5. 1.1 Thành lập quĩ dự trữ cà phê hàng năm.
5.1.2. Thành lập và tham gia sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam và sàn giao dịch cà phê của thế giới.
của thế giới.
Sàn giao dịch hàng là nơi diễn ra các giao dịch về hàng hóa như: năng lượng, kim loại và những loại hàng hóa khác. Ở đó hàng hóa được mua và bán thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Các phiên giao dịch muốn thực hiện được phải đạt được các tiêu chuẩn chung của sàn: tiêu chuẩn sản phẩm, khối lượng giao dịch, người được tham gia giao dịch,…Bản chất của việc giao dịch tại sàn là phương thức giao có kỳ hạn.
Cụ thể trong trường hợp này: sàn giao dịch cà phê là nơi diễn ra các giao dịch về cà phê. Với những đặc thù của sàn giao dịch, sàn giao dịch cà phê sẽ mang lại những lợi ích cho người mua và người bán cà phê đồng thời cũng giúp phòng tránh được những rủi ro về cạnh tranh của ngành cà phê như sau:
Giảm chi phí giao dịch của sản phẩm: khi không trực tiếp giao dịch tại các thị trường
giao dịch kỳ hạn, DN xuất khẩu cà phê phải chịu nhiều thua thiệt. Thông thường, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn khá lớn, luôn ở mức trên 100USD/tấn. Trong khi đó, nếu giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn, DN không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó DN chỉ phải chịu một khoản phí cho nhà môi giới, khoảng 3,5 USD/tấn. Nâng cao sức cạnh tranh về giá cả và tăng thêm lợi nhuận, tạo sức hút cho nghành cà phê.
Tránh các rủi ro về giá: bản chất của việc tham gia giao dịch trên sàn là việc giao dịch có kỳ hạn, chính vì thế việc giao dịch này sẽ giúp doanh nghiệp mua và bán bảo hiểm rủi ro về giá. Bên cạnh đó việc giao dịch ở sàn là công khai về mọi mặt nên sẽ giúp cho người bán và người mua biết được giá trị thực của hàng hóa thông qua thông tin giao dịch của các phiên giao dịch trước, đặc biệt là đối với những người nông dân sẽ không phải rơi vào tình cảnh hụt giá vì thiếu thông tin.
Hình thức giao dịch trên sàn(mua bán kỳ hạn) này có thể xem như là một kênh đầu tư (mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi từ chênh lệch giá) hoặc sử dụng hợp đồng tương lai như là một công cụ xác định giá của thị trường hàng thật… của các doanh nghiệp. Huy động nguồn vốn tham gia vào nghành cà phê.
Chuẩn hóa sản phẩm: khi tham gia sàn giao dịch, các sản phẩm được chuẩn hóa, tạo
động lực cho người trồng và chế biến cà phê chuẩn hóa trong khâu sản xuất để có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng hơn, từ đó thiết lập một hình ảnh về chất lượng của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Bên cạnh những lợi ích từ việc giao dịch cà phê trên sàn mang lại thì những lợi ích của việc giao dịch trên sàn giao dịch tại Việt Nam và sàn giao dịch Nước ngoài có một số điểm khác nhau:
• Đồng tiền thanh toán: đối với sàn nội địa thì một số sản phẩm có thể chấp nhận thanh
toán bằng nội tệ.
• Khoảng cách địa lí: Việc thực hiện giao dịch ở sàn nước ngoài có thể gặp nhiều khó
khăn hơn so với sàn nội địa do khoảng cách địa lí, trong các giai đoạn kiểm định chất lượng hàng, liên lạc,…
• Cơ sở hạ tầng: với ưu thế phát triển từ trước, các sàn giao dịch nước ngoài đã chiếm ưu
thế hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
• Chuẩn hàng hóa: Do các chuẩn của sàn trong nước được xây dựng dựa trên các thuộc
tính của người tham gia trong nước nên các chuẩn được quy định ở sàn trong nước phù hợp hơn.
Tóm lại, việc thành lập sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam và để người dân và các doanh nghiệp của Việt Nam tiêp cận thị trường tốt hơn, từ đó làm bước đệm tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta có thể tham gia với sàn giao dịch thế giới, đảm bảo công bằng giá cà phê bán ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều quan trọng hơn nữa khi thành lập sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam là nhằm mục đích biến Việt Nam trở thành nơi để các tổ chức cà phê thế giới lấy đó làm cơ sở định giá khi giao dịch trên thị trường.