0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

xuất giải pháp xử lý và giảm thiể uô nhiễm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ XÃ DƯƠNG LIỄU, HUYỆN HOÀI ĐỨC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM (Trang 48 -48 )

4.2.3.1. Đề xuất hướng giảm thiểu ô nhiễm a. Đối với rác thải

Xã Dương Liễu cần nâng cao năng lực của tổ VSMT, tiến hành thu gom rác thải thường xuyên hơn, triệt để hơn tránh tình trạng rác thải, bã thải chất đống ven đường đi, khu vực chợ. Cần quy hoạch các điểm thu gom rác thải cố định trong các khu dân cư, tu sửa bãi rác nổi miền bãi, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân tích cực nâng cao ý thức thu gom và đổ rác đúng nơi quy định.

Huyện Hoài Đức cần có những định hướng quy hoạch các khu chôn lấp cho phù hợp. Phần rác thải đã phân loại có thể sử dụng được chuyển đến nhà máy rác để tái sử dụng.

b. Đối với nước thải: Cần quy hoạch và tu bổ hệ thống cống, kênh mương dẫn

nước thải, xây dựng một khu tập kết và xử lý nước thải cho cả làng nghề sao cho phù hợp cả hiện tại và trong tương lai. Các hộ sản xuất cũng cần đầu tư xử lý nước thải sơ bộ.

Bùi Thị Lan Phương 38 K53 Quản lý TNTN

4.2.3.2. Một số giải pháp cụ thể

a. Giải pháp quy hoạch không gian

Việc quy hoạch không gian làng nghề phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Đó là việc quy hoạch, sắp xếp, bố trí không gian sản xuất cho làng nghề dựa trên hiện trạng về sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và dự báo xu hướng phát triển của làng nghề để phát huy tốt năng lực của làng nghề, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường làng nghề, hay nói cách khác là đảm bảo phát triển bền vững.

Hiện nay xã đang có dự án quy hoạch khu sản xuất tập trung thuộc miền đồng (12 ha), miền bãi (40 ha). Theo địa phương thì dự án quy hoạch không gian sản xuất tại làng nghề nhìn chung mới chỉ tập trung vào các nội dung về cơ sở sản xuất mà ít chú trọng tới các yếu tố môi trường do quỹ đất hạn chế.

Mục tiêu của việc quy hoach không gian sản xuất là di chuyển các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, các nghề chế biến có mức độ gây ô nhiễm cao ra khu sản xuất tập trung, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa bảo vệ, cải thiện môi trường trong khu dân cư. Hiện nay tại làng nghề Dương Liễu, chiếm tỷ trọng cao nhất là chế biến tinh bột sắn, dong, sản xuất miến, bún khô, mạch nha. Đây cũng là các nghề gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Dựa trên quy mô sản xuất và mức độ gây ô nhiễm, xác định các đối tượng cần ưu tiên đưa vào khu sản xuất tập trung trước, còn các đối tượng khác sẽ điều chỉnh cho phù hợp với hình thức sản xuất phân tán dựa trên quy hoạch không gian và cơ sở hạ tầng.

Đối với quy hoạch tập trung: Các hộ được đưa vào quy hoạch tập trung có quy mô sản xuất với mức tiêu thụ ≥ 1 tấn nguyên liệu / ngày đối với sản xuất tinh bột sắn, dong. Và ≥ 0,5 tấn nguyên liệu/ ngày đối với các hộ sản xuất miến, bún phở khô, mạch nha, bánh kẹo các loại.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu sản xuất. Riêng đối với sản xuất tinh bột dong cần có hệ thống lọc bã sơ bộ.

Quản lý chất thải rắn: bã thải sắn thu gom làm thức ăn chăn nuôi, chế biến phân hữu cơ, bã thải dong thu gom làm chất đốt, sản xuất bìa cattong.

Xây dựng hệ thống điện nước riêng cho khu sản xuất tập trung. Có bộ phận chuyên trách về vấn đề môi trường tai khu sản xuất.

Đối với quy hoạch phân tán: Đối với các hộ có quy mô sản xuất nhỏ hơn, các cơ sở có năng suất thấp.

Bùi Thị Lan Phương 39 K53 Quản lý TNTN

Nhà cửa và khu vực sản xuất phải bố trí hợp lý, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Xử lý cục bộ ô nhiễm tại các hộ sản xuất, xây dựng các hố biogas, hố gaz lắng nước thải trước khi thải vào hệ thống chung.

Nâng cấp hệ thống thoát nước của làng nghề, nạo vét kênh mương, bê tông hóa kênh dẫn nước thải, đảm bảo thông thoát nước cả vào mùa mưa và vụ sản xuất chính.

b. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu ngành nghề

Hiện nay, mỗi năm làng nghề sử dụng gần 250.000 tấn nguyên liệu. Trong đó khối lượng sắn củ, dong củ là lớn nhất (chiếm 83%). Song, trong hơn 200.000 tấn dong củ, sắn củ đó, địa phương chỉ cung cấp được một lượng củ dong rất nhỏ, còn lại được nhập từ các vùng khác về.

