Ý nghĩa đối với động đất Vấn Xuyên 2008.
Mian Liu, Dept. of Geological Sciences, University of Missouri, Columbia, MO 65211
Mặc dù đông Tây Tạng là khu vực địa chấn tích cực, trận động đất ở Vấn Xuyên ngày 12 tháng 5 năm 2008 trên đứt gãy Long Môn Sơn vẫn khiến chúng ta bất ngờ, bởi biên độ trượt ở đứt gãy Xiangshuhe và những đứt gãy khác trong khu vực còn cao hơn nhiều, và những trận động lớn xảy ra thường xuyên hơn là ở đứt gãy Long Môn Sơn. Để hiểu nguyên nhân gây ra vụ động đất ở Vấn Xuyên và ý nghĩa của nó đối với tai biến động đất trong khu vực, chúng tôi đã nghiên cứu sự phát triển của các mômen địa chấn và ứng suất trên những đứt gãy chính ở đông Tây Tạng trước và sau khi xảy ra vụ động đất Vấn Xuyên. Dựa trên những số liệu GPS, chúng tôi đã sử dụng mô hình khối đàn hồi để tính toán biên độ trượt trên Long Môn Sơn và các đứt gãy chính khác trong khu vực. Biên độ trượt được dùng để dự báo tốc độ tích lũy mômen địa chấn trên mỗi đứt gãy, và kết quả được so sánh với mức giải phóng mômen địa chấn mà chúng tôi xác định từ hồ sơ các vụ động đất tại Trung Quốc trong vòng 300 năm qua. Chúng tôi nhận thấy, mặc dù biên độ trượt ở đứt gãy Xiangshuhe có thứ bậc chấn cấp cao hơn ở đứt gãy Long Môn Sơn, tính đến năm 2007 những trận động đất thường xuyên dọc đứt gãy Xiangshuhe đã giải phóng rất nhiều mômen địa chấn. Mặt khác, không có vụ động đất lớn nào xuất hiện dọc đứt gãy Long Môn Sơn trong vòng 1 nghìn năm qua trước vụ động đất Vấn Xuyên, và mômen địa chấn tích tụ trên đứt gãy Long Môn Sơn đã quá đủ để tạo ra một trận động đất mạnh khoảng 8 độ Rích-te. Để khám phá cơ chế có khả năng gây ra vụ động đất Vấn Xuyên, chúng tôi đã phát triển một mô hình dẻo đàn hồi có tính lưu biến ba chiều để nghiên cứu biến đổi ứng suất liên quan đến những vụ động đất ở đông Tây Tạng. Chúng tôi nhận thấy vết đứt gãy của vụ động đất Vấn Xuyên đồng nhất với xu hướng trồi ra theo hướng đông của Cao nguyên Tây Tạng. Một số vụ động đất lớn (trên 6 độ Ríchte) ở những đứt gãy liền kề trong thế kỷ qua đã có tác động rõ ràng đến vụ động đất Vấn Xuyên 2008 trừ vụ động đất ở Diexi năm 1933 (mạnh 7,5 độ), có thể chúng đã làm tăng ứng suất Coulomb thêm xấp xỉ 2 bar (đơn vị áp suất) trên đứt gãy Long Môn Sơn gần huyện Vấn Xuyên. Vụ động đất Vấn Xuyên 2008 đã làm tăng ứng suất Coulomb trên một số đoạn của các đứt gãy lân cận, tương tự như các mô hình trước (Parsons et al., 2008; Toda et al., 2008). Sự khác biệt chủ yếu là đứt gãy đông Xiangshuhe – mặc dù vụ động đất Vấn xuyên làm tăng ứng suất Coulomb tại đó, ứng suất vẫn duy trì dưới mức năm 1893 do sự giải phóng ứng suất của 6 trận động đất trên 6,9 độ Rích te từ đó đến nay. Mô hình của chúng tôi cho thấy những tương tác đứt gãy ngắn hạn rất có ý nghĩa. Khi đứt gãy Xiangshuhe bị khóa chặt, như vẫn thế trong 25 năm qua, áp lực trên đứt gãy Long Môn Sơn có thể tăng thêm khoảng 0,5 barơ/kyr.
Mian Liu is a professor at the Dept. of Geological Sciences, University of Missouri. He received the Ph.D. degree in Geophysics from the University of Arizona, USA in 1989. He was a postdoctoral fellow at the University of Minnesota and the Pennsylvania State University before joining the faculty at the University of Missouri in 1992. Mian Liu held a a variety of positions such as Director, Institute for Earthquake Studies, Univ. of Missouri; Honorary Vice Director, The Computational Geodynamics Lab, Chinese Academy of Sciences (2003-2007); Panelist, Chang-Jiang Scholar committee, Chinese Ministry of Education (2006-); President (00-02), IPACES (International Professionals for Advancement of Chinese Earth Sciences).
Mian Liu's primary expertise is computational geodynamics. He has published in mantle dynamics and hotspots, mountain building and basin formation, magmatism and volcanism, thermal processes in regional and contact metamorphisms, active tectonics and earthquakes.
Mian Liu là giáo sư Khoa khoa học địa lý, Đại học Missouri, Columbia, Hoa Kỳ. Ông lấy bằng tiến sỹ về địa vật lý năm 1989 tại Đại học Arizona, Hoa Kỳ. Trước khi tham gia giảng dạy tại Đại học Missouri năm 1992, ông là nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học Minnesota và Đại học bang Pennsylvania. Mian Liu từng đảm nhiệm nhiều chức vụ: Giám đốc viện nghiên cứu động
đất, đại học Missouri, Phó giám đốc danh dự phòng thí nghiệm địa động lực trên máy tính, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc. (2003 – 2007), Uỷ viên Hội đồng học giả Chang-Jiang, Bộ giáo dục trung Quốc (2006-nay), Chủ tịch (2000 – 2002), Các chuyên gia quốc tế vì sự phát triển của Khoa học trái đất Trung Quốc (IPACES). Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là địa động lực
trên máy tính. Ông đã xuất bản nhiều ấn phẩm về động lực manti, các điểm nóng, quá trình tạo núi và hình thành bồn trũng, macma, núi lửa, biến chất, kiến tạo hoạt động và đông đất.