỷ trọng lại giảm xuống còn 34,5% và tăng nhẹ vào năm 2012 thành 35,2%. Điều này cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng đáng kể, nhưng tỷ trọng này không được giữ vững, tăng giảm thất thường qua các năm.
Cơ cấu mặt hàng khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu bao gồm các loại chính sau: đồ gỗ sử dụng trong phòng khách, đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng… Sau đây là bảng cơ cấu mặt hàng đồ gỗ của công ty khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu mặt hàng đồ gỗ của công ty khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Đơn vị: Triệu USD Năm Mặt hàng 2009 2010 2011 2012 Đồ gỗ sử dụng trong phòng khách 0,97 1,2 1,73 1,91 Đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ 0,51 0,72 0,75 0,93 Đồ gỗ sử dụng trong văn phòng 0,56 1,1 1,95 2,01 Đồ gỗ nội thất khác 0,47 0,95 0,67 1.35
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam
Trong các loại sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc thì đồ gỗ sử dụng trong phòng khách ban đầu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của công ty, nhưng khi nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ cao cấp của thị trường Trung Quốc tăng lên lại chủ yếu tập trung vào mặt hàng đồ gỗ sử dụng cho văn phòng như cho phòng họp, phòng làm việc, phòng giám đốc. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sử dụng trong phòng khách là 0,97 triệu USD chiếm 38,6% sau đó kim ngạch liên tục tăng qua các năm, đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 1.91 triệu USD chiếm 30,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Trung Quốc của công ty. Kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ sử dụng trong văn phòng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 0,56 triệu USD chiếm 22,3% trong tổng kim ngạch, đến năm 2012 thì tỷ trong của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu được tăng lên thành 32,4%. Còn về nhóm mặt hàng đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng dần qua các năm, đến năm 2012 thì kim ngach xuất khẩu mặt hàng này là 0,93 triệu USD. Qua các số liệu thống kê trên đây ta thấy chủng loại mặt hàng của công ty chưa phong phú, chưa mở rộng sang một số mặt hàng mới.
Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của công ty tại Trung Quốc Đơn vị:% Năm Thị trường 2009 2010 2011 2012 Giang Tây 23 27 25 28 Phúc Kiến 21 20 21 22 Vân Nam 42 39 40 35 Khác 14 14 14 15
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty cổ phần Hoàng Gia Việt Nam
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, mặt hàng đồ gỗ của công ty mới chỉ xuất sang những tỉnh có biên giới giáp hoặc sát với các tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta. Phạm vi phân bố còn khá nhỏ lẻ so với diện tích 9,6 triệu km2 của Trung Quốc. Thị trường mà công ty xuất khẩu sản phẩm nhiều nhất là thị trường
đáng kể, kim ngạch xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam giảm dần kim ngạch xuất khẩu sang tỉnh Giang Tây tăng đáng kể, còn thị trường tỉnh Phúc Kiến và các tỉnh khác thi tỷ trọng không thay đổi đáng kể. Khi xuất khẩu sang thị trường này, công ty có lợi thế về cự li vận chuyển, thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của công ty. Đây là những thị trường hết sức tiềm năng, công ty cần khai thác tối đa, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của công ty sang các tỉnh khác.