Địa hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup-núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 58)

Do sự phức tạp của địa hình nên các kiểu thảm thực vật ở VQG Bidoup – Núi Bà có sự phân hóa rõ rệt theo không gian. Sự phân hóa của thảm thực vật phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, song nổi trội nhất là quy luật đai cao, hƣớng phơi sƣờn núi và tính chất phân bậc của địa hình.

- Sự phân hoá theo đai cao: Phân hoá theo đai cao là đặc điểm biểu hiện rõ rệt nhất của nhiều hợp phần tự nhiên mà không riêng của thảm thực vật. Tuy vậy, với tƣ cách là “chiếc áo choàng” cho lớp vỏ trái đất, thảm thực vật có vai trò trở lại đối với nhiều quá trình khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. Ở vùng núi Bidoup, quy luật đai cao của thảm thực vật là sự phân hoá rừng á nhiệt đới núi trung bình và núi cao. Đây là điểm nhấn cho sự phân hoá thảm và hệ sinh thái. Trong khuôn khổ đề tài, chỉ xin giới thiệu những nét chính của kiểu thảm theo sự phân hoá ở một số đai cao điển hình.

+ Khu vực đỉnh núi ở độ cao trên dƣới 2.000m. Đai địa hình này có diện tích không lớn và bản thân cũng đã có sự phân hoá. Đỉnh núi có khi là khá sắc nhọn (đỉnh Bidoup 1) nhƣng cũng có khi dạng khối với bề mặt san bằng rộng hàng hecta (đỉnh Bidoup 2, đỉnh Hòn Giao). Ở đai cao này có sự xuất hiện của các kiểu thảm thực vật á nhiệt đới núi cao.

Điểm đáng lƣu ý là các sƣờn của đỉnh núi rất dốc, độ dốc lên tới 35-500 nhƣng vẫn đƣợc bao phủ bởi thảm thực vật rừng khá dày với sức sống tốt. Dƣới tán rừng, lớp lá rụng 3-4cm với quá trình phân giải chậm. Trong khi đó, ở các dạng đỉnh sắc nhọn (có bề mặt san bằng hẹp), đặc điểm của thảm thực vật có sự khác biệt rõ rệt. Ví dụ, tại đỉnh núi Bidoup 1 ở độ cao khoảng 2.100m, thảm thực vật thân gỗ đƣợc cấu thành chủ yếu là loài Fokienia hodginsii thuộc họ Cupressaceae. Cây có độ cao đạt tới 10m, đƣờng kính 50-100cm, tán đan xen. Cây có sự phân cành sớm, ở độ cao khoảng 2-3m. Tham gia vào tổ thành loài còn có Vaccinuim sp, Rhododendron sp. thuộc họ Ericaceae,Cinnamomum sp. thuộc họ Lauraceae, Ternstroemia sp. thuộc họ Theaceae, Quercussp., Lithocarpus sp. thuộc họ Fagaceae...

+ Khu vực đỉnh - sƣờn núi ở độ cao 1.000-2.000m: Nhƣ đã trình bày, đây là đai núi có diện tích rộng nhất trong VQG Bidoup - Núi Bà. Ở đây hình thành kiểu rừng á nhiệt đới núi trung bình điển hình. Trong đai này có một số kiểu phụ sau:

Rừng á nhiệt đới thƣờng xanh cây lá rộng và cây lá rộng, lá kim núi trung bình. Rừng có diện tích lớn với cây đa trội và cấu trúc thảm phức tạp. Rừng phân ra nhiều tầng nhƣng có 2 tầng chủ đạo, các tầng trung gian không liên tục, xen kẽ nhau, đôi khi tạo nên các “khảm”. Ở nhiều nơi, trên thân cây có lớp rêu mỏng nhƣ một đại diện của thực vật bì sinh của đai. Đây cũng là đặc điểm khá nổi trội của VQG Bidoup - Núi Bà. Đặc biệt hơn, tại đai độ cao này, trên sƣờn phía Đông Bắc đã hình thành cảnh quan rừng rêu mù trên núi trung bình, một đặc trƣng hiện đƣợc xem là duy nhất ở Việt Nam.

