Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại viễn thông Lâm Đồng (Trang 35)

Mục đích của quản lý vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng chính là hướng tới việc sử dụng vốn có hiệu quả. Chính vì vậy khi nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả của quản lý vốn lưu động, không thể bỏ qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chủ yếu được đánh giá theo các chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất của vốn lưu động, một đồng vốn có khả năng đem lại nhiều đồng lợi nhuận thì việc quản lý và sử dụng vốn đó được coi là có hiệu quả.

+ Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động (Vòng quay vốn lưu động) Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được mấy đồng doanh thu thuần.

Sức sản xuất vốn lưu động =

Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Q2 = => O*S Q2 C 2 = 2*O*S C 2*O*S C Q = = 0 - d(T) d(Q) O*S Q2 = 2 C Q 2 S Q + O * T = C *

28

+ Sức sinh lợi của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện hành): hệ số thanh toán ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm, tức tài sản ngắn hạn so với nợ phải trả ngắn hạn. Một đơn vị có hệ số ngắn hạn thấp sẽ thiếu tính thanh khoản, tức là trong trường hợp cần thiết doanh nghiệp không thể giảm tài sản ngắn hạn để chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán nợ ngắn hạn. Từ đó khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh và các khoản nợ vay bên ngoài.

Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp và tài sản lưu động dư thừa không tạo nên doanh thu. Hệ số thanh toán ngắn hạn chấp nhận được với hệ số k = 2. Nhưng để đánh giá hệ số thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp tốt hay xấu thì ngoài việc đưa vào hệ số k còn phải xem xét 3 yếu tố sau:

+ Bản chất ngành kinh doanh + Cơ cấu tài sản lưu động

+ Hệ số quay vòng của một số loại tài sản lưu động như: hệ số quay vòng các khoản phải thu, hệ số quay vòng hàng tồn kho và hệ số quay vòng vốn lưu động.

+ Hệ số thanh toán nhanh (hệ số thử a xít): là hệ số đo lường tính thanh khoản một cách thận trọng hơn, thể hiện giữa các loại tài sản lưu động

Hệ số thanh toán ngắn hạn = (lần) Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn Sức sinh lợi vốn lưu động =

Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân

29

có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Các loại tài sản được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền gồm: các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng. Còn hàng tồn kho và các khoản ứng trước không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng thành tiền. Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

30

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI VNPT LÂM ĐỒNG 2.1. Khái quát về VNPT Lâm Đồng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Lâm Đồng

VNPT Lâm Đồng là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 651/QĐ- TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. VNPT Lâm Đồng được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng sau khi thực hiện phương án chia tách Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng. VNPT Lâm Đồng.

2.1.2.1. Chức năng và cơ cấu bộ máy của VNPT Lâm Đồng

VNPT Lâm Đồng là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin như:

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh, và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin;

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông; - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.

31

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép. VNPT Lâm Đồng có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng.

Trụ sở chính của VNPT Lâm Đồng được đặt tại 16 Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VNPT Lâm Đồng gồm có bộ máy quản lý gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc và các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc VNPT Lâm Đồng. Các đơn vị kinh tế trực thuộc VNPT Lâm Đồng có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT Lâm Đồng và phân cấp quản lý của Giám đốc VNPT Lâm Đồng quy định.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của VNPT Lâm Đồng

Tổ chức và hoạt động của VNPT Lâm Đồng được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị do Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quyết định ban hành.

VNPT Lâm Đồng chịu trách nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ pháp lý, và lợi ích hợp pháp khác về dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũ theo quy định của pháp luật.

Giám đốc VNPT Lâm Đồng có trách nhiệm tổ chức quản lý mọi hoạt động của VNPT Lâm Đồng theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành để chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2008.

2.1.2.3 Đặc điểm của bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của bộ máy kế toán VNPT Lâm Đồng

- Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất kinh doanh:

Lực lượng lao động của đơn vị VNPT Lâm Đồng hiện nay là 601 người trong đó: Trình độ trên đại học: 8 người chiếm tỷ lệ 1,33%, đại học: 210 người tỷ lệ 34,61%; Cao đẳng và trung cấp: 206 người chiếm tỷ lệ 34,2%; sơ cấp:170 người tỷ lệ 28,29%, bổ túc và chưa qua đào tạo là 09

32

người chiếm tỷ lệ 1,57% (Chủ yếu là lực lượng bảo vệ cơ quan và tổ tạp vụ). Nhìn chung trình độ lực lượng lao động tại đơn vị vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu về sản xuất và quản lý, mặc dù đơn vị cũng đã có rất nhiều chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

b. Tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của VNPT Lâm Đồng

(Nguồn: VNPT Lâm Đồng 2012) 2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng.

