Thực trạng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - thực trạng và giải pháp (Trang 52)

Bảng 2.2: Chỉ tiêu thanh khoản theo quy định của NHNN

Chỉ tiêu 2010 2011 Tháng

6/2012

Tiêu chuẩn

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 18.09 15.86 15.48 9% Tổng tài sản Có thanh toán ngay/tổng nợ

phải trả 13.32 14.02 15.48 15%

Tổng tài sản Có đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ hôm sau/tổng tài sản Nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo

7.84 1.31 2.96 1

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các năm)

Thông tƣ 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã tăng cƣờng khả năng đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản của các TCTD. LienVietPostBank cũng đã có một số điều chỉnh trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của NHNN. Biểu hiện cụ thể thông qua một số chỉ số theo bảng số liệu trên.

Trong giai đoạn 2010 - 2012 (nửa đầu năm 2012), LienVietPostBank với sự gia tăng của tổng tài sản, vốn tự có của ngân hàng cũng không ngừng tăng lên. Do vậy tỷ lệ CAR của ngân hàng vẫn tƣơng đối cao, theo đúng quy định của NHNN tại Thông tƣ 13.

Tuy nhiên tỷ lệ khả năng thanh toán ngay trong 2 năm 2010 và 2011 vẫn chƣa đạt (dƣới mức 15%). Nguyên nhân chủ yếu là do khối lƣợng tài sản Có thanh toán ngay ở mức tƣơng đối thấp, cụ thể ở đây là tiền gửi tại NHNN. Trong năm 2011, LienVietPostBank đƣợc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc do thực hiện chính sách đẩy mạnh cho vay nông nghiệp của nông thôn. Vì thế số dƣ tiền gửi phải

duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHNN vào cuối ngày chỉ bằng 1/5 so với các ngân hàng khác. Điều này giúp ngân hàng tận dụng tối đa nguồn vốn để đầu tƣ và kinh doanh. Tuy nhiên điều này sẽ cũng gây bất lợi cho ngân hàng nếu thanh khoản trên thị trƣờng gặp khó khăn, nhu cầu của khách hàng phát sinh nhiều. Lúc này ngân hàng sẽ khó xoay xở kịp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Sang đầu năm 2012, tỷ lệ này đã đƣợc cải thiện đáng kể do thời điểm này tín dụng của ngân hàng tăng trƣởng không nhiều (tác động của khủng hoảng kinh tế), nguồn vốn huy động về bị ứ đọng, không đƣợc khơi thông dẫn đến lƣợng tiền ngân hàng nắm giữ dƣới dạng tiền gửi và tiền mặt tƣơng đối lớn.

Tỷ lệ khả năng thanh toán trong vòng 7 ngày của ngân hàng ở trong tình trạng ổn định và tốt do đối tƣợng tài sản Có đƣợc tính vào mở rộng hơn so với tỷ lệ khả năng thanh toán ngay.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - thực trạng và giải pháp (Trang 52)