Nghiên cứu kiến tạo tích cực và địa chấn kiến tạo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu IMC_EarthquakWorkshop_ABSTRACTS (Trang 36 - 37)

Phan Trọng Trịnh, Viện Địa Chất, 84 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội E-mail: pttrinh@vast.ac.vn

Nghiên cứu sự phát triển kiến tạo tích cực tại Việt Nam có ý nghĩa to lớn về cả khoa học lẫn thực tiễn. Dịch trượt bằng phải dọc theo đứt gãy Sông Hồng từ Plioxen đến nay được xác định bằng các phương pháp phân tích các sông nhánh, bồi tích Đệ Tứ, thung lũng sông từ ảnh LANSAT, SPOT và bản đồ địa hình chi tiết, kết hợp với quan sát thực địa. Dọc theo đứt gãy Tây Nam Sông Hồng, biên đô trượt bằng phải theo các kênh suối là từ 150 đến 700 mét (trung bình là 300 mét). Biên độ dịch trượt tính theo các nhánh dẫn (170 – 450 mét) phát hiện tại nhánh phía Đông. Giả thiết là pha xâm thực chính thể hiện rõ nét tại khu vực gần với đồng bằng châu thổ Sông Hồng này, trùng với thời điểm bắt đầu của Băng hà Riss và sử dụng biên độ dịch trượt trung bình của các dòng chảy và tốc độ phát triển sông tối thiểu là 100-150 mm/năm, kết quả tính toán cho thấy tốc độ dịch chuyển ngang là 2,9 ±1,7 mm/năm đối với đứt gãy Sông Chảy, 2,3 ±1,5 mm/năm đối với bờ trái và 2,1 ±1,5 mm/năm tương ứng cho bờ phải của thung lũng đứt gãy Sông Hồng. Một số đứt gãy tích cực liên quan đến chuyển động phải này được quan sát tại khu vực Sơn La. Đứt gãy Phong Thổ - Nậm Pia phân cách hai đới tách giãn Tú Lệ và Sông Đà, thể hiện rõ trên bản đồ địa mạo. Các phân đoạn đứt gãy có phương TB – ĐN, cắm về phía TN được quan sát rất rõ trên ảnh SPOT. Tại thực địa, các mặt trượt tam giác chứng tỏ chúng có tính chất trượt thuận đặc trưng. Trên cơ sở các số liệu khác nhau, tốc độ chuyển động thẳng đứng của đứt gãy Phong Thổ - Nậm Pia là 0,2 - 0,4 mm/năm cho khoảng thời gian từ Plioxen đến nay, 0,5 – 3 mm/năm cho khoảng thời gian từ Đệ Tứ - hiện đại và 0,6 – 1,7 đối với thời gian hiện tại. Căn cứ vào các phương pháp khác nhau, độ AN TOÀN ĐỘNG ĐẤT TỐI ĐA đã được xác định cho một số phân đoạn đứt gãy khác nhau tại Việt Nam.

Prof. Phan Trong Trinh earned his PhD in 1989 from University of Paris 7 in the field of physical tectonics. Currently he is head of the department of Neo-geodynamics, Institute of Geological Sciences, VAST. His fields of interest include active tectonics, active faults, seismotectonics along the Red River Fault Zone and else where.

PGS. Phan Trọng Trịnh nhận bằng tiến sĩ năm 1989 tại Đại học Paris 7, thuộc ngành vật lý kiến tạo. Hiện tại ông là trưởng phòng Địa động lực hiện đại thuộc Viện Địa Chất, Hà Nội. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm kiến tạo tích cực, đứt gãy tích cực, địa chấn kiến tạo. Đối tượng nghiên cứu của ông là đứt gãy Sông Hồng

Một phần của tài liệu IMC_EarthquakWorkshop_ABSTRACTS (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)