Trên cơ sở kế thừa chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Bưu điện Tỉnh Lâm Đồng cũ, Viễn thông Lâm Đồng (VNPT Lâm Đồng) triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một cách khá đồng bộ. Với một cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý mới bước đầu trong những năm từ 2008 đến 2011 VNPT Lâm Đồng đã đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh dịch vụ trên tất cả các địa bàn trong tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giành lại thị phần. Kết quả kinh doanh hàng năm có bước phát triển rõ rệt năm sau cao hơn năm trước. Sự trưởng thành và phát triển của VNPT Lâm Đồng được phản ánh rõ theo kết qủa của các tiêu chí doanh thu, chi phí, tình hình nộp thuế cho ngân sách và lợi nhuận theo các năm gần đây:

GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ PHÓ GĐ Phòng Kinh Doanh Tiếp thị Phòng Đầu tư Xây dựng cơ bản Phòng Tài chínhKế Toán Thống Kê Phòng Kế Hoạch Vật Tư Phòng Mạng Dịch vụ Phòng Tổng hợp Hành Chính Ban Quản lý dự án Phòng Tổ Chức Cán bộ Phụ trách kĩ thuật và nghiệp vụ Phụ trách về đầu tư - XDCB Ban Nghiên cứu phát triển

33

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng

Đơn vị:1000 VND

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1.Doanh thu thuần 286.365.298 302.890.934 337.127.306 439.552.341 2.Tổng chi phí 272.206.415 285.461.664 316.201.822 414.965.106 3.Tổng lợi nhuận trước thuế 14.158.883 17.429.270 20.925.483 24.587.235 4.Thuế TNDN 3.539.720 4.357.317 5.231.370 6.146.808 5.Lợi nhuận sau thuế 10.619.161 13.071.952 15.694.112 18.440.426

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

Đồ thị 2.1: Doanh thu thuần của VNPT Lâm Đồng (2008-2011)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

Năm 2008, tổng doanh thu đạt gần 286,365 tỷ đồng; năm 2009, với tổng doanh thu trên 302,890 tỷ đồng vượt 5,7% so với năm 2008. Đặc biệt doanh thu năm 2011 thực hiện 439,552 tỷ đồng vượt 30,38% so với năm 2010 và bằng 145,12% so với năm 2009.

Trong bốn năm 2008 – 2011, doanh thu của VNPT Lâm Đồng tăng trưởng bình quân ở mức 15,843%/năm. Mặt khác, ta thấy trong doanh thu của VNPT Lâm Đồng, cơ cấu doanh thu bán hàng hóa mà chủ yếu là bán thẻ VMS chiếm tỷ trọng tăng trưởng cao. Còn doanh thu các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin truyền thống doanh thu qua các năm khá ổn định, thậm

34

chí một số dịch vụ còn có xu thế giảm đặc biệt là doanh thu về dịch vụ cố định và Gphone do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến doanh thu của VNPT Lâm Đồng có thể kể đến một số lý do cơ bản sau:

Thứ nhất là những năm gần đây, cùng với chính sách của Nhà nước

về phát triển mạnh mẽ các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin là sự ra đời của các nhà mạng trong và ngoài nước đầu tư rất lớn vào thị trường giàu tiềm năng ở Việt Nam, hơn nữa việc gia nhập WTO và lộ trình cam kết của Việt Nam đối với Ngành Bưu chính Viễn thông dần dần được thực hiện. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới với hạ tầng viễn thông tiên tiến để chiếm lĩnh thị trường trong đó có VNPT mà Viễn thông Lâm Đồng là một thành viên đã góp phần tăng trưởng doanh thu hàng năm với tốc độ khá cao.

