Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm làng nghề xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 36)

Sản xuất chế biến nông sản là ngành mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân làng nghề, nhưng cũng là ngành phát sinh ô nhiễm nhiều nhất cho môi trường Dương Liễu.

Nước thải từ sản xuất chế biến nông sản chứa hàm lượng hữu cơ cao, cặn lơ lửng nhiều, hàm lượng BOD, COD rất lớn. Ngoài ra ngành chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn (khoảng 30.000 con/năm), mỗi ngày thải ra khoảng 6 tấn chất thải rắn và hàng trăm m3 nước rửa chuồng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Hình 3.7.Phơi miến trên mương bị ô nhiễm Hình 3.8. Vớt rác trên kênh T5

Bùi Thị Lan Phương 26 K53 Quản lý TNTN

Hình 3.9. Nước thải từ 1 hộ gia đình xuống cống rãnh chung

Hình 3.10. Một kênh dẫn nước tưới Kết quả phân tích một số mẫu nước mặt và nước thải của làng nghề Dương Liễu cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá TCCP nhiều lần, thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 3.8. Nồng độ một số chỉ tiêu trong nước mặt của xã Dương Liễu

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ QCVN 08: 2008/ BTNMT M4 M7 M8 M9 M11 M12 B1 B2 1 Nhiệt độ oC 29 29 30 35 30 27 2 pH 7,3 7,5 6,7 6,9 7 7 5,5 - 9 5,5 - 9 3 COD mg/l 384 768 278 384 192 317 30 50 4 BOD5 mg/l 120 57 62 57 50 81 15 25 5 TSS mg/l 702 481 390 428 200 504 50 100 6 Tổng P mg/l 1,88 7,26 3,77 3,06 6,08 8,98 0,3 0,5

(số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm trường đại học Lâm nghiệp)

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu trong nước thải xã Dương Liễu

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ QCVN40: 2011/BTNMT M1 M2 M3 M5 M6 A B 1 Nhiệt độ oC 27 27 37 29 30 40 40 2 pH 5 6,7 4 6,3 6 6-9 5,5-9 4 COD mg/l 11120 6720 8640 3840 1920 75 150 5 BOD5 mg/l 387 398 419 124 177 30 50 6 TSS mg/l 818 766 1140 728 832 50 100 7 Tổng P mg/l 21,23 50,5 176,3 61,45 67,4 4 6

(số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm trường đại học Lâm nghiệp)

Bùi Thị Lan Phương 27 K53 Quản lý TNTN

Mẫu Địa điểm

M1 Nước thải đầu cống tại gia đình sản xuất tinh bột sắn xóm Đoàn Kết

M2 Nước thải đầu cống chung tại xóm Hợp Nhất

M3 Tại kênh tiêu nước trước của xóm Cầu Hàng Đội

M4 Tại kênh dẫn nước Đan Hoài

M5 Tại đầu cống thải của mương dẫn chính của cả xã Dương Liễu

M6 Giữa mương dẫn chính của cả xã Dương Liễu

M7 Lưu vực sông Đáy tại điểm tiếp nhận nước thải

M8 Lưu vực sông Đáy, cách điểm tiếp nhận nước thải 100m (xuôi dòng)

M9 Lưu vực sông Đáy, cách điểm tiếp nhận nước thải 100m (ngược dòng)

M11 Ao xóm Đoàn Kết

M12 Ao xóm Thống Nhất

3.4. Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ của người dân

Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 của Bộ Tài nguyên môi trường cho thấy tại nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc (Theo Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tuổi thọ trung bình của nước ta là 73 tuổi năm 2010). Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%), bệnh về đường tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 – 23%), bệnh đường hô hấp (6 – 18%), bệnh đau mắt (9 – 15%). Tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương Liễu là 70% .[1]

Yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe phổ biến tại các làng nghề này là bức xạ nhiệt, vi sinh vât gây bệnh, hóa chất, hơi khí độc, nước thải và chất thải rắn. Đặc biệt, lượng lớn nước thải của các làng nghề chế biến thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ và mật độ vi khuẩn Coliform cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, môi trường đất. Chính vì vậy các bệnh phổ biến tại các làng nghề này là bệnh ngoài da và viêm niêm mạc. Theo báo cáo môi trường làng nghề quốc gia 2008 của Bộ tài nguyên môi trường, tại làng nghề CBNS xã Dương Liễu, bệnh hay gặp nhất là loét chân tay chiếm 19,7%. Ngoài ra còn có các vấn đề về tiêu hóa 1,62% (chủ yếu rối loạn tiêu hóa hay đau bụng), hô hấp 9,43%, mắt 0,86%. Bệnh mãn tính thường gặp là bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 4,28% (chủ yếu là loét dạ dày, tá tràng, sau đó đến bệnh đại tràng).

