Một số giải pháp cải thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tạ

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - thực trạng và giải pháp (Trang 69)

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại nhƣ đã nêu ở trên (mục 2.4.2). Để nâng cao chất lƣợng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt, ban lãnh đạo ngân hàng có thể xem xét một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản

Hiện nay, ngân hàng đã xây dựng đƣợc cho mình một bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản tƣơng đối hoàn chỉnh theo quy định của NHNN tại khoản 1 và 2.1 - Điều 11, Mục 3 của Thông tƣ 13.

Tuy nhiên nhƣ đã đề cập ở phần tồn tại (chi tiết ở mục 2.4.2 b), Phòng ALM - bộ phận chịu trách nhiệm chủ yếu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản lại đang trực thuộc Khối Tài chính (bộ phận Back-office) trong khi lẽ ra đơn vị này phải nằm ở bộ phận Middle-office nhƣ Khối Quản lý rủi ro hay trực thuộc Khối Nguồn vốn. Sự sắp xếp này vô hình chung đã hạn chế vai trò của Phòng ALM trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản do thiếu cái nhìn toàn diện về vấn đề thanh khoản của toàn hệ thống (nhƣ Khối Nguồn vốn) cũng nhƣ

trình độ chuyên môn liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro nói chung (nhƣ Khối Quản lý rủi ro). Vì vậy công việc hiện tại của Phòng ALM mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp, báo cáo số liệu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản từ các đơn vị có liên quan nhƣ Khối Nguồn vốn, Khối Quản lý rủi ro… Để khắc phục nhƣợc điểm này ngân hàng cần có sự điều chỉnh bộ máy hợp lý hơn (chuyển trách nhiệm quản trị rủi ro thanh khoản vào chức năng, nhiệm vụ của Khối Quản lý rủi ro) hoặc bổ sung nhân sự cho Phòng ALM hiện tại.

Ngân hàng cũng cần phải đảm bảo có sự phân chia rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày; có đủ nguồn nhân lực đƣợc trang bị các kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp với chất lƣợng và tính phức tạp của công việc; đồng thời có các công cụ và quy trình công nghệ thông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợ toàn bộ quá trình và kiểm soát rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng.

3.2.2 Xác định mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp

Hiện tại, LienVietPostBank mới chỉ dừng lại ở việc quản trị rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản thiên về quản trị thanh khoản nợ. Khối lƣợng tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng nắm giữ (ngoại trừ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và TCTD khác) hầu nhƣ hạn chế. Nhƣ đã phân tích ở trên, mặc dù lƣợng chứng khoán đầu tƣ ngân hàng nắm giữ tƣơng đối nhiều (cụ thể ở đây là các loại trái phiếu) nhƣng đa phần là trái phiếu dài hạn, tính thanh khoản không cao. Các loại trái phiếu đó (ngoài trái phiếu chính phủ và một số trái phiếu do các TCTD phát hành) sẽ không thể sử dụng làm tài sản bảo đảm để đi vay vốn ở NHNN và/hoặc các ngân hàng TMCP quốc doanh lớn nhƣ Vietcombank, BIDV hay Agribank… Đồng thời chúng cũng khó đƣợc mua đi bán lại trên thị trƣờng thứ cấp.

Vì vậy ngân hàng cần có cái nhìn dài hạn hơn trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng các kịch bản liên quan đến thanh khoản trong tình huống thị trƣờng tốt, xấu và bình thƣờng (trong đó dự báo đƣợc các biến số vĩ mô liên quan cũng nhƣ nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong từng trƣờng hợp, nguồn vốn có thể huy động từ các kênh để tính ra trạng thái thanh khoản ròng); đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản của danh mục tài sản đầu tƣ để có thể vận dụng đƣợc chiến lƣợc quản trị thanh khoản hỗn hợp một cách hài hoà và linh hoạt (bổ sung danh mục trái phiếu chỉnh phủ/trái phiếu chính phủ bảo lãnh, chuyển đổi chứng chỉ cho vay Ngân hàng phát triển Việt Nam thành trái phiếu…).

