Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup-núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 79)

Những biện pháp bảo tồn đa đạng sinh học chủ yếu là khoanh nuôi kết hợp với trồng bổ sung phục hồi rừng theo phƣơng thức khoanh nuôi bảo vệ kết hợp trồng dặm loài bản địa. Nghiêm cấm và xử phạt nặng các hành vi xâm phạm đến rừng nhƣ khai thác gỗ, củi, cây thuốc, săn bắn động vật rừng, đem lửa vào rừng...

Để thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, các giải pháp đƣa ra là:

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân về lợi ích của rừng, những hậu quả của việc mất rừng. VQG Bidoup – Núi Bà phải thƣờng xuyên tổ chức những buổi họp tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân về lợi ích của rừng tại các thôn, xóm và các trƣờng học xung quanh vùng đệm.

- Tăng cƣờng lực lƣợng giám sát và tuần tra vào mùa khô để ngăn chặn các vi phạm, xâm phạm đến diện tích rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tăng cƣờng trang thiết bị chữa cháy chuyên dụng và PCCC.

- Làm rõ ranh giới giữa VQG và vùng đệm và giữa các phân khu trong VQG. Hiện nay, nhiều ngƣời dân còn chƣa biết rõ ranh giới giữa khu bảo vệ nghiêm ngặt với các xã lân cận và ranh giới các phân khu của VQG đồng thời cũng không biết quyền và nghĩa vụ của mình tại vùng đệm và vùng lõi và trong từng phân khu. Vì vậy, VQG Bidoup – Núi Bà phải tiếp tục xác lập mốc phân chia ranh giới giữa khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm ngoài thực địa. Khi đóng cọc mốc ranh giới cần có sự tham gia đầy đủ của các bên: chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân, hội đồng bảo vệ rừng. Phải thƣờng xuyên tuyên truyền đến ngƣời dân về quyền và trách nhiệm của mình đối với từng phân khu để công tác bảo tồn đạt hiệu quả tốt hơn.

- Thƣờng xuyên tổ chức những đợt học tập nâng cao nghiệp vụ về công tác quản lý bảo vệ rừng, điều tra đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, kỹ năng làm việc với cộng đồng cho các cán bộ Kiểm lâm, Đội bảo vệ rừng trực thuộc VQG để công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG đƣợc thực hiện tốt hơn. Chú trọng công tác diễn tập ngoài hiện trƣờng.

b. Xúc tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn

- Một trong những chức năng quan trọng của một khu Rừng đặc dụng là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực. Vì vậy, đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ có trình độ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phải đƣợc hoàn thiện, do vậy cần phải đƣợc hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu cần thiết nhƣ: Tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ nghiên cứu, hoàn thiện việc điều tra khoanh nuôi các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa cao đối với khu vực nhằm tăng cƣờng biện pháp

bảo vệ; tiến hành nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với vùng đệm, tìm ra sinh kế bền vững cho ngƣời dân nhằm làm giảm áp lực vào rừng.

- Ƣu tiên các hoạt động nghiên cứu khoa học và tham quan học tập tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học nhƣ về cấu trúc rừng, diễn thế rừng, sinh thái các loài động thực vật, phục hồi các hệ sinh thái.

- Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học một cách tổng thể nhằm nâng cao hiểu hiết về tài nguyên thiên nhiên VQG, cụ thể điều tra cơ bản về khu hệ thực vật, khu hệ thú, chim, bò sát, ếch nhái, khu hệ côn trùng, bƣớm, động vật đất,… cho các phân khu chức năng.

- Nghiên cứu xác định vùng phân bố quan trọng của các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu phục vụ cho công tác quản lý. Tiến tới xây dựng một chƣơng trình giám sát đa dạng sinh học với với đối tƣợng là các kiểu rừng quan trọng, các loài động thực vật quý hiếm cho từng phân khu chức năng. Trong đó ƣu tiên các hoạt động giám sát đa dạng sinh học ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình phục hồi rừng trong các kiểu rừng đặc trƣng của VQG ở phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ - hành chính

- Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng tài nghiên thiên nhiên bền vững thông qua các mô hình sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ ở phân khu dịch vụ - hành chính, khai thác bền vững tiềm năng phát triển du lịch theo quy định trong các phân khu.