+ Rừng lá kim núi trung bình (rừng thông 3 lá Pinus kesiya): Rừng thông 3 lá tự

nhiên Pinus kesiya là kiểu thảm thực vật phổ biến trong VQG Bidoup - Núi Bà,

phân bố ở đai độ cao <1.700m. Địa hình thƣờng có dạng sƣờn thoải, độ dốc dao động 15-25o. Tuy vậy, cũng có nơi rừng phân bố trên độ dốc tới 30-400 nhƣ ở khu vực trạm kiểm lâm Liêng Ka.

- Sự phân hoá hướng sườn: Kết quả khảo sát cho thấy, hƣớng phơi của sƣờn núi có ý nghĩa nhiều tới đặc trƣng phân bố không gian của thảm thực vật tự nhiên VQG Bidoup - Núi Bà. Hiện tƣợng này đặc biệt biểu hiện rõ nét ở khu vực phía đông, nơi có nhiều đỉnh núi cao. Quy luật phân bố của rừng rêu mây mù núi cao đã hoàn toàn bị phá vỡ ở VQG Bidoup - Núi Bà. Trong khi ở nhiều địa điểm cũng ở trong Vƣờn ở độ cao 1.600-1.700m, thậm chí cao hơn, thảm thực vật vẫn là rừng á nhiệt đới điển hình trên núi trung bình thì tại khu vực núi Hòn Giao, sƣờn phía đông đón gió đông bắc gần nhƣ ẩm quanh năm đã làm xuất hiện kiểu rừng rêu mây mù. Kiểu này

xuất hiện ngay từ trạm Hòn Giao ở độ cao 1.650m. Nhƣ vậy, tại VQG Bidoup - Núi Bà có sự tồn tại của kiểu Rừng rêu mây mù núi trung bình.

Sự phân bố rừng thông, các kiểu phụ rừng á nhiệt đới cây lá rộng, lá kim núi trung bình cũng chịu sự chi phối rõ rệt của hƣớng sƣờn. Ngay tại khối núi Bidoup, rừng thông 3 lá chỉ xuất hiện ở phía tây và tây nam, những hƣớng còn lại, đặc biệt ở hƣớng bắc, đông bắc kiểu thảm thực vật hoàn toàn là rừng á nhiệt đới thƣờng xanh cây lá rộng hoặc hỗn giao cây lá rộng, lá kim.

- Sự phân hoá độ dốc: Ngoài mối liên hệ và sự phụ thuộc chặt chẽ với sự phân hoá đai cao, hƣớng phơi của sƣờn núi thì thảm thực vật còn chịu ảnh hƣởng tƣơng đối nhiều vào độ dốc của địa hình. Nét biểu hiện rõ nhất khi nghiên cứu ở VQG Bidoup - Núi Bà chính là hình thái, mật độ cá thể thực vật trong cùng một kiểu loại thảm nhƣng ở những độ dốc khác nhau. Có thể minh chứng điều này qua một số khu vực đặc trƣng: Trên sƣờn tây nam khối Bidoup, nơi tồn tại kiểu rừng lá kim á nhiệt đới thuần loại loài thông 3 lá Pinus kesiya ở độ cao 1.500-1.800m có thể quan sát thấy sự khác biệt. Tại nơi địa hình có độ dốc lớn (> 30o), các cây trƣởng thành thƣờng có kích thƣớc thân trung bình, chiều cao phân cành lớn; trong khi đó tại những nơi địa hình tƣơng đối bằng phẳng, kể cả trên giông núi, thân cây thƣờng có kích thƣớc lớn hơn, cành phát triển nhiều. Không những thế, quá trình diễn thế đang dần chuyển đổi rừng Thông 3 lá trên những sƣờn có độ dốc > 35o

và tạo nên thảm thực vật có kiểu “khảm” ở khu vực này.

