Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 (Trang 27)

 Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn định. Thị trường trong nước kém phát triển, thiếu đồng bộ, thiếu tính dự báo. Các chính sách vĩ mô nhất là các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, nhà đất hay thay đổi, có nhiều biến động gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với kinh tế ngoài quốc doanh còn ít, sân chơi của các doanh nghiệp chưa thực sự bình đẳng. Môi trường cạnh tranh còn yếu không lành mạnh như gian lận, tham nhũng, gây khó khăn cho người làm ăn nghiêm túc. Việc tăng cường và hoàn thiện các chính sách, biện pháp của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định để các doanh nghiệp phát triển thuận lợi là rất cần thiết. Tạo điều kiện cho

khách hàng mạnh lên sẽ bảo đảm cho ngân hàng mở rộng thị trường kinh doanh có hiệu quả.

 Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi đã ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoạt động ngân hàng và luật dân sự về điều khoản lãi suất có sự mâu thuẫn nhau và cơ chế tín dụng chưa rõ rang trách nhiệm pháp lý của bên cho vay và bên vay. Dẫn đến khó khăn cho NH khi khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ.

 Khách hàng thiếu khả năng quản trị tài chính, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh. Khách hàng không kê khai đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khiến Ngân hàng không thể nắm bắt được khả năng thực sự của khách hàng vay vốn. Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích trong hợp đồng tín dụng dẫn đến nguy cơ thất thoát vốn cho ngân hàng. Mặt khác, trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến sử dụng vốn không hợp lý.

KẾT LUẬN

Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, đại bộ phận các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng của NHTM và thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NHTM. Điều này đặt các NHTM trong cơ hội phát triển,song cũng tiềm ẩn đầy rủi ro khi các danh mục cho vay không đảm bảo chất lượng, không thu hồi được vốn. Vì vậy, nâng cao chất lượng sử dụng vốn luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của SHB mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay.

Ngân hàng Thương mại cổ phần SHB đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang từng bước phát triển, ngân hàng đã

tận dụng thời cơ đẩy này để đẩy mạnh tiến trình tăng trưởng của mình và cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm nâng cao vị thế của mình.

Phân tích thực trạng chất lượng vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần SHB trong năm 2013.Tuy chỉ là môt khoảng thời gian ngắn nhưng những phân tích đã chỉ ra được thấy được những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.Từ đó, cần đưa ra những khuyến nghị cho ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều (2008),Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ ngân hàng, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

4. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính riêng lẻ của ngân hàng SHB năm 2013

5. Ts. Lê thị Xuân, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Dân trí.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 (Trang 27)