Tổng quan một số công trình nghiên cứu tại Vƣờn Quốc Gia Bidoup-Núi Bà

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup-núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 25)

Tại Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 2 (2007), nhóm tác giả Phan Kế Lộc và cộng sự đã công bố các kết quả nghiên cứu về “Giá trị của VQG Bidoup – Núi Bà và một số khu vực lân cận trong việc bảo tồn Thông ở Việt Nam”. Theo đó, VQG Bidoup – Núi Bà và một số khu vực lân cận chứa đựng một khu rừng nguyên sinh phát triển trên các đá silicat chủ yếu ở đai núi trung bình khá liên tục và rộng lớn nhất ở nƣớc ta. Đây cũng là khu vực giàu loài thông đứng hàng thứ 2 với 13 loài mọc tự nhiên, trong đó có 2 loài đặc hữu hẹp là Thông đà lạt Pinus dalatensis và nhất là Thông lá dẹt Pinus krempfii [10].

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Đăng Hội, Phạm Mai Phƣơng (2010) với công trình “Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng VQG Bidoup – Núi Bà dƣới tác động nhân sinh” đã chỉ ra rằng VQG Bidoup – Núi Bà có hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi trung bình điển hình của Việt Nam với các kiểu rừng đặc trƣng cho vùng cao nguyên, chứa đựng nguồn gen động thực vât quý hiếm, có giá trị về nhiều mặt. Các tác giả cũng nhận định rừng ở vùng đệm

và vùng lõi của VQG đã chịu những tác động tiêu cực từ phía con ngƣời. Diện tích, chủng loại nhiều kiểu rừng đã và đang tiếp tục có sự biến động cả về số lƣợng và chất lƣợng dƣới tác động của con ngƣời. Do đó, cần chú ý tăng cƣờng công tác quản lý, bảo tồn khu vực có ý nghĩa quan trọng này [9].

Nguyễn Đăng Hội và cộng sự (2011) nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên của việc quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã kết luận tính đa dạng, giàu có, quý hiếm, độc đáo và đặc hữu của hệ động, thực vật VQG Bidoup – Núi Bà là kết quả tƣơng tác của nhiều yếu tố tự nhiên trong thời gian phát triển ổn định, lâu dài. Trong đó sự phân hóa điều kiện địa hình là yếu tố đóng vai trò quyết định đến đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực [7a].

Những năm gần đây cũng đã có nhiều nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững đƣợc thực hiện ở khu vực nhƣ Dự án đầu tƣ xây dựng VQG Bidoup – Núi Bà giai đoạn 2006-2010, Dự án Thí điểm phƣơng pháp quản lý rừng đa mục đích tỉnh Lâm Đồng của Chƣơng trình BirdLife Quốc tế tại Đông Dƣơng, Báo cáo Rà soát điều chỉnh các phân khu chức năng VQG Bidoup – Núi Bà, Dự án hợp tác phát triển, Lâm Đồng; Dự án JICA – Bidoup - Núi Bà...

Tóm lại, trong thời gian qua, nghiên cứu về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề trọng tâm của các nghiên cứu về rừng tại khu vực VQG Bidoup - Núi Bà. Tuy nhiên, các nghiên cứu đặc trƣng sinh thái thảm thực vật để từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn thì hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến. Hơn nữa, còn rất ít công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hệ sinh thái rừng tại khu vực. Vì vậy, nghiên cứu đặc trƣng sinh thái thảm thực vật VQG Bidoup - Núi Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn đƣợc thực hiện trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những kết quả của các tác giả đi trƣớc. Thông qua đó, luận văn đề xuất một số biện pháp kỹ thuật phù hợp góp phần phục hồi và phát triển thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup-núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 25)