Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6EC tới thành phần

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè (Trang 62)

sinh vật tổng số

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 55

Kết quả phân tích vi khuẩn tổng số trong thí nghiệm 2 đƣợc trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Số lƣợng vi khuẩn tổng số trong mẫu đất thí nghiệm 2

(106 CFU/g đất)

Công thức 0 ngày 5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày

CT0 7,96 7,54 7,35 6,73 6,54 6,12

CT4 7,96 7,43 7,27 6,65 6,43 6,10

CT5 7,96 5,80 7,11 6,56 6,35 6,06

CT6 7,96 4,97 6,57 6,32 6,05 5,81

Kết quả phân tích cho thấy vi khuẩn tổng số có sự thay đổi lớn trong 5 ngày đầu thí nghiệm và ổn định hơn trong các ngày thí nghiệm tiếp theo và đƣợc thể hiện cụ thể trong hình 3.6.

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 56

Hình 3.6. Ảnh hƣởng của hóa chất Reasegant 3.6EC tới vi khuẩn tổng số

Trong 5 ngày đầu thí nghiệm ở công thức CT4 có sự giảm nhẹ so với đối chứng của vi khuẩn tổng số, tuy nhiên ở các công thức CT5 và CT6 có sự giảm đáng kể của vi khuẩn tổng số. Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của vi khuẩn với nồng độ cao của hoạt chất Abamectin trong thuốc trừ sâu sinh học Reasegant 3.6 EC.

Ngày thí nghiệm thứ 10, vi khuẩn tổng số có xu hƣớng trở về cân bằng với mẫu đối chứng hơn (với mẫu CT4), các mẫu CT5 và CT6 do hoạt chất Abamectin ở nồng độ cao nên vi khuẩn chƣa kịp phục hồi so với mẫu đối chứng.

Từ ngày thí nghiệm 20 trở đi, vi khuẩn tổng số ở cả 3 mẫu CT4, CT5 và CT6 khá cân bằng với mẫu đối chứng (do hoạt chất Abamectin có khả năng phân hủy nhanh trong môi trƣờng có ánh sáng). Tuy nhiên với mẫu CT6 với mức sử dụng hóa chất gấp 10 lần khuyến cáo cho thấy khả năng phục hồi cân bằng chậm hơn so với các mẫu sử dụng hóa chất thấp.

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 57

Tóm lại, hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC có tác dụng mạnh đến sinh trƣởng và phát triển của vi khuẩn trong những ngày đầu thí nghiệm do độc tính cấp của hoạt chất Abamectin trong thuốc. Tuy nhiên, vi khuẩn trong đất cũng có khả năng phục hồi khá nhanh sau khi sử dụng loại hóa chất này (đối với mẫu CT4 chỉ 10 ngày, mẫu CT5 là 20 ngày và CT6 là 60 ngày) do khả năng phân hủy nhanh của Abamectin trong môi trƣờng.

3.4.1.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới xạ khuẩn tổng số

Kết quả xác định số lƣợng xạ khuẩn tổng số trong các mẫu đất bổ sung hóa chất bảo vệ thực vật sinh học đƣợc trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Số lƣợng xạ khuẩn ở các mẫu đất trong TN2

(105 CFU/g đất)

Công thức 0 ngày 5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày

CT0 6,82 6,74 6,53 6,46 6,40 6,32

CT4 6,82 5,75 6,57 6,25 5,87 5,75

CT5 6,82 4,11 4,23 6,50 5,39 5,18

CT6 6,82 2,21 3,34 4,67 5,78 6,20

Kết quả trong hình 10 cho thấy, tác động của hóa chất BVTV vật sinh học Reasegant 3.6EC đối với xạ khuẩn cũng tƣơng tự nhƣ đối với vi khuẩn nhƣng khả năng phục hổi của xạ khuẩn chậm hơn so với vi khuẩn (hình 3.7).

