Động đất trong Đới đứt gãy Sông Hồng: Kết quả nghiên cứu cuội nứt và phân tích địa mạo-kiến tạo.

Một phần của tài liệu IMC_EarthquakWorkshop_ABSTRACTS (Trang 25 - 27)

địa mo-kiến to.

Nguyễn Quốc Cường 1 và Witold Zuchiewicz 2 1

Phòng Địa niên đại, Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 84 Phố Chùa Láng, Đống

Đa, Hà Nội, Việt Nam; email: cuongnqdc@gmail.com

2

Khoa Địa chất, Địa vật lí và Bảo vệ Môi trường, Học viện Mỏ-Luyện kim (AGH), Krakow, Al. Mickiewicza 30, 30-059 Kraków, Ba Lan; e-mail: witoldzuchiewicz@geol.agh.edu.pl

Galicia Tectonic Group

Đới đứt gãy Sông Hồng (Đ ĐGSH) là một đơn vị kiến tạo lớn, phân cách địa khối Trung Ấn và địa khối Hoa Nam. Đới đứt gãy kéo dài hơn 900 km từ Đông Tây Tạng đến Vịnh Bắc Bộ, biểu hiện một sự gián đoạn địa chất và địa mạo rõ rệt nhất ở Đông Nam Á (Hình 1)

Không có trận động đất nào với M>7.0 được ghi nhận trên Đ ĐGSH kể cả đoạn trên lãnh thổ Trung Quốc (Hình 2a) cũng như trên phần kéo dài ĐN của nó ở miền Bắc Việt Nam (Hình 2b). Điều này có thể được lí giải: hoặc là tồn tại một khoảng thời gian ngưng nghỉ dài giữa các trận động đất mạnh (theo Allen & Nnk., 1984) hoặc là đứt gãy kết thúc hoạt động ở độ sâu khoảng 5- 20 km (Công & Feigl, 1999), hoặc do cơ chế trườn kiến tạo chậm chạp (đứt gãy giải phóng năng lượng từ từ) chiếm ưu thế trong thời kì Plioxen-Đệ Tứ (Cường & Nnk., 1999).

Cuội nứt trong cuội kết và cuội-sỏi-sạn kết đã được phân tích tại tất cả các bồn trũng trầm tích dọc Đ ĐGSH (Hình 3).

Hầu hết các viên cuội thành phần trong cuội kết của hệ tầng Mioxen đều bị nứt vỡ. Đặc điểm chung của chúng là các khe nứt chỉ xuất hiện hạn chế trên các viên cuội thành phần, còn nền xi măng gắn kết chúng lại không bị nứt. Quá trình nứt này xảy ra trước khi nền xi măng được cố kết rắn chắc. Ngược lại, các khe nứt (vết nứt và đứt gãy) tác động lên cả các viên cuội thành phần lẫn nền xi măng được hình thành sau khi đá đã được cố kết rắn chắc.

Cuội trong cuội kết của hệ tầng Đệ Tứ không bị nứt.

Phân tích địa mạo bao gồm nghiên cứu địa mạo cấu trúc và giải đoán ảnh vũ trụ, ảnh máy bay, mô hình số độ cao (DEM), sử dụng ảnh thám sát địa hình liên tục bằng ra đa (SRTM) bậc 1 và 2 và bản đồ địa hình. Những nghiên cứu này được thực hiện trên suốt chiều dài Đ ĐGSH thuộc lãnh thổ Việt Nam (Hình 4), riêng khu vực Yên Bái, nơi có những ví dụ điển hình nhất về chuyển động trượt ngang phải trong Pleistoxen và Holoxen dọc theo ĐGSH đã được chọn làm khu vực nghiên cứu thử nghiệm. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu về đặc điểm địa

mạo-kiến tạo sườn TN khối Tam Đảo thuộc Đứt gãy Sông Lô (Cường & Zuchiewicz, 2001) đã chứng tỏ sự nổi trội của chuyển động thẳng đứng. (Hình. 5).

Biên độ dịch chuyển phải của Đ ĐGSH (phần Việt Nam) tính từ sau Mioxen là 20-57 km, còn biên độ dịch chuyển của các thung lũng Đệ Tứ riêng lẻ là từ 9 m đến gần 2 km. Tốc độ trượt phải tương ứng trong Đệ Tứ nằm trong khoảng 1- 9 mm/năm hoặc 1- 4 mm/năm.

