3.3.1. Rác thải và nước thải sản xuất
Cũng như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm khác, ngành sản xuất chế biến nông sản Dương Liễu được phát triển một cách tự phát, sản xuất tăng nhanh, thiếu quy hoạch, trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, kém thân thiện với môi trường. Năng lực quản lý cũng như ý thức của người lao động trong việc tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và nước chưa cao. Đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của
Bùi Thị Lan Phương 24 K53 Quản lý TNTN
người dân nói chung còn kém. Vì vậy, sản xuất càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng.
Do đặc thù của sản xuất chế biến nông sản là lượng bã thải, nước thải thải ra quá nhiều, đặc biệt vào các tháng niên vụ, hệ thống tiêu thoát nước không đáp ứng kịp thời gây tình trạng ứ đọng. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư hạn chế nên khâu xử lý rác thải của địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường chung trong toàn xã.
Bảng 3.5. Biểu thống kê tình hình rác thải xã Dương Liễu[13]
Loại rác thải, bã thải Số lượng kg/ngày
Số hộ tham gia Tổng lượng rác thải, bã thải/ngày
Rác thải sinh hoạt 2 3051 6 tấn
Rác thải chăn nuôi 12 500 6 tấn
Rác thải CN – TTCN: 490 tấn
Sản xuất TB sắn thô 2000 * 50% 300 300 tấn Sản xuất TB dong thô 6000 * 60% 50 180 tấn
Sản xuất khác 20 500 10 tấn
Rác thải TMDV: 11,2 tấn
Khu vực chợ nông sản 100 100 xe/ngày 10 tấn
Khu vực chợ tiêu dùng 2 600 1,2 tấn
Tổng cộng 513,2 tấn
( số liệu bã thải của sản xuất tinh bột dong, sắn tính từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 1 cuả năm sau)
Như đã trình bày ở trên, lượng nước thải ra khi sản xuất 1 tấn tinh bột sắn là từ 13 m3/1 tấn sản phẩm, khi sản xuất 1 tấn tinh bột dong là từ 41 m3 nước. Vậy lượng nước thải ra môi trường lớn, khoảng 2.340.000 m3 nước thải sản xuất tinh bột sắn dong. Ngoài ra còn lượng lớn nước thải của các hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ khác.
Ðặc thù của nghề chế biến nông sản miến dong là lượng bã thải lớn, chiếm 65 đến 70%. Vào chính vụ chế biến, kéo dài từ tháng Mười đến tháng Tư, trung bình mỗi ngày làng nghề Dương Liễu thải ra hơn 500 tấn bã thải, 12.000 m3 nước thải. Trong số này, gần 300 tấn bã thải từ quá trình chế biến tinh bột sắn thô được tận dụng làm thức ăn gia súc. Còn lại hơn 200 tấn bã thải từ quá trình chế biến tinh bột dong riềng không được thu gom, xử lý mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Mặt khác, hệ thống tiêu thoát nước thiếu đầu tư, cải tạo đồng bộ nên thường xuyên
Bùi Thị Lan Phương 25 K53 Quản lý TNTN
xảy ra tình trạng ứ đọng cục bộ. Một phần nhỏ bã thải được Công ty TNHH Mặt trời xanh xử lý, sử dụng làm phân vi sinh, còn lại thải trực tiếp ra kênh T5…
Bảng 3.6. Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột[13]
Năm Tinh bột sắn Tinh bột dong
Sản lượng Rác thải (tấn)
Nước thải Sản lượng Rác thải Nước thải
2005 60.000 54.000 780.000 17.000 34.000 697.000
2008 70.000 63.000 910.000 20.000 41.300 820.000
2011 60.000 54.000 780.000 20.000 41.300 820.000
3.3.2. Rác thải và nước thải sinh hoạt
Với dân số là gần 13 nghìn người mỗi ngày nguyên lượng nước thải sinh hoạt đã vào khoảng 1600 m3/ ngày, khoảng 582.591 m3/ năm.
Bảng 3.7. Lượng nước thải trong sinh hoạt.[13]
Năm Dân số Số hộ Rác thải(tấn) Nước thải(m3)
2008 12.051 2798 2.042 571.820
2010 12.801 3043 2.221 607.407
2011 12.969 3051 2.227 615.379
3.3.3. Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu
Sản xuất chế biến nông sản là ngành mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân làng nghề, nhưng cũng là ngành phát sinh ô nhiễm nhiều nhất cho môi trường Dương Liễu.