Ngoài ra ngân hàng cũng cần tận dụng và xem xét một số phƣơng pháp, công cụ quản trị thanh khoản dù nhỏ nhƣng sẽ giúp ích cho ngân hàng tƣơng đối nhiều nhƣ đã đề cập ở chƣơng 1 và chƣơng 2: tiếp tục đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn để đƣợc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc cân nhắc giữa chi phí - lợi ích giữa việc chịu phạt vi phạm Quy chế dự trữ bắt buộc và đầu tƣ khoản tiền đó ở các hoạt động khác nhƣ tín dụng, cho vay trên thị trƣờng liên ngân hàng... Đồng thời tung ra các sản phẩm huy động mới để tăng nguồn vốn huy động, đem lại tiện ích cho khách hàng mà vẫn có thể đảm bảo tƣơng đối tính ổn định lâu dài của nguồn vốn (ví dụ sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn ổn định: khách hàng duy trì số dƣ ở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và đƣợc hƣởng mức lãi suất cao hơn so với quy định, tuy nhiên cam kết sẽ duy trì số dƣ ổn định trong thời hạn khoảng bao lâu…).

3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

Có thể nhận thấy rằng LienVietPostBank đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc thúc đẩy hoàn thiện khung văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động quản trị rủi

ro thanh khoản. Tuy nhiên sau hơn 4 năm đi vào hoạt động cũng nhƣ trải qua nhiều biến động thăng trầm của thị trƣờng mà ngân hàng vẫn chƣa thể hoàn thiện và ban hành quy định về quản lý rủi ro thanh khoản là một thiếu sót vô cùng lớn.

Việc quy định về quản lý rủi ro thanh khoản chƣa đƣợc ban hành khiến cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiện đang bị bỏ ngỏ. Ngân hàng chƣa có một quy trình chuẩn làm căn cứ để các đơn vị có liên quan theo đó thực hiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản một cách trình tự, chính xác. Đồng thời trách nhiệm của các đơn vị và bộ phận có liên quan cũng không đƣợc phân định rõ ràng, có sự chồng chéo, ỷ lại giữa các bên liên quan trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tình hình thanh khoản của LienVietPostBank.

3.2.4 Vận dụng phương pháp, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản khoa học của thế giới (điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng)

Thông tƣ 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đƣa ra một số yêu cầu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tƣơng đối cập nhật theo chuẩn mực quốc tế, cụ thể nhƣ sau:

a) Xây dựng hệ thống đo lƣờng, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý;

b) Xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing). Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản phải có các tình huống để phân tích (scenario analysis) về khả năng chi trả, tính thanh khoản, trong đó phải đảm bảo:

(i) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trƣờng hợp sau:

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TCTD khi gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.

(ii) Phân tích tình huống phải thể hiện đƣợc các nội dung sau: Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày;

Các biện pháp xử lý để TCTD có đủ khả năng chi trả tối thiểu bảy (07) ngày trong trƣờng hợp gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.

Với những đòi hỏi khắt khe nhƣ vậy, ngân hàng phải vận dụng những phƣơng pháp, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản khoa học của thế giới (điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng) để hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả hơn và đáp ứng theo quy định của NHNN.

3.2.5 Các biện pháp hỗ trợ a) Thông tin, báo cáo:

Đặc thù hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt nói riêng trên thực tế có điểm khác biệt so với quy định của pháp luật (một phần do hạn chế từ cách điều hành chính sách mang nặng tính hành chính của NHNN).

Vì vậy nguồn thông tin, số liệu hạch toán trên hệ thống corebanking/sổ sách có thể chƣa phản ánh đúng tình hình hoạt động của ngân hàng. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần có sự đầu tƣ vào mảng công nghệ thông tin để đảm bảo nguồn thông tin có thể lấy tự động từ database của ngân hàng thông qua các báo cáo một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Ngoài việc mua các phần mềm liên quan đến FTP (fund transfer pricing), ALM,…, các bộ phận nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp có vƣớng mắc và vấn đề cần giải quyết thì phải đề xuất ngay với bộ phận công nghệ thông tin để tìm hƣớng khắc phục.

Ngân hàng cần tổ chức các khóa đào tạo liên quan đến thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong nội bộ để cán bộ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này đối với hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt đối với nhân sự trực tiếp tham gia vào hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cần phải bổ sung, cập nhật kiến thức kịp thời thông qua các khóa đào tạo bên ngoài do các trung tâm đào tạo chuyên ngành cung cấp và/hoặc tham gia các hội thảo do NHNN/ngân hàng đại lý tổ chức (Wells Fargo, JP Morgan Chase…).

3.3 Một số kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

3.3.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố có tính quyết định đến môi trƣờng hoạt động, ảnh hƣởng bao trùm đến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với các NHTM, sự tồn tại và phát triển của khách hàng, của doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng chính là sự bền vững về thanh khoản của ngân hàng.