Những tính toán gần đây cho thấy biên độ dịch trượt phải tối đa của các thung lũng sông nhánh dọc theo các phân đoạn khác nhau của Đ ĐGSH nằm trong khoảng 400 m và 5.3 km, trung bình là 1.1-2 km. Tốc độ dịch trượt tương ứng trong Đệ Tứ là 0.43-1.1 mm/năm đối với các đoạn dịch trượt riêng biệt và 5.5-7.8 mm/năm cho toàn bộ dịch trượt được cộng dồn.

Thềm sông trong đoạn giữa của Đ ĐGSH chủ yếu có tuổi Pleistoxen muộn và Holoxen, trừ các thềm cao nhất (40-50 m) có lẽ được hình thành vào giữa Pleistoxen. Dù sao, tuổi chính xác tuyệt đối của các trầm tích sông chưa thể xác định cụ thể vào thời điểm hiện tại.

Lấy biên độ chuyển dịch phải của các bậc thềm và bồi tích liên quan biến đổi trong khoảng từ 675 m đến 3,000 m để tính toán thì tốc độ chuyển dịch phải tương ứng từ giữa Pleistoxen xuyên suốt Holoxen cỡ 0.9 đến 3.9 mm/năm là thực tế nhất.

Thành phần chuyển động thẳng đứng có phần kém quan trọng hơn ở đoạn giữa của Đ ĐGSH, trong khi nó biểu hiện qua biên độ trượt thuận đáng kể ở phân đoạn TB và ĐN của đới đứt gãy.

Mr. Nguyen Quoc Cuong is a researcher of the Department of Geochronology, Institute of Geological Sciences (IGS), VAST. He received a doctor degree of Earth Sciences in the field of geology from Polish Academy of Sciences in 2008. His specific fields of research are in the areas of brittle tectonics, sedimentary basin, neotectonics and morphotectonics. He is author and co-author of more than 50 published papers in Vietnamese, Polish and international journals.

Nguyễn Quốc Cường là cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng địa niên đại, Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Năm 2008 ông nhận bằng tiến sỹ

Khoa học trái đất trong lĩnh vực địa lý của Viện hàn lâm Khoa học Ba Lan. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ông bao gồm: kiến tạo giòn, trầm tích, tân kiến tạo, kiến tạo địa mạo. Ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 50 bài báo đăng trên các tạp chí tiếng Việt, tiếng Ba Lan và các tạp chí quốc tế.

Mr Zuchiewicz earned a Ph.D degree in geology from Jagiellonian University, Kraków, in 1981 and a Doctor of Science in geology from

Jagiellonian University in 1988. His research interests are centered on:

neotectonics, morphotectonics, palaeoseismology, recent stress field, fluvial geomorphology, lithology and lithostratigraphy of Quaternary fluvial and slopes sediments. Zuchiewicz is a member of a variety of scientific societies: The Geological Society, London, Geological Society of America, Committee for Quaternary Studies of the Polish Academy of Sciences,

Geological Society of Poland, Commission for Quaternary

Palaeogeography of the Polish Academy of Arts and Sciences, Commission for Geographical Sciences of the Polish.

Zuchiewicz nhận bằng tiến sỹ về địa chất tại Đại học Jagiellonian, Krakow, Ba Lan năm 1981 và tiến sỹ khoa học năm 1988. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của ông bao gồm: tân kiến tạo, kiến tạo

địa mạo, cổ địa chấn, trường ứng suất hiện đại, địa mạo, thạch học, trầm tích đất bồi, sườn Đệ

tứ, TS.Zuchiewicz là thành viên của nhiều Hội khoa học chuyên ngành: Hội địa lý London, Hội

địa lý Mỹ, Uỷ ban nghiên cứu Đệ tứ của Viện hàn lâm Khoa học Ba lan, Hội địa lý Ba Lan, Uỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ban Cổ địa chất của Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật Ba Lan, Uỷ ban Khoa học địa lý Ba lan.

Một phần của tài liệu IMC_EarthquakWorkshop_ABSTRACTS (Trang 25 - 27)