- Nghiên cứu và đánh giá các tác động của hệ thống đƣờng giao thông 723 đến đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.

- Cần xúc tiến liên hệ với các tổ chức trong và ngoài nƣớc để lập các dự án bảo tồn các loài quý hiếm, bị đe dọa, có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Hiện nay, VQG Bidoup – Núi Bà hoạt động với nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc và một vài dự án song nội dung, kinh phí dành cho nghiên cứu chƣa nhiều. Chính vì vậy, các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo tồn đặc biệt là nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ những loài động vật quý hiếm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Giải pháp theo không gian:

+ Rừng trên núi cao phải quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt, phải bảo tồn nguyên trạng những loài đặc hữu cùng với các sinh cảnh của chúng.

+ Tăng cƣờng tuần tra các băng thú.

+ Đối với rừng phân bố ở độ cao dƣới 1.000m, cần tăng cƣờng mật độ trạm và nhân lực cho trạm kiểm lâm để bảo vệ rừng, chống xâm lấn, đốt nƣơng làm rẫy.

- Dân số ở làng Klong lanh đã định cƣ từ lâu trong VQG tạo sức ép lớn đối với Kiểm lâm và tài nguyên rừng. Do đó, cần có phƣơng án thích hợp để di dời một số hộ dân hiện đang sống, canh tác trong vùng lõi, tạo công ăn việc làm, ổn định sản xuất cho các hộ dân này. - Giải pháp kỹ thuật:

+ Đối với diện tích trảng cỏ cây bụi có thể quản lý, phát triển theo 2 phƣơng án sau:

Phƣơng án 1: Khai thác trồng cây bản địa: trồng rừng Thông 5 lá, Thông lá dẹt, Pơ mu. Các loài này không tồn tại thuần loài trong tự nhiên, vì vậy nên trồng xen kẽ các loài cây lá rộng để tạo nên thảm thực vật hỗn giao, gần với tự nhiên.

Phƣơng án 2: Theo kết quả nghiên cứu thực địa, ở các diện tích trảng cỏ cây bụi hiện nay, Thông 3 lá nhiều nhƣng tái sinh kém. Muốn phục hồi, duy trì phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Cải tạo lớp đất xốp dƣới bề mặt để tạo điều kiện cho quả nón thông rơi xuống tiếp xúc với đất mới sẽ sinh trƣởng và phát triển mạnh. Thực tế khảo sát cho thấy tại các vết sạt lở, đất ven đƣờng giao thông, Thông 3 lá tái sinh rất tốt.

+ Các diện tích trảng cỏ cây bụi gần rừng Thông 3 lá nên khai thác phát triển để chuyển đổi thành rừng trồng Thông 3 lá.

3.5.2.2. Đối với Vùng đệm Vườn quốc gia

Vùng đệm đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự tồn tại và tính toàn vẹn của VQG Bidoup – Núi Bà. Muốn bảo vệ tốt rừng cần có đƣợc sự đồng thuận và ủng hộ của ngƣời dân các xã lân cận. Chính vì vậy, mà các giải pháp tác động để bảo tồn tốt phải

tác động vào khu vực vùng đệm.