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 58

Hình 3.7. Ảnh hƣởng của hóa chất Reasegant 3.6EC tới xạ khuẩn

Trong 5 ngày đầu thí nghiệm cũng thấy sự giảm mạnh của xạ khuẩn tổng số ở cả 3 công thức thí nghiệm và giảm mạnh nhất ở công thức CT6 (mức sử dụng 150mg/360m2).

Ngày thí nghiệm thứ 10 đã thấy sự phục hồi cân bằng so với mẫu đối chứng của công thức CT4, ở các công thức CT5 và CT6 cho thấy sự phục hồi chậm do tác động độc tính của Abamectin vẫn còn hiệu lực.

Ở ngày thứ 20 và 30 đã thấy sự phục hổi của mẫu CT5 với mức sử dụng hóa chất gấp 5 lần khuyến cáo (phục hồi vào ngày thứ 20 và có xu hƣớng giảm dần do nguồn hữu cơ giảm), tuy nhiên mẫu CT6 vẫn chƣa có khả năng phục hồi so với đối chứng.

Tuy nhiên ở ngày thứ 60 số lƣợng xạ khuẩn đã đƣợc phục hồi của mẫu CT6 với mức sử dụng hóa chất sinh học cao. Điều đó chứng tỏ Reasegant 3.6EC đã bị phân hủy và không còn tác dụng độc đối với sinh vật đất.

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 59

3.4.1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới nấm tổng số

Số lƣợng nấm ở các mẫu đất bổ sung hóa chất BTVT sinh học đƣợc trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Số lƣợng nấm ở các mẫu đất trong TN2

(103 CFU/g đất)

Công thức 0 ngày 5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày

CT0 6,97 6,34 5,33 4,65 4,10 3,97

CT4 6,97 4,95 5,27 4,63 4,07 3,95

CT5 6,97 4,11 4,33 4,58 4,05 3,94

CT6 6,97 2,23 3,14 3,67 3,87 3,89

Các mẫu đất bổ sung hóa chất BVTV loại sinh học nhóm nấm tổng số có diễn biến trái ngƣợc hoàn toàn so với nhóm hóa chất BVTV loại hóa học và tƣơng tự nhƣ tác dụng của chúng đối với vi khuẩn và xạ khuẩn (hình 3.8).

Trong 5 ngày đầu thí nghiệm cũng thấy sự giảm của nhóm nấm ở cả 3 công thức thí nghiệm và giảm mạnh khi nồng độ hóa chất sinh học sử dụng tăng lên.

Ngày thí nghiệm thứ 10 đến 20 đã thấy sự phục hồi so với đối chứng của các mẫu CT4 và CT5.

Đến ngày thí nghiệm 30, công thức thí nghiệm CT6 cũng đã phục hồi cân bằng so với mẫu đối chứng.

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 60

Hình 3.8. Ảnh hƣởng của hóa chất Reasegant 3.6EC tới nấm tổng số

Tóm lại, hóa chất BVTV sinh học dùng tại thí nghiệm, gây ức chế nhóm nấm, và sự tác động này tỉ lệ thuận với nồng độ chất ô nhiễm bổ sung vào mẫu đất phân tích. Thời gian phục hồi của nhóm nấm cũng tƣơng tự nhƣ vi khuẩn và xạ khuẩn, tuy nhiên chúng có khả năng phục hồi nhanh hơn ở nồng độ cao hóa chất BVTV sinh học sử dụng so với vi khuẩn và xạ khuẩn.

Nhìn chung, hóa chất BVTV sinh học có tác dụng ức chế vi sinh vật tổng số trong thời gian ngắn, làm giảm số lƣợng vi sinh vật tổng số trong đất tỉ lệ thuận với liều lƣợng hóa chất đƣợc sử dụng nhƣng không làm biến động nhiều đến thành phần của chúng. Tác động của hóa chất BVTV sinh học dễ xác định diễn biến theo chiều hƣớng nhất định không nhƣ tác động của hóa chất BVTV hóa học.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè (Trang 62)