Liên kết chặt chẽ giữa nhà nước nhà doanh nghiệp nhà khoa học nhà dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hệ thống quản trị rủi ro tại tập đoàn Phú Thái.docx (Trang 29 - 31)

5. 1.1 Thành lập quĩ dự trữ cà phê hàng năm.

5.2.1. Liên kết chặt chẽ giữa nhà nước nhà doanh nghiệp nhà khoa học nhà dân

(4 nhà):

Liên kết "4 nhà" trong lĩnh vực tiêu thụ cà phê thực chất là một liên kết khoa học, mang lại nhiều lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học. Tuy nhiên, hiện nay

hệ thống quan hệ sản xuất và công tác quản lý còn bất cập, mô hình liên kết “bốn Nhà” Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp chưa rõ ràng, khả năng liên kết kém, ít linh hoạt trong nhiều khâu, nhiều công đoạn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ mất khả năng thanh toán, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh cà phê chưa thật sự ổn định, chưa nắm bắt kịp giá cả thị trường thế giới. Vì vậy cần xác định rõ trách nhiệm và lợi ích của “bốn Nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp.

Đối với Nhà nước: Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các thành phần

kinh tế tham gia xuất khẩu và hệ thống phân phối hiện đại. Trong mối liên kết 4 nhà, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo để tổ chức sản xuất và gắn kết các nhà còn lại để hình thành được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

Nhà nước cần sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để các doanh nghiệp cũng như người sản xuất cà phê lấy đó làm mục tiêu phấn đấu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối với những nguồn tài chính mà các doanh nghiệp này phải đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ, hộ trợ về mặt ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua các nhà khoa học. Cùng với đó, Nhà nước nên có những chính sách tín dụng cho vay ưu đãi, thông thoáng để nông dân cải tạo vườn tạp, mua trang thiết bị sản xuất.

Ngoài ra, cần phát huy vai trò của Hiệp hội cà phê Việt Nam là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, công nghệ, phối hợp hoạt động thị trường. Củng cố và tăng cường vai trò của Tổng công ty cà phê Việt Nam, phát triển sản xuất, kinh doanh đa dạng, làm đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phàn kinh tế triển khai thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam.

Đối với nhà khoa học: Nhà khoa học, bên cạnh việc tự nghiên cứu phát triển cần có sự

hợp tác với các viện, trường chuyên ngành. Các tổ chức khoa học cần liên kết trong nước, ngoài nước để tranh thủ những thành tựu mới của khoa học và thế mạnh của nhau.

Đối với nhà nông: Nhà nông cần đảm bảo đúng quy trình sản xuất, nắm rõ tiêu chuẩn

chất lượng và lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cà phê để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập.

Đối với nhà doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các hộ nông

dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý, để phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến. Doanh nghiệp cũng cần ký cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Một trong những nhà được nông dân tin tưởng cần tận tình hơn nữa, theo dõi, chuyển giao những tiến bộ khoa học ứng dụng vào trồng trọt, có như vậy, ngành cà phê Việt Nam mới cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hệ thống quản trị rủi ro tại tập đoàn Phú Thái.docx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(26 trang)
w