Nhìn chung, ở đai độ cao > 1.000m, cấu trúc thảm thực vật thƣờng có quy luật phân hóa khá rõ rệt theo độ dốc: độ dốc càng lớn, thân cây có kích thƣớc càng nhỏ, cong queo, thế nằm nghiêng và có xu thế đan xen. Có thể quan sát hiện tƣợng này ở khu vực đỉnh và gần đỉnh núi Hòn Giao thuộc phía đông bắc của Vƣờn. Tuy vậy, những khảo sát theo tuyến và điểm cũng chỉ ra rằng, trên một phạm vi đủ lớn, độ dốc địa

hình ảnh hƣởng không thật sự rõ rệt đến cấu trúc thành phần loài mà chủ yếu đến cấu trúc tầng tán và hình thái của thảm tại mỗi vị trí xác định.

Nhƣ vậy quy luật phân hoá đai cao đã tạo ra những kiểu thảm thực vật khác nhau: rừng á nhiệt đới núi trung bình, rừng á nhiệt đới núi cao. Bên cạnh đó tính chất đai cao cũng không thật sự giống nhau ở các khối núi. Cùng với nó, hƣớng phơi của sƣờn núi đã tạo ra những nét độc đáo và đặc trƣng của thảm thực vật VQG Bidoup - Núi Bà. Ngay trong cùng một đai cao đã tồn tại nhiều phụ kiểu thảm thực vật khác nhau, trong đó điển hình là sự xuất hiện của kiểu Rừng rêu mây mù trên núi trung bình ở độ cao 1.650-1.700m.

Độ dốc địa hình cũng có ý nghĩa với cấu trúc và hình thái thảm thực vật. Ngay trong cùng một đai độ cao, độ dốc đã làm cho hình dáng thân cây, tán lá và hệ rễ của cùng một loài không giống nhau. Tuy vậy, khác với yếu tố đai cao và hƣớng phơi sƣờn núi, độ dốc địa hình ảnh hƣởng rõ rệt nhất đến cấu trúc tầng tán, cấu trúc dƣới tán mà ít ảnh hƣởng tới thành phần loài trong cùng một kiểu thảm thực vật.

3.4.2. Thổ nhưỡng

Với diện tích không lớn và ít có sự phân hoá phức tạp của điều kiện địa chất nên trong khu vực không có nhiều loại đất. Ở đây có một số loại đất đại diện là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, đa xit, đất mùn vàng nhạt trên cuội, cát kết và phiến. Ở độ cao trên 2.000m hình thành loại đất mùn alit.

* Nhóm đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma axit, đa xit: Phân bố rộng

khắp trên lãnh thổ VQG lên tới độ cao khoảng 2.000m. Đất có đặc điểm là quá trình feralit diễn ra tƣơng đối mạnh kết hợp với quá trình tích luỹ mùn bề mặt (tạo nên tầng mùn dày 10 – 20cm). Nhiều khu vực, mặc dù có độ dốc tới 20 – 25o, thảm thực vật chủ yếu là cây trong họ Fagaceae và một số cây lá kim thuộc họ Pinacaea, họ Podocarpaceae ở độ cao 1.400 – 1.600m, tầng thảm mục dày 6 –

8cm, ngay phía dƣới là lớp rễ nổi với tầng mùn màu xám đen, nâu đen đặc trƣng. Đất ẩm và xốp. Quá trình rửa trôi diễn ra chậm và phụ thuộc nhiều vào cấu trúc địa hình và lớp phủ thực vật.

Ngoài yếu tố địa hình, thảm thực vật cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến thành phần và tính chất hoá lý đất. Một số phẫu diện ở khu vực rừng cây lá rộng ở núi Bidoup và khu vực gần chân núi Gia Rích, kết quả nghiên cứu cho thấy: đất có tầng dày trên 100cm, thành phần thịt trung bình, cấu trúc khá xốp. Đất có phản ứng chua, pHKCl dao động trong khoảng 3,76 đến 3,95. Ngoài tầng thảm mục dày 4 – 5cm, gồm chủ yếu là lá và cành khô rơi rụng, ẩm ƣớt, theo đặc điểm về màu sắc và lớp dƣỡng rễ, có thể tạm chia thành 3 tầng:

- Tầng 1 (mùn) dày 12cm, màu nâu đen, mịn, có nhiều rễ cây, nhiều giun đất sinh sống. Hàm lƣợng mùn rất cao (7,75%). Hàm lƣợng đạm, lân tổng số ở mức giàu, kali tổng số nghèo. Tuy vậy, trong khi hàm lƣợng kali dễ tiêu ở mức giàu (21,60mg/100gđất) thì hàm lƣợng lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình (6,87mg/100gđất); cation trao đổi ở mức trung bình, trong khi dung tích hấp phụ ở mức cao (15,32mđlg/100gđất).

