Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại viễn thông Lâm Đồng (Trang 100)

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam là lĩnh vực chịu tác động rất lớn của quá trình hội nhập Quốc tế; đối với VNPT đang phải chịu sức ép của cạnh tranh trong nước và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức của cạnh tranh Quốc tế. Trong môi trường đó để ổn định và phát triển, VNPT cần phải điều chỉnh, đổi mới các lĩnh vực hoạt động bằng những biện pháp sau đây:

- Cần điều chỉnh cách giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm trên cơ sở tự chủ và chịu trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn, đặc biệt khai thác có hiệu quả vốn lưu động đã được Tập đoàn giao cho các đơn vị thành viên.

- VNPT cần sớm cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý đối với các đơn vị thành viên trực tiếp cung cấp dịch vụ viễn thông cụ thể bằng một đầu mối tại mỗi tỉnh, thành phố, chịu trách nhiệm cung cấp gói đa dịch vụ viễn thông cho từng khách hàng; như vậy sẽ khắc phục được tình trạng phân tán nhiều

93

đầu mối như hiện nay và thực hiện theo xu hướng hội tụ dịch vụ, chăm sóc khách hàng hội tụ hiện nay của thị trường viễn thông quốc tế.

- VNPT cần nhanh chóng áp dụng giải pháp tính cước và chăm sóc khách hàng hội tụ; giải pháp này đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Viễn thông trên thế giới, do nó có nhiều ưu điểm, đáp ứng được phần lớn các nhu cầu hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng. Đây là hệ thống tính cước thống nhất cho phép quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng theo các hình thức thanh toán trả trước, trả sau.

- Để phát huy hiệu quả của chính sách chiết khấu thanh toán, VNPT phải nhanh chóng xây dựng các chính sách phù hợp, linh hoạt và mềm dẻo trong từng thời điểm sao cho thích hợp.

- Để có cơ sở dữ liệu chính xác về quản lý khách hàng theo lĩnh vực hoạt động (hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và người nước ngoài), VNPT cần tiến hành kiểm kê tình hình thuê bao viễn thông tại thời điểm 01/01 hàng năm và điều chỉnh kịp thời những sai lệch.

- Hiện nay việc triển khai thỏa thuận thu cước nhiều kỳ trong tháng (2÷3 kỳ) chưa được thực hiện thống nhất trên toàn mạng lưới, vì vậy VNPT cần triển khai đồng bộ đối với các đơn vị thành viên, tiến hành thỏa thuận thu cước nhiều kỳ trong tháng, trước hết tập trung đối với các khách hàng có mức sử dụng dịch vụ cao để từ đó giảm tỷ lệ nợ phải thu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho các đơn vị.

Như vậy, quản lý và khai thác tốt nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng sẽ góp hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh tốt ở một Tập đoàn kinh tế Nhà nước góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại viễn thông Lâm Đồng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)