Hàng năm, khối lượng thải của làng nghề là rất lớn, trong đó nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột cũng chiếm 70% - 80%. Trong điều kiện thực tế của địa phương đối với nghề sản xuất tinh bột hiện nay: nguyên liệu phải nhập, thiếu đất để quy hoạch sản xuất bền vững cho hơn 400 hộ làm tinh bột, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng tốn kém. Hơn nữa, làng nghề lại có nhiều thế mạnh về sản xuất miến, sơ chế đỗ xanh, làm bánh kẹo, lại có ưu thế về thị trường tiêu thụ… Bởi vậy có thể theo một xu hướng mới là mở rộng sản xuất miến, bún khô chất lượng cao; sơ chế đỗ xanh, vừng, lạc, thực phẩm đóng gói… Còn nghề sản xuất tinh bột sẽ thu hẹp quy mô.

Như vậy, xã cần có những khảo sát kỹ về điều kiện thực tế, nhu cầu cũng như thế mạnh về thị trường của làng nghề để cân đối, điều chỉnh quá trình sản xuất cho phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững.

c. Giải pháp quản lý và phối hợp sự tham gia của cộng đồng

Nâng cao năng lực quản lý môi trường

Trước tiên cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý môi trường của địa phương, thiết lập hệ thống quản lý môi trường chuyên trách. Đồng thời các cơ quan ban ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động để hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Thực trạng thu phí môi trường của làng nghề hiện nay còn nhiều bất cập: hiện tại chỉ thực hiện về cơ bản việc thu quỹ VSMT 8.000 đồng/ 01 khẩu/ năm. Còn việc thu phí BVMT đối với các ngành nghề sản xuất thu theo hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội với mức thu từ 50.000 đến 1.000.000 đồng/ hộ tùy theo ngành nghề sản xuất hoặc theo tháng sản xuất thực tế rất hạn chế, thông thường hàng năm

Bùi Thị Lan Phương 40 K53 Quản lý TNTN

mức thu chỉ đạt từ 20% - 50% kế hoạch đề ra, với tổng mức thu hàng năm chỉ từ 200 – 300 triệu đồng. Việc chi cho công tác VSMT dưới hình thức chi trả chọn gói với mức 250 triệu đồng/ năm/ 15 người.

Với mức thu phí môi trường như hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu chi phí cho công tác môi trường của xã. Vì vậy kiến nghị tăng mức thu phí vệ sinh môi trường đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt để lấy kinh phí cho việc đầu tư cải tạo môi trường, trả lương cho cán bộ nhân viên làm về môi trường, đầu tư cải tạo, nạo vét kênh mương… Bên cạnh đó cũng cần có chế tài xử phạt các hộ không chấp hành việc nộp quỹ, phí VSMT.

• Chủ trương chính sách của địa phương

Ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường.

Có chế tài xử lý các hộ gây ô nhiễm, không chấp hành các quy định mà nhà nước và địa phương ban hành.

Đồng thời cũng có chế độ khen thưởng đối với các hộ áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, và có những giải pháp cải tạo môi trường làng nghề.

Cho người dân vay vốn đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng suất sản xuất và giảm thiểu chất thải, đầu tư các thiết bị xử lý chất thải sơ bộ.

Có những chính sách hỗ trợ người dân làng nghề trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

Có những bộ phận chuyên trách về kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như kiểm định nguồn thải để có những căn cứ trong việc thực hiện các chính sách khen thưởng đối với các hộ làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đồng thời cũng có những chế tài xử lý các vi phạm về môi trường.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng

Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường đồng thời cũng là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường. Do vậy cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường.

Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường bằng việc tích cực giáo dục môi trường cho cộng đồng, phân tích các tác hại của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người, và các bệnh tật liên quan đến ô nhiễm.

Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề như: giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi sản xuất cũng như những nơi công cộng; thu gom rác đúng nơi quy định; vận động mọi người tham gia nạo vét kênh mương, cống rãnh, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; trong sản xuất có kế

Bùi Thị Lan Phương 41 K53 Quản lý TNTN

hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải.

Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức như tuyên truyền qua đài phát thanh xã, qua các cuộc thi của xã, nên bổ sung các tiết học về môi trường cho các học sinh tại các trường trong xã. Có sự tham gia phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong xã như hội phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh…

d. Giải pháp kỹ thuật:

Cần nghiên cứu những nét đặc thù về sản phẩm, nguồn thải, đặc điểm của chất thải trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng nghề để tìm ra những giải pháp kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả cho quá trình sản xuất gắn liền với phát triển bền vững.

Giải pháp sản xuất sạch hơn

Đối với làng nghề CBNS như Dương Liễu không chỉ cần có chất lượng tốt mà còn phải đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này bao gồm các nội dung chính sau:

Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liên hoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn…

Tận thu lại bã thải (bã sắn, bã dong): Có thể tác sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm… Đối với Dương Liễu, có thể phát huy tốt hai mục đích là làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc trồng nấm do có thị trường tiêu thụ lớn (cung cấp cho nội thành Hà Nội). Như vậy có thể góp phần đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp. Bên cạnh đó bã dong có thể thu gom tái chế thành bìa catong, vừa giảm lượng chất thải ra môi trường vừa tạo thêm thu nhập cho người dân làng nghề.

Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa củ ( nước lọc tinh bột và rửa củ có thể để lắng các tạp chất rồi sử dụng lại để rửa củ). Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.

Giải pháp xử lý bằng công nghệ:

Đối với Dương Liễu, nước thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, và nước thải chăn nuôi. Vì vậy để cải thiện môi trường thì phải có biện pháp xử lý nguồn nước thải này.

Bùi Thị Lan Phương 42 K53 Quản lý TNTN

+ Xử lý nước thải sản xuất: Trước tiên cần đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước thải. Tại các hộ gia đình sản xuất phải xây dựng hố gas để tách tạp chất thô trước khi thải vào hệ thống cống dẫn nước thải chung của làng nghề (đặc biệt là sản xuất tinh bột dong, bã thải được thải lẫn với nước thải vào hệ thống cống rãnh chung gây ách tắc dòng chảy, gây mùi xú uế). Còn tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây dựng hố gas chung có công suất tương ứng với lưu lượng nước thải dự báo, để lắng các tạp chất trước khi đưa vào nhà máy xử lý nước thải.

Hiện nay, các hộ sản xuất ở xã Dương Liễu đều thải trực tiếp nước thải không qua xử lý ra các cống rãnh gây ách tắc dòng chảy, ô nhiễm môi trường. Do vậy ở mỗi gia đình, em đề xuất nên xây dựng các hố gas để tách các chất rắn trước khi thải ra cống rãnh chung của xã:

Hình 4.1. Sơ đồ xử lý nước thải sơ bộ tại các hộ gia đình

Thuyết minh mô hình: Nước thải từ quá trình sản xuất của các hộ gia đình

theo rãnh thoát nước từ vị trí sản xuất chảy vào vào hố gas, tại miệng hố ga lắp đặt một hệ thống chắn rác đơn giản nhằm loại bỏ sơ bộ các tạp chất có kích thước lớn. Rác tích tụ trước song chắn rác sẽ được thu gom phơi làm chất đốt, ủ làm phân bón, …Nước thải chảy vào hố gas để lắng sơ bộ rồi mới xả vào cống rãnh chung tiếp tục chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đề xuất một số mô hình xử lý nước thải sản xuất nên áp dụng ở xã Dương Liễu

Do đặc thù của nước thải sản xuất làng nghề chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên em đề xuất một số dây chuyền công nghệ áp dụng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo sơ đồ sau, sơ đồ này được xây dựng trong nhà máy xử lý nước thải tập trung của xã:

Giải pháp 1: Xử lý nước thải bằng các hồ sinh học

Bùi Thị Lan Phương 43 K53 Quản lý TNTN

Nước thải Song chắn rác

Lắng Cống rãnh chung Bùn, cặn Bã thải Hố gas Hệ thống xử lý nước thải tập trung Thu gom

Phân hữu cơ Thức ăn

Hình 4.2. Sơ đồ xử lý nước thải bằng các hồ sinh học.

Thuyết minh mô hình: Nước thải được đưa vào bể điều hoà và lắng lọc sơ bộ

để tách các tạp chất thô, sau đó được cho qua hệ thống hồ sinh học. Nước thải trong các hồ được làm sạch nhờ các quá trình phân huỷ tự nhiên của các vi sinh vật yếm khí và tuỳ tiện. Khi cho nước thải qua hồ yếm khí 1, các chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ được phân hủy trước, thời gian phân hủy diễn ra nhanh. Tuy nhiên sau quá trình này, sẽ còn lại các chất hữu cơ khó phân hủy hơn, cần nhiều thời gian phân hủy hơn nên tiếp tục dẫn nước thải sang hồ yếm khí tiếp theo. Đối với hồ tùy tiện cơ chế hoạt động cũng tự. Như vậy, tùy theo hiệu suất xử lý BOD, COD, mà có thể cho nước thải qua hai hay nhiều hồ yếm khí và tùy tiện. Mỗi loại hồ này thường có thiết kế hai ngăn làm việc nhằm mục đích xả bùn trong hồ. Các hồ có độ sâu khoảng 3m, nước thải sau khi xử lý được qua hồ đối chứng rồi thải ra nguồn tiếp nhận.

+ Ưu điểm: Vốn đầu tư không lớn; vật tư trang thiết bị đơn giản; dễ vận hành; chi phí vận hành thấp; quá trình xử lý chủ yếu làm sạch tự nhiên nên tự động hoá không cao.

+ Nhược điểm: Diện tích xây dựng lớn; Hiệu quả xử lý không cao do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; Thời gian lưu nước trong các hồ kéo dài (30 – 60 ngày) nên nước thải và bùn tích tụ trong các hồ lâu ngày gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí.

Giải pháp 2: Xử lý nước thải kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí

Bùi Thị Lan Phương 44 K53 Quản lý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ XÃ DƯƠNG LIỄU, HUYỆN HOÀI ĐỨC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM (Trang 48 -48 )

×