- Tầng 2 dày 20cm, màu vàng lẫn vết đen của lớp mùn rửa trôi xuống, lẫn sạn thạch anh (0,5 – 3mm). Hàm lƣợng mùn rất cao do sự rửa trôi theo phẫu diện (8,95%). Hàm lƣợng đạm, lân tổng số ở mức giàu, kali tổng số nghèo (0,12%). Cũng nhƣ tầng 1, hàm lƣợng kali dễ tiêu ở mức giàu (52,61mg/100gđất) thì hàm lƣợng lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình (7,73mg/100gđất); cation trao đổi ở thấp và trung bình, dung tích hấp phụ ở mức cao (14,8mđlg/100gđất).

- Tầng 3 dày 70cm, màu vàng nhạt, hàm lƣợng sét mịn khá cao nhƣng lẫn sạn thạch anh, ít rễ cây, đất ẩm ƣớt. Hàm lƣợng mùn trung bình; Hàm lƣợng đạm, lân, kali tổng số đều thấp. Tuy vậy, hàm lƣợng kali dễ tiêu lại rất cao (79,98mg/100g

đất). Một số tính chất cơ bản và thành phần hoá học cụ thể đƣợc chỉ ra trong Bảng 3.7.

Trong khi đó, ở độ cao 1.600m trong rừng Thông tự nhiên (Pinus kesiya), phẫu diện đất có đặc điểm: Tầng thảm mục gồm chủ yếu lá thông dày 3cm; tầng mùn khá mỏng (tầng 1) dày 7cm với thành phần cát pha hơi ẩm, màu xám đen; tầng 2 dày 22cm thành phần thịt nhẹ, màu nâu vàng, ẩm; tầng 3 dày 30cm màu vàng đỏ, thịt nhẹ, lẫn ít đá vụn bở; tầng 4 dày 40cm màu vàng đỏ, kết cấu dạng hạt, có rải rác vết sét màu trắng.

Bảng 3. 7: Tính chất một số loại đất VQG Bidoup – Núi Bà STT Chỉ tiêu KHM pHKCl Ca2+ (mđlg/100g đất) Mg2+ (mđlg/100g đất) CEC (mđlg/100g đất) Mùn (%) Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất ) N P2O5 K2O P2O5 K2O 1 T1 3.81 1.56 1.19 15.32 7.57 0.404 0.310 0.27 6.87 21.60 2 T2 3.95 0.34 1.22 14.80 8.95 0.486 0.213 0.12 7.73 25.61 3 T3 3.76 0.25 0.31 9.68 2.43 0.166 0.095 0.18 2.58 79.98 4 D1 4.03 0.31 0.22 13.12 7.33 0.230 0.064 0.34 3.44 11.51 5 D2 3.89 0.16 0.06 12.48 0.88 0.053 0.082 0.36 1.72 5.81 6 D3 3.82 0.16 0.03 14.40 0.22 0.027 0.053 0.64 1.43 5.93 7 B1 3.95 0.12 0.15 14.37 6.77 0.140 0.160 0.35 1.89 9.83 8 B2 3.96 0.09 0.03 13.52 0.37 0.031 0.158 0.35 1.43 4.58 9 B3 3.90 0.13 0.09 10.80 0.13 0.020 0.165 0.59 1.43 4.79

Trong đó:

- T1, T2, T3: Tầng đất trong rừng lá rộng thƣờng xanh - D1, D2, D3: Tầng đất trong rừng lá kim

