Ảnh hưởng của việc sử dụng Actardor 100WP tới sinh khối vi sinh vật

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè (Trang 57)

3.3.2.1. Ảnh hưởng của sử dụng Actardor 100WP đến C trong sinh khối VSV

Vi sinh vật trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ và đặc biệt VSV chuyển hóa các hợp chất của Cacbon để khép kín chu trình C trong tự nhiên. Trong quá trình chuyển hóa các hợp chất, vi sinh vật sẽ hấp thụ một phần nhỏ để tạo ra sinh khối cho cơ thể. Do đó C trong sinh khối VSV sẽ đánh giá khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong đất thông qua hoạt động của các VSV.

Xu hƣớng biến đổi về tổng C trong sinh khối VSV cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ sự biến động số lƣợng VSV tổng số trong đất ở các công thức thí nghiệm.

Kết quả phân tích C trong sinh khối VSV đƣợc trình bày trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Tổng C trong sinh khối VSV ở các mẫu đất thí nghiệm 1

(µg.g-1 đất)

Công thức 0 ngày 5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 50

Trong mẫu đối chứng (CT0) sự giảm C trong sinh khối VSV tƣơng ứng với mức giảm VSV tổng số trong đất mà nguyên nhân là do sự suy giảm hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất.

Mẫu CT1 (sử dụng liều lƣợng hóa chất BVTV theo khuyến cáo 10ml/360 m2

) tổng C trong sinh khối VSV hầu nhƣ ít thay đổi. Trong 10 ngày đầu thí nghiệm giá trị C trong sinh khối VSV thấp hơn mẫu đối chứng CT0 nhƣng từ ngày 20 trở đi giá trị này lại lại cao hơn so với đối chứng có thể do sự kích thích tăng trƣởng của hóa chất BVTV Actardor 100WP đến nhóm nấm và xạ khuẩn (hình 3.4).

CT1 406,5 353,5 355,5 359,6 363,7 328,5

CT2 406,5 346,8 332,1 354,9 318,8 321,8

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 51

Hình 3.4. Tổng C trong sinh khối VSV ở mẫu thí nghiệm 1

Trong mẫu CT2 và CT3 C trong sinh khối VSV thay đổi cũng không đáng kể trong 60 ngày thí nghiệm, hầu hết đều thấp hơn so với mẫu đối chứng CT0 (tƣơng ứng với sự suy giảm của vi sinh vật tổng số trong đất).

3.3.2.2. Ảnh hưởng của sử dụng Actardor 100WP đến N trong sinh khối VSV

Vi sinh vật đất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khép kín các chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên, trong đó có chu trình nitơ. Vi sinh vật một mặt giúp trong quá trình chuyển hoá N hữu cơ, mặt khác lại hấp thụ một lƣợng N vô cơ để tổng hợp thành protein (N hữu cơ). Tất cả các nhóm vi sinh vật, nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn đều cần N để sinh trƣởng và sinh sản. Số lƣợng VSV tổng số ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa N trong đất, từ đó ảnh hƣởng đến quá trình cũng cấp N dễ tiêu cho cây trồng. Sinh khối N đánh giá tốc độ cũng nhƣ khả năng cung cấp N cho cây trồng thông qua sự khoáng hóa và cố định N.

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 52

Kết quả phân tích tổng N trong sinh khối VSV đƣợc trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Tổng N trong sinh khối VSV ở các mẫu đất thí nghiệm 1

(µg.g-1 đất)

Dƣới tác động của hóa chất BVTV, tổng N trong sinh khối VSV có sự thay đổi nhiều hơn so với tổng C trong sinh khối VSV và đƣợc thể hiện trong hình 3.5.

Công thức 0 ngày 5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày

CT0 68,8 62,6 52,6 45,9 40,5 39,2

CT1 68,8 74,8 94,4 69,6 60,3 51,7

CT2 68,8 69,3 77,4 64,6 49,7 40,8

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 53

Hình 3.5. Tổng Nitơ trong sinh khối VSV ở mẫu thí nghiệm 1

Trong mẫu đối chứng CT0 tổng N trong sinh khối VSV giảm theo thời gian tƣơng ứng với mức giảm của C trong sinh khối VSV trong đất.

Trong mẫu CT1 tổng N trong sinh khối VSV tăng trong 5-10 ngày đầu thí nghiệm (cao nhất trong ngày thứ 10) rồi giảm từ từ trong các ngày thí nghiệm tiếp theo nhƣng đều cao hơn so với mẫu đối chứng.

Trong mẫu CT2 cũng tƣơng tự nhƣ mẫu CT1 nhƣng mức tăng N trong sinh khối VSV nhỏ hơn so với mẫu CT1.

Mẫu CT3 tổng N trong sinh khối VSV tăng so với mẫu đối chứng trong 10 ngày đầu thí nghiệm nhƣng sau đó giảm nhanh và thấp hơn mẫu đối chứng trong các ngày thí nghiệm tiếp theo.

Lƣợng N cần thiết cho vi sinh vật sử dụng, có thể tính theo tỉ số C/N. Vi khuẩn có tỉ số C/N = 5/1, nấm là 10/1 và xạ khuẩn là 5/1. Nhìn chung trong một quần xã với

Nguyễn Văn Tuyến – Cao học KHMT K18 Trang 54

nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau, vi khuẩn có khả năng phân hủy 5-10% chất hữu cơ, nấm là 30-40% và xạ khuẩn 15-30%. Do đó khi bón chất hữu cơ chứa nhiều C vào đất thì trong quá trình phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật cũng cần lƣợng N tƣơng ứng cho tỉ lệ C/N cần thiết trên.

Kết quả phân tích cho thấy, N trong sinh khối VSV tăng chứng tỏ hóa chất BVTV Actardor 100WP có tác dụng tăng cƣờng khả năng tổng hợp N hữu cơ của vi sinh vật. Tuy nhiên, mức tăng N trong sinh khối VSV của vi sinh vật có thể làm giảm N vô cơ cung cấp cho cây trồng.

Tóm lại, hóa chất BVTV Actardor 100WP có tác động mạnh đến C và N trong sinh khối VSV. Tác động này có 2 chiều trái ngƣợc tùy vào liều lƣợng hóa chất BVTV đƣợc sử dụng, một là kích thích quá trình phân hủy các hợp chất chứa C và N để tạo

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè (Trang 57)