Bùi Thị Lan Phương 28 K53 Quản lý TNTN

Hình 3.11. Tỷ lệ người mắc bệnh ở xã Dương Liễu so với xã thuần nông Yên Thọ

 Ô nhiễm môi trường do sản xuất ở làng nghề gây tác hại xấu tới sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư làng xã, làm tăng chi phí khám chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động do nghỉ ốm đau và giảm tuổi thọ…

3.5. Các giải pháp xử lý hiện tại của địa phương3.5.1. Các giải pháp xử lý hiện tại của điạ phương 3.5.1. Các giải pháp xử lý hiện tại của điạ phương

a. Hình thức xử lý các loại rác thải, bã thải Đối với rác thải trong sinh hoạt:

Chủ yếu vẫn là hình thức thu gom rác thải của tổ VSMT và hình thức các hộ gia đình thu gom và tổ VSMT tập kết ở bãi rác 10.000m2.

Đối với rác thải trong chăn nuôi:

Một phần được các hộ gia đình thu gom làm phân bón còn lại xả thẳng ra hệ thống cống rãnh.

Đối với rác thải CN – TTCN:

+ Sản xuất tinh bột sắn thô: Bã được thu gom làm thức ăn chăn nuôi, vỏ củ sắn một phần được thải ra hệ thống cống rãnh, một phần được thu gom tập kết ven các trục đường làng để sử dụng làm phân bón.

+ Sản xuất tinh bột dong thô: Bã được nghiền nhỏ theo hệ thống xả nước của máy liên hoàn, xả thẳng ra hệ thống cỗng rãnh (đây là loại sản xuất mà bã thải chưa

Bùi Thị Lan Phương 29 K53 Quản lý TNTN

được sử dụng vào mục đích nào, nước thải có lưu lượng lớn, gây ách tắc hệ thống cống rãnh và là tác nhân chính gây ô nhiễm, ách tắc dòng chảy).

+ Sản xuất khác: Miến dong, bánh kẹo, mạch nha, bún phở khô, lọc tinh bột, các ngành nghề khác… một phần chất thải rắn được các hộ gia đình thu gom còn hầu hết theo nước thải xả thẳng ra hệ thống cống rãnh.

Đối với rác thải trong thương mại dịch vụ:

Được hộ gia đình, ban quản lý các khu chợ tự thu gom và tập trung tại các điểm xử lý. Lượng rác thải chủ yếu được tập trung tại các khu vực chợ nông sản, chợ tiêu dùng, chợ hoa quả.

Nước thải:

Với lưu lượng trong niên vụ sản xuất chế biến nông sản ~ 12000 m3/ngày đêm được tập trung đổ vào 2 cống XIPHONG, chảy ngầm qua mương Đan Hoài đầu làng chảy vào xưởng xử lý chất thải do công ty TNHH Mặt Trời Xanh đảm nhiệm thu gom lượng cặn bã, xử lý sơ bộ để làm phân vi sinh. 4 xóm vùng bãi nước thải chảy thẳng ra kênh T5.

Chất thải xây dựng:

Ngoài ra với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay phải tính đến lượng chất thải xây dựng trong cộng đồng dân cư rất lớn, chất thải xây dựng thải ra hiện nay chưa có biện pháp xử lý nên gây ô nhiễm môi trường.

b. Giải pháp tổ chức hành chính, tài chính

Trong những năm qua nhận thức rõ vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương nên Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã có những chủ trương và một số chính sách giải pháp nhằm giảm thiểu và khắc phục tình trạng trên. Như ban hành các quy chế về bảo vệ môi trường, giao thông, cống rãnh trong xã, ban hành văn bản thông qua việc thu phí vệ sinh môi trường, giao thông và quản lý giao thông. Bên cạnh đó cũng thông qua quy chế bảo vệ môi trường sửa đổi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cán bộ và nhân dân. Hàng năm UBND xã đã phối hợp tăng cường cùng các ngành chức năng, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề thực hiện quy định về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, cuối năm 2001 căn cứ nghị quyết HĐND, UBND xã thành lập tổ VSMT của xã với 15 thành viên với công việc chủ yếu là khơi thông cống rãnh, xử lý cục bộ các điểm ùn tắc; thu gom rác thải trong nhân dân với mức phụ cấp 800.000 đồng/ người/ tháng. Hiện tại xã vẫn duy trì hình thức tổ vệ sinh môi trường

Bùi Thị Lan Phương 30 K53 Quản lý TNTN

nhưng giao cho Hội phụ nữ đảm nhận phối hợp với HTX môi trường Thành Công với mức kinh phí 250 triệu đồng/ năm. Xã cử một cán bộ địa chính kiêm phụ trách vấn đề môi trường trong toàn xã.