- B1, B2, B3: Tầng đất trong rừng hỗn giao lá rộng, lá kim

Kết quả phân tích thành phần hoá học cho thấy sự tích luỹ mùn tập trung chủ yếu ở tầng 1 (7,33%), tầng 2 và 3, hàm lƣợng mùn giảm mạnh và chỉ còn ở mức nghèo. Điều này cho thấy khả năng phân huỷ mùn và khoáng hoá ở khu vực rừng lá kim nhanh hơn nhiều so với rừng lá rộng hoặc rừng hỗn giao trong điều kiện cụ thể tại VQG Bidoup – Núi Bà. Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng hầu hết ở mức trung bình hoặc nghèo và có xu hƣớng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện đất. Tuy nhiên, dung tích hấp phụ vẫn ở mức cao, đạt 13,12mđlg/100gđất ở tầng 1, 12,48mđlg/100gđất ở tầng 2 và cao hơn một chút ở tầng 3 (14,4mđlg/100gđất). Rừng hỗn giao lá rộng, lá kim có diện tích khá lớn và cũng là một đặc trƣng của VQG Bidoup – Núi Bà. Đất dƣới rừng vẫn chủ yếu thuộc nhóm đất mùn vàng đỏ phát triển trên nền nham thạch macma. Tuy vậy, quá trình tích luỹ mùn và khoáng hoá diễn ra không còn chậm nhƣ rừng cây lá rộng xét ở cùng đai độ cao. Kết quả khảo sát phẫu diện ở khu vực rừng hỗn giao cây lá rộng (chủ yếu các loài thuộc họ Fagaceae) với các loài lá kim (Thông lá dẹt, Thông nàng, Pơ mu) cho thấy, đất có màu vàng đỏ, ẩm, thành phần thịt. Đất có phản ứng chua, pHKCl dƣới 4. Tầng đất dày trên 100cm với 3 tầng tƣơng đối rõ rệt. Tầng 1 nhiều mùn, dày 10cm; tầng 2 có cấu trúc khá chặt, dày 42cm; tầng 3 mịn và chặt hơn, dày >60cm.

Hàm lƣợng mùn giảm mạnh theo chiều sâu phẫu diện, giàu ở tầng 1 (6,77%), nghèo ở tầng 2 và 3. Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng khá giống với rừng lá kim, song tính chất theo các tầng đã bị thay đổi. Một số chỉ tiêu có xu hƣớng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện nhƣ hàm lƣợng lân và kali dễ tiêu. Dung tích hấp phụ cao ở tầng 1 và 3 còn ở tầng 2 chỉ ở mức khá (10,8mđlg/100gđất).

* Nhóm đất mùn vàng nhạt trên cuội, cát kết và phiến. Phân bố tập trung ở phần thƣợng nguồn sông Krông Knô. Đất có tầng dày rất thay đổi, phụ thuộc vào độ dốc và sự chia cắt của địa hình. Nhìn chung tầng dày khoảng 50cm với lƣợng mùn ở tầng mặt vẫn khá cao do hầu hết khu vực vẫn đƣợc duy trì thảm thực vật rừng nguyên sinh.

* Nhóm đất mùn alit núi cao. Phân bố chủ yếu trên một số đỉnh núi có độ cao trên

2.000m. Tuy nhiên, do cấu trúc bề mặt đỉnh cộng với đặc điểm thảm thực vật nên ở một số đỉnh núi mặc dù có độ cao lớn song quá trình tích luỹ mùn không thật sự điển hình (đỉnh Hòn Giao).

* Nhóm đất dốc tụ. Phân bố rải rác trong toàn bộ lãnh thổ VQG, đặc biệt ở trong

các thung lũng rộng. Đây là nhóm loại đất hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở trên chân và sƣờn núi (chủ yếu là đất mùn vàng đỏ). Chính vì thế nên hình thái phẫu diện rất khác nhau. Tuy vậy, trong khu vực nghiên cứu thƣờng thấy 2 dạng là: đất dốc tụ có thành phần cơ giới trung bình và đất dốc tụ có thành phần cát pha. Kết quả khảo sát ở khu vực phía đông của VQG cho thấy hầu hết đất dốc tụ ở đây có thành phần cơ giới cát pha, đôi chỗ cát pha thịt nhẹ.

Bên cạnh các nhóm loại đất nói trên, ở khu vực nghiên cứu còn có nhóm đất phù sa nguồn gốc sông, suối. Nhóm đất này phân bố rải rác thành những diện

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc trưng sinh thái thảm thực vật vườn quốc gia bidoup-núi bà và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)