Thực tế, thời gian qua cho thấy những biến động của kinh tế vĩ mô đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản cho các NHTM (lạm phát tăng đi kèm với các chính sách điều hành của NHNN đã gây ra cuộc khủng hoảng thanh khoản trong các năm 2009 – 2011) . Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế. Cụ thể:

(i) Kiểm soát và khắc phục nhanh chóng và kịp thời những yếu tố tiềm ẩn có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả;

(ii) Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền - hàng, kiểm soát và hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách.

3.3.2. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ

Việc hoạch định, điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ cần phải tuân theo nguyên tắc thị trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững, tránh việc thực hiện các mục tiêu thông qua các biện pháp hành chính. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ cần phải đƣợc cân nhắc cẩn trọng về liều lƣợng và tần suất áp dụng, cần phải xem xét tính hai mặt của các công cụ này.

Trong giai đoạn 2010 - 2011, khi nền kinh tế vĩ mô có dấu hiệu bất ổn (lạm phát tăng), NHNN đã sử dụng các biện pháp hành chính (nhƣ áp dụng trần lãi suất 14%) và thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ (2 lần tăng lãi suất chiết khấu từ 7% năm 2010 lên 13%, 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 15%, 5 lần tăng lãi suất OMO từ 8% lên 15%). Điều này khiến cho thị trƣờng tiền tệ bị xáo trộn, lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, cá biệt, có những giao dịch trên thị trƣờng liên ngân hàng lãi suất lên tới mức 30 - 40%/năm kỳ hạn 1 tháng. Chính sách tiền tệ thắt chặt dƣờng nhƣ đã “quá liều” và quá sức chịu đựng của các NHTM. Thanh khoản của hệ thống bắt đầu lâm vào tình trạng khó khăn, có ngân hàng gặp khủng hoảng thực sự. Lúc này đây mục tiêu hút tiền về để kiềm chế lạm phát không những không đạt đƣợc mà NHNN còn phải bơm tiền ra thông qua kênh tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng. Nhƣ vậy NHNN cần xem xét lại việc thực thi chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và vừa đủ sao cho vẫn thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra và không gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thống NHTM. Để thực hiện tốt đƣợc điều này, NHNN cần nâng cao năng lực dự báo đối với diễn biến thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô…

NHNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ theo hƣớng:

(i) Đối với nghiệp vụ thị trƣờng mở: cần đƣợc hoàn thiện và sử dụng nhƣ một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN theo hƣớng tăng số lƣợng các phiên giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá đƣợc thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối lƣợng giao dịch. Hiện tại chỉ các loại giấy tờ có giá do Chính phủ, Kho bạc Nhà nƣớc phát hành mới đƣợc thực hiện OMO, trong khi số lƣợng chứng khoán, giấy tờ có giá mà các TCTD nắm giữ rất đa dạng. Với những giấy tờ có giá này, NHNN có thể để tỷ lệ chiết khấu (haircut) cao hơn khi tham gia đấu thầu.

(ii) Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: cần tiếp tục mở rộng đối tƣợng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc, có thể theo hƣớng cho phép các TCTD đƣợc thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại NHNN nhƣ hiện nay để giảm bớt chi phí cho các NHTM và đồng thời cũng thúc đẩy nghiệp vụ thị trƣờng mở phát triển. Đồng thời cần nhìn nhận vấn đề đảm bảo dự trữ bắt buộc ở nhiều khía cạnh: là công cụ để đảm bảo an toàn trong hoạt động nhƣng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trên toàn hệ thống, tránh tình trạng hiện nay một số ngân hàng phải duy trì số dƣ tiền gửi đến vài nghìn tỷ VND tại NHNN trong khi nhu cầu thanh khoản hàng ngày chỉ bằng 1/3 hay 1/5 con số đó. Để giải quyết tình trạng trên, NHNN có thể xem xét việc quy định tỷ lệ DTBB theo từng thời điểm trong năm (ví dụ tỷ lệ phải duy trì trong thời điểm cuối năm có thể cao hơn trong năm) hay chỉ áp dụng hình thức phạt kinh tế đối với các ngân hàng vi phạm…

(iii) Đối với công cụ tái cấp vốn: cần hoàn thiện để tạo ra khả năng cho các NHTM có thể tiếp cận nguồn tái cấp vốn của NHNN, sao cho NHNN thực hiện tốt chức năng là ngƣời cho vay cuối cùng.

Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp tục nghiên cứu gắn việc tự do hóa lãi suất với tự do hóa tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá thực sự là tín hiệu phản ánh cung, cầu về vốn trên thị trƣờng.

3.3.3. Xây dựng chính sách và quy trình kiểm soát, đo lường rủi ro (dần tiến tới các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn thanh khoản)

Việc Thông tƣ 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đánh dấu một bƣớc tiến

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - thực trạng và giải pháp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)