Thứ hai, VNPT Lâm Đồng là nhà cung cấp dịch vụ có bề dày, có

truyền thống tích cực trong việc chăm sóc khách hàng, phát triển đều các dịch vụ truyền thống cũng như các dịch vụ mới tạo ra nhiều cơ hội cho khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ trên một hệ thống hạ tầng đầu tư có sẵn, tạo điều kiện cho khách hàng giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu vì vậy trong những năm qua đơn vị đã phát triển được nhiều khách hàng vì thế mà doanh thu của VNPT Lâm Đồng vẫn đảm bảo giữ được thị phần và có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định.

Đồ thị 2.2. Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

35

So với tốc độ tăng doanh thu hàng năm thì tốc độ tăng chi phí của đơn vị vẫn đảm bảo kiểm soát một cách chặt chẽ. Tốc độ tăng chi phí luôn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể tổng chi năm 2008 là 272,206 tỷ đồng , năm 2009 tổng chi là là 285,461 tỷ đồng tăng 4,86% so với năm 2008, trong khi đó tốc độ tăng doanh thu là 5,7%. Năm 2010 tổng chi là 316,201 tỷ đồng và năm 2011 là 414,965 tỷ đồng. Như vậy tốc độ tăng trưởng chi phí bình quân từ năm 2008 đến 2011 là 10,16%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng doanh thu là 15,84%. Trong cơ cấu tăng chi phí thì có thể nói chi phí giá vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng cao cộng với sự tăng khá cao chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào làm cho hiệu quả kinh doanh tuy tăng nhưng không cao so với những năm trước.

Đồ thị 2.3. Lợi nhuận trước thuế của VNPT Lâm Đồng (2008-2011)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 14,158 tỷ đồng. Năm 2009 lợi nhuận kinh doanh mang lại là 17,429 tỷ đồng tăng 23,1%. Năm 2010 tăng 20,05% so với 2009 và năm 2011 tổng lợi nhuận thực hiện là 24,587 tỷ đồng bằng 20,21% so với 2010 và bằng 73,66% so với năm 2008. Với lợi nhuận thực hiện tăng trưởng bình quân đều đặn như vậy nên đơn vị vẫn đảm bảo tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước mặc dù trong những năm qua do ảnh hưởng khá lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng đơn vị vẫn đảm bảo tốt chỉ tiêu này.

36

Đó là cố gắng to lớn không chỉ của Ban lãnh đạo VNPT Lâm Đồng mà còn là của từng cán bộ công nhân viên của toàn Viễn thông tỉnh Lâm Đồng. Đây sẽ là bước đệm tốt cho giai đoạn phát triển trong những năm tới khi Việt Nam hoàn toàn dỡ bỏ những quy định trong việc đầu tư của các Tập đoàn Viễn thông thế giới vào Việt Nam.

2.2. Đặc điểm và kết cấu vốn lưu động tại VNPT Lâm Đồng

2.2.1. Đặc điểm vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Lâm Đồng thực hiện chức năng nhiệm vụ mà Tập đoàn giao cho để đảm bảo hoạt động kinh doanh trên địa bàn Lâm Đồng, nhận vốn quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Với đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, bên cạnh việc phải đầu tư đồng bộ mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp trong tỉnh để chuẩn bị cho việc phát triển và cung cấp dịch vụ tới khách hàng thì đơn vị phải có một nguồn vốn lưu động đủ mạnh làm cơ sở để thực hiện các chi phí ban đầu tới khách hàng như chuẩn bị lượng vật tư dự trữ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn lưu động gồm tất cả các loại vật tư thiết bị chuyên ngành để khi khách hàng có nhu cầu phát triển dịch vụ, đơn vị có luôn có lượng hàng dự trữ này để cung cấp một cách kịp thời. Chính vì sự đặc thù đó nếu không quản lý nguồn vốn này tốt và có kế hoạch dự báo nhu cầu phát triển của khách hàng hàng tháng thì lượng hàng này sẽ chiếm dụng khá lớn lượng vốn tồn kho hoặc khi cần phải huy động nguồn vốn khác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn (Vòng quay vốn tồn kho) và tính chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đặc điểm kinh doanh dịch vụ là bán hàng trước thu tiền sau vì thế để có vốn đảm bảo kinh doanh, tái sản xuất thường xuyên (vòng quay vốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại viễn thông Lâm Đồng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)