a. Giải pháp thể chế quản lý liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các quy định có tính chất hành chính về quản lý tài nguyên rừng ở các thôn xóm, làng bản nói chung và quyền lực của đối tƣợng thực thi các quy định đó cũng đƣợc ghi nhận là một trong những khía cạnh xã hội quan trọng có liên quan đến hành vi ứng xử của con ngƣời với rừng ở các địa phƣơng. Tại những thôn xóm, có quy định đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận và rõ ràng tài nguyên rừng thƣờng đƣợc bảo vệ và phát triển tốt. Chính vì vậy mà kinh nghiệm và thực tế cho thấy, để góp phần ngăn chặn nạn phá rừng đang xảy ra nhƣ hiện nay, bên cạnh các giải pháp kinh tế và khoa học công nghệ, cần phải có một nền hành chính đủ mạnh để ngăn chặn kịp thời các cá nhân, tổ chức phá rừng. Những đối tƣợng phá rừng chỉ chiếm số ít nên quản lý hành chính sẽ chiếm đƣợc cảm tình, chí ít cũng là không gặp phải sự phản đối của số đông. Các phân tích và kết quả thảo luận tại địa bàn nghiên cứu cũng cho thấy các quy định của thôn xóm đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng cả thời kỳ trƣớc đây và hiện nay. Mặc dù không đƣợc thừa nhận chính thức, tại các thôn bản quy định trong nội bộ cộng đồng vẫn hiện diện và đƣợc mọi ngƣời tự giác thực hiện. Để các quy định này có điều kiện phát huy thêm tác dụng của nó, sự cần thiết tất yếu đòi hỏi các địa phƣơng phải có những quy định đƣợc nhà nƣớc chính quyền các cấp thừa nhận. Chúng phải đƣợc pháp lý hóa, mặt khác các trƣởng thôn bản cũng phải đƣợc trao đổi một số quyền lực nhất định. Vì vậy, để thực hiện công việc xây dựng Hƣơng ƣớc bảo vệ rừng, Cán bộ Kiểm lâm, Đội bảo vệ rừng, Ban lâm nghiệp xã và ngƣời dân các thôn bản cần phối hợp thực hiện để xây dựng nên một quy ƣớc bảo vệ rừng cho riêng thôn bản mình.

Trên cơ sở Thông tƣ số 56/1999/TT/BNN - KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn " V/v hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp" và những gì đã đạt đƣợc, Ban

quản lý cần triển khai chƣơng trình xây dựng qui ƣớc quản lý bảo vệ rừng. Các qui ƣớc cần đƣợc xây dựng phù hợp với từng xã, từng thôn và tuyên truyền để nhân dân thực hiện đúng những thoả thuận ghi trong qui ƣớc.

- Thực hiện tốt các quy định, quy chế trong hoạt động của VQG. Khi thành lập VQG Bidoup – Núi Bà đã xây dựng một quy chế hoạt động này, đồng thời phải tuyên truyền sâu rộng cho ngƣời dân vùng đệm quy chế hoạt động để mọi ngƣời tuân thủ đúng quy chế.

- Tuyên truyền giáo dục: Ngƣời dân địa phƣơng vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể trong quản lý tài nguyên rừng, vì thế họ là những đối tƣợng chủ động ra các quyết định quản lý. Để có quyết định hợp lý đòi hỏi các chủ thể phải hiểu biết về luật pháp hiện hành và sử dụng tốt nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống. Nâng cao năng lực cho nhân dân địa phƣơng là một trong những chiến lƣợc tầm nhìn đƣợc nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ quan tâm. Trong điều kiện của Bidoup – Núi Bà những lý do đó cho thấy để quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả ngay, song song với hoàn thiện sửa đổi khung pháp lý cần tiến hành một số hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản lý rừng. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao năng lực thể chế, bồi dƣỡng kiến thức về lâm nghiệp hiện đại cho các chủ thể quản lý rừng ở cấp xã, làng và hộ gia đình. Phát triển nâng cao năng lực thể chế còn là cách tốt nhất để giúp cộng đồng đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của một pháp nhân và điều hành pháp nhân đó có hiệu quả khi đƣợc thiết lập trong tƣơng lai. Thông qua đó, công tác quản lý tài nguyên rừng ở địa bàn nghiên cứu sẽ đạt đƣợc tính bền vững về xã hội và kinh tế cao hơn. Chính về thế mà thực hiện tuyên truyền giáo dục nâng cao năng lực hiểu biết về tài nguyên, quản lý tài nguyên sâu rộng không chỉ cho ngƣời dân vùng đệm mà còn cho ngƣời dân vùng xung quanh sẽ giúp cho việc quản lý, phát triển tài nguyên rừng đƣợc tốt hơn.

Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trong công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng bằng nhiều hình thức nhƣ tổ chức câu lạc bộ, in ấn tài liệu giới thiệu về VQG, các phân khu chức năng, thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ VQG.

b. Các chính sách phát triển kinh tế vùng đệm * Quy hoạch sử dụng đất

Các xã vùng đệm chƣa xây dựng đƣợc bản quy hoạch sử dụng đất. Chính vì vậy, mà việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất là điều kiện đầu tiên để phát triển kinh tế xã hội vùng đệm VQG.

- Về mặt không gian: Phân chia điều kiện lập địa; Phân chia đối tƣợng tác động để phát

triển; Xác định rõ các khu vực dành cho các mục đích khác nhau: Đất lúa, đất lâm nghiệp, đất ở…; Xác định trình tự phát triển theo không gian. Cơ sở của sự phân chia này là đặc điểm điều kiện tự nhiên, sự sử dụng hiện tại của ngƣời dân địa phƣơng, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hoàn cảnh nhân lực, tiền vốn…

- Về mặt thời gian: Cần dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi môi trƣờng và

tài nguyên rừng; Xác định nhu cầu và khả năng của hộ gia đình ngƣời dân trong phát triển các loại hình kinh tế xã hội; Dự báo biến động thị trƣờng các loài cây trồng vật nuôi; Xác định tiến trình phát triển kinh tế xã hội trong từng khu vực cụ thể để có những quy hoạch sử dụng đất cụ thể;

- Về tổ chức thực hiện: Quy hoạch phải mang tính logic và tính hệ thống. Thực hiện nhanh chóng và phù hợp, khi đã có quy hoạch sử dụng đất thì phải thực hiện theo đúng nhƣ bản quy hoạch đã xây dựng.

* Chính sách, giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ trong rừng khoanh nuôi nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật

- Lựa chọn tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện địa phƣơng.

Ngƣời dân vừng đệm từ trƣớc tới giờ có những kiến thức bản địa trồng lâm sản ngoài gỗ, lợi dụng những kiến thức bản địa này của ngƣời dân để đƣa vào trồng cho phù hợp.

* Các chính sách hỗ trợ về sản xuất cho người dân địa phương

- Hình thành các quỹ tín dụng tại địa phƣơng. Các quỹ tín dụng cho ngƣời dân vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện cho ngƣời dân vay lâu dài. Áp dụng thời hạn vay theo chu kì kinh doanh, những loài cây lâu thu hồi vốn sẽ đƣợc vay với thời gian dài hạn hơn những loài cây hàng năm hoặc sớm cho thu hoạch sản phẩm.

- Có thể hình thành các nhóm sản xuất hỗ trợ nhau trong việc kinh doanh một loài cây nào đó. Ví dụ nhƣ nhóm sản xuất cây thuốc, nhóm sản xuất cây nguyên liệu, cây công nghiệp… Các nhóm này không chỉ hỗ trợ nhau về vốn mà còn hỗ trợ nhau về kĩ thuật, thị trƣờng đầu ra của sản phẩm.

- Lập các quỹ bảo hiểm sản xuất: Bất cứ ngành kinh doanh nào cũng có những rủi ro, sản xuất nông lâm sản thì rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngƣời dân địa phƣơng tránh thiệt hại quá lớn khi gặp những rủi ro trong sản xuất có thể thành lập các quỹ bảo hiểm phục vụ cho mục đích này.

- Chú ý đến thị trƣờng đầu ra của sản phẩm: Các tổ chức, chính quyền địa phƣơng phải có những chính sách hỗ trợ ngƣời dân tìm đầu ra của sản phẩm, tránh tình trạng sản phẩm của ngƣời dân làm ra không có nơi tiêu thụ.

* Thực hiện tốt các dự án, đề án đang và sắp được triển khai tại địa phương

Hiện nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt nhiều dự án, đề án phát triển kinh tế,

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup-núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 79)