Nước thải từ sản xuất chế biến nông sản chứa hàm lượng hữu cơ cao, cặn lơ lửng nhiều, hàm lượng BOD, COD rất lớn. Ngoài ra ngành chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn (khoảng 30.000 con/năm), mỗi ngày thải ra khoảng 6 tấn chất thải rắn và hàng trăm m3 nước rửa chuồng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Hình 3.7.Phơi miến trên mương bị ô nhiễm Hình 3.8. Vớt rác trên kênh T5
Bùi Thị Lan Phương 26 K53 Quản lý TNTN
Hình 3.9. Nước thải từ 1 hộ gia đình xuống cống rãnh chung
Hình 3.10. Một kênh dẫn nước tưới Kết quả phân tích một số mẫu nước mặt và nước thải của làng nghề Dương Liễu cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá TCCP nhiều lần, thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 3.8. Nồng độ một số chỉ tiêu trong nước mặt của xã Dương Liễu
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ QCVN 08: 2008/ BTNMT M4 M7 M8 M9 M11 M12 B1 B2 1 Nhiệt độ oC 29 29 30 35 30 27 2 pH 7,3 7,5 6,7 6,9 7 7 5,5 - 9 5,5 - 9 3 COD mg/l 384 768 278 384 192 317 30 50 4 BOD5 mg/l 120 57 62 57 50 81 15 25 5 TSS mg/l 702 481 390 428 200 504 50 100 6 Tổng P mg/l 1,88 7,26 3,77 3,06 6,08 8,98 0,3 0,5
(số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm trường đại học Lâm nghiệp)
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu trong nước thải xã Dương Liễu
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ QCVN40: 2011/BTNMT M1 M2 M3 M5 M6 A B 1 Nhiệt độ oC 27 27 37 29 30 40 40 2 pH 5 6,7 4 6,3 6 6-9 5,5-9 4 COD mg/l 11120 6720 8640 3840 1920 75 150 5 BOD5 mg/l 387 398 419 124 177 30 50 6 TSS mg/l 818 766 1140 728 832 50 100 7 Tổng P mg/l 21,23 50,5 176,3 61,45 67,4 4 6
(số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm trường đại học Lâm nghiệp)
Bùi Thị Lan Phương 27 K53 Quản lý TNTN
Mẫu Địa điểm
M1 Nước thải đầu cống tại gia đình sản xuất tinh bột sắn xóm Đoàn Kết
M2 Nước thải đầu cống chung tại xóm Hợp Nhất
M3 Tại kênh tiêu nước trước của xóm Cầu Hàng Đội
M4 Tại kênh dẫn nước Đan Hoài
M5 Tại đầu cống thải của mương dẫn chính của cả xã Dương Liễu
M6 Giữa mương dẫn chính của cả xã Dương Liễu
M7 Lưu vực sông Đáy tại điểm tiếp nhận nước thải
M8 Lưu vực sông Đáy, cách điểm tiếp nhận nước thải 100m (xuôi dòng)
M9 Lưu vực sông Đáy, cách điểm tiếp nhận nước thải 100m (ngược dòng)
M11 Ao xóm Đoàn Kết
M12 Ao xóm Thống Nhất
3.4. Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ của người dân
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 của Bộ Tài nguyên môi trường cho thấy tại nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc (Theo Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tuổi thọ trung bình của nước ta là 73 tuổi năm 2010). Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%), bệnh về đường tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 – 23%), bệnh đường hô hấp (6 – 18%), bệnh đau mắt (9 – 15%). Tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương Liễu là 70% .[1]
Yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe phổ biến tại các làng nghề này là bức xạ nhiệt, vi sinh vât gây bệnh, hóa chất, hơi khí độc, nước thải và chất thải rắn. Đặc biệt, lượng lớn nước thải của các làng nghề chế biến thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ và mật độ vi khuẩn Coliform cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, môi trường đất. Chính vì vậy các bệnh phổ biến tại các làng nghề này là bệnh ngoài da và viêm niêm mạc. Theo báo cáo môi trường làng nghề quốc gia 2008 của Bộ tài nguyên môi trường, tại làng nghề CBNS xã Dương Liễu, bệnh hay gặp nhất là loét chân tay chiếm 19,7%. Ngoài ra còn có các vấn đề về tiêu hóa 1,62% (chủ yếu rối loạn tiêu hóa hay đau bụng), hô hấp 9,43%, mắt 0,86%. Bệnh mãn tính thường gặp là bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 4,28% (chủ yếu là loét dạ dày, tá tràng, sau đó đến bệnh đại tràng).
Bùi Thị Lan Phương 28 K53 Quản lý TNTN
Hình 3.11. Tỷ lệ người mắc bệnh ở xã Dương Liễu so với xã thuần nông Yên Thọ
Ô nhiễm môi trường do sản xuất ở làng nghề gây tác hại xấu tới sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư làng xã, làm tăng chi phí khám chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động do nghỉ ốm đau và giảm tuổi thọ…