3.5.2. Kết quả đạt được và các nguyên nhân chính

Trên thực tế những giải pháp trên chỉ là giải pháp tình thế, chưa cải thiện được ô nhiễm hiện nay. Để công tác bảo vệ môi trường đi vào nề nếp thì trước hết phụ thuộc vào các yếu tố con người: ý thức của mỗi người dân, ý thức của mỗi hộ sản xuất kinh doanh. Nhưng chúng ta đã biết ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam nói chung và Dương Liễu nói riêng là thiếu tính tự giác, nhận thức về hiểm họa ô nhiễm môi trường thấp làm cho phát triển của địa phương không phải là phát triển bền vững.

Nguyên nhân của thực trạng trên là cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa có giải pháp đồng bộ trên toàn quốc đối với công tác vệ sinh môi trường, ý thức của mỗi người dân chưa cao.

Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề là do các hộ sản xuất kinh doanh chỉ vì lợi ích trước mắt mà quên đi nghĩa vụ bảo vệ môi trường, trong khi đó biện pháp xử lý còn ở mức nhẹ, thậm chí chỉ áp dụng một số trường hợp đặc biệt. Hơn nữa vốn đầu tư cho công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường là rất lớn.

Bên cạnh đó hiện trạng ô nhiễm đã lan ra toàn xã và các vùng lân cận, đó là vấn đề không thể giải quyết trong phạm vi địa phương mà cần phải có chính sách của cấp trên.

Chương 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải

Bùi Thị Lan Phương 31 K53 Quản lý TNTN

Trước khi tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải, chúng ta cần đặt ra câu hỏi tại sao phải xử lý nước thải? Việc xử lý nước thải có những lợi ích gì? Có nhất thiết phải xử lý không. Như đã trình bày ở trên môi trường Dương Liễu ngày càng bị ô nhiễm. Sản xuất phát triển làm cho đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhu cầu về một cuộc sống tốt ngày càng được nâng lên trong đó có nhu cầu được sống trong một môi trường trong lành, thoải mái. Xử lý nước thải sẽ đem lại những lợi ích như: cải thiện môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí; giảm nguy cơ ô nhiễm nước ngầm và chi phí để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm; gia tăng mức độ sử dụng nước cho các hoạt động giải trí, nông nghiệp; giảm chi phí xử lý nước cấp cho các đô thị; Và quan trọng là cải thiện sức khỏe của người dân. Vì vậy, để phát triển của Dương Liễu bền vững thì phải xử lý nước thải chế biến nông sản trước khi thải ra môi trường.

Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng các phương pháp thích hợp khác nhau. Sau đây là tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải.

4.1.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học

Trong nước thải thường chứa các chất không tan dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra khỏi nước thải, thường sử dụng các phương pháp cơ học như: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

a. Song chắn rác

Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn như: giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.

Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân làm loại thô, loại trung bình và mịn. Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động, được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45 – 60o nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 85o nếu làm sạch bằng máy. Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp.

Bùi Thị Lan Phương 32 K53 Quản lý TNTN

Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ 0,6 – 1 m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,75 – 1 m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn.

b. Lắng

Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2).

Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng. Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn 0,01m/s và thời gian lưu nước từ 1,5 – 2,5h. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 m3/ ngày. Đối với bể lắng đứng, nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể từ 45 – 120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20%.

c. Tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các tạp chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước thì cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt. Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm lượng chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30 micromet (bình thường từ 50 – 120 micromet). Khi hàm lượng hạt rắn cao, xác suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng.

4.1.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý

a. Trung hòa

Bùi Thị Lan Phương 33 K53 Quản lý TNTN

Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện được bằng nhiều cách:

Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm; Bổ sung các tác nhân hóa học;

Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;

Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.

b. Keo tụ - tạo bông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm làng nghề xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w