Nghiên cứu phân tích khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ (Trang 29 - 31)

II. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ

1. Nghiên cứu phân tích khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro

1.1. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn

Để đánh giá được tình hình tài chính, cũng như uy tín của khách hàng, Chi nhánh phải căn cứ vào quan hệ tính dụng giữa khách hàng với bản thân Chi nhánh hay với các ngân hàng khác trong thời gian gần đây, thể hiện ở việc vay trả đúng hạn, không phát sinh nợ quá hạn, tư cách người vay, sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, có hiện tượng lừa đảo tham nhũng, lạm dụng vốn hay không. Chi

nhánh phải xem xét thật kỹ và phân tích hoạt động của doanh nghiệp qua các tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản....

Chi nhánh cần xếp loại khách hàng theo 5 tiêu thức: Về doanh thu; lợi nhuận; quan hệ với các ngân hàng khác; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; hệ số thanh toán nhanh trên cơ sở đó xếp khách hàng thành 3 loại A - B - C.

Khách hàng loại A được đánh giá là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh

doanh ổn định và lành mạnh, có quan hệ thanh toán sòng phẳng với bạn hàng cũng như trong quan hệ vay mượn với các tổ chức tín dụng. Việc mở rộng dư nợ đồng nghĩa với việc thu hút thêm nhiều khách hàng loại này.

Khách hàng loại B được đánh giá là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

chưa ổn định, năm thì lỗ, năm thì lãi. Với những khách hàng này Chi nhánh chưa có sự tín nhiệm cao, do vậy chỉ nên cho vay đối với những dự án thực sự khả thi và có tài sản thế chấp hay bảo lãnh bên thứ ba.

Còn đối với khách hàng loại C là những khách hàng có tình hình sản xuất kinh

doanh thua lỗ, không trả được nợ cũ. Chi nhánh cần từ chối ngay những khách hàng này hoặc nếu đã cho vay thì cần gấp rút thu hồi nợ.

1.2. Thẩm định dự án xin vay của kháh hàng.

Đó là việc thẩm định hiệu quả kinh tế, khả năng thực thi của phương án vay vốn. Đây là một công việc quan trọng và khó khăn đối với cán bộ của chi nhánh. Khi xem xét một dự án xin vay vốn thì tính khả thi của dự án là điều kiện để ngân hàng cho vay. Mà một dự án khả thi có nghĩa là có khả năng sinh lời cao, hàng hóa sản xuất ra phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Ngoài ra lợi nhuận của dự án đem lại, tuổi thọ của dự án và thời gian khấu hao của dự án cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng đúng hạn.

1.3. Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng

Đối khách hàng lần đầu tiên quan hệ với ngân hàng, ngân hàng cần phải thẩm định tư cách pháp nhân bằng cách yêu cầu họ xuất trình các quyết định như:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp - Quyết định kinh doanh

- Điều lệ hoạt động

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng

Còn đối với các khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng thì không cần thẩm định mà chỉ khi có sự thay đổi về tư cách pháp nhân như đổi tên đơn vị, thay lãnh đạo… thì yêu cầu họ xuất trình các văn bản, quyết định cho ngân hàng.

1.4. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

Nếu mục đích của việc nghiên cứu tình hình tài chính và thẩm định dự án vay của khách hàng để quyết định có cho vay hay không thì giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để xem khách hàng có thực hiện đúng mục đích, đúng những cam kết trước khi vay hay không. Trên thực tế đôi khi khách hàng cố tình gian lận hoặc cho dù sử dụng đúng mục đích nhưng có những rủi ro bất khả kháng xảy ra khiến khách hàng mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Đối với những rủi ro bất khả kháng, Chi nhánh chỉ có thể tìm các biện pháp tháo gỡ hoặc hạn chế tối đa hậu quả. Còn trong các trường hợp khác, việc giám sát khách hàng thường xuyên rất có hiệu quả trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro để có thể ngăn chặn và phòng ngừa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w