Kết quả mô phỏng tính toán suất cắt bốn tuyến đƣờng dây 220kV

Một phần của tài liệu mô phỏng tính toán quá điện áp do sét trên đường dây truyền tải sử dụng phương pháp monte carlo (Trang 52)

Ta tiến hành chạy mô phỏng với bốn tuyến đƣờng dây: Thanh Thuỷ - Hà Giang, Hà Giang – TĐ Tuyên Quang, TĐ Tuyên Quang – Yên Bái, Tuyên Quang- Bắc Cạn - Thái Nguyên. Kết quả sau khi mô phỏng thể hiện trên hình 3.15. Ngoài ra trên hình 3.15 còn thể hiện suất cắt do sét theo thống kê từ năm 2006 tới năm 2012 và suất cắt do sét tính đƣợc từ phƣơng pháp cổ điển [24]. Trong phƣơng pháp cổ điển tính với trị số điện trở là trị số cao nhất của tuyến đƣờng dây (tuyến Thanh Thuỷ - Hà Giang lấy trị số điện trở 40, ba tuyến còn lại lấy trị số điện trở là 30). Từ đó ta rút ra một số nhận xét nhƣ sau: Sua t c at (lan/ 100k m.nam) 0 2 4 6 8 10

Suat cat theo thong ke SFFOR tính theo monte carlo BFR tinh theo monte carlo phuong phap co dien

Thanh Thuy Ha Giang Ha Giang Tuyen Quang Tuyen Quang Yen Bai Tuyen Quang Bac Can Thai Nguyen

Hình 3.15. So sánh suất cắt của một số đường dây theo thống kê với kết quả tính theo phương pháp Monte Carlo và phương pháp cổ điển.

- Đƣờng dây Thanh Thuỷ - Hà Giang có trị số suất cắt do sét là cao nhất (8,26 lần/100km.năm) trong đó suất cắt do sét đánh vào dây dẫn ~1,4 lần/100km.năm. Đƣờng dây này có trị số điện trở khá cao (trị số điện trở trung bình của toàn tuyến là ~15 trong khi các tuyến còn lại có trị số điện trở trung bình dƣới 8) dẫn đến suất cắt do sét của tuyến đƣờng dây này là cao nhất.

- Do sử dụng cùng một loại cột cho nên suất cắt do sét đánh vào dây dẫn của các tuyến đƣờng dây này xấp xỉ bằng nhau (~1,5 lần/100km.năm). Suất cắt do sét đánh vào dây dẫn chiếm khoảng 20% suất cắt tổng cộng (tuỳ thuộc vào từng tuyến đƣờng dây).

- So sánh kết quả thu đƣợc với kết quả tính suất cắt theo thống kê cho thấy độ tin cậy của phƣơng pháp này. Với đƣờng dây Thanh Thuỷ - Hà Giang, suất cắt do sét tính theo phƣơng pháp Monte Carlo là 8,26 lần/100km.năm, suất cắt do sét theo thống kê của đƣờng dây này là 8,02 lần/100km.năm. Đƣờng dây Tuyên Quang – Yên Bái có suất cắt tính đƣợc là 5,67 lần/100km.năm so với 5,22 lần/100km.năm theo thống kê.

- Phƣơng pháp cổ điển tính suất cắt do sét với trị số điện trở cao nhất của tuyến đó. Chỉ có một số cột trên tuyến mới có trị số điện trở cao nhƣ vậy. Mặc dù vậy kết quả tính toán cho thấy sai số khá lớn khi so với thực tế. Ví dụ tuyến Thanh Thuỷ - Hà Giang suất cắt tính đƣợc chỉ có 5,6 lần/100km.năm trong khi theo thống kê đƣờng dây này có suất cắt là 8,02 lần/100km.năm.

- Suất cắt do sét phụ thuộc khá nhiều vào mật độ giông sét (Ng), hoạt động của giông sét rất phức tạp và thay đổi theo từng năm, từng vùng, hơn nữa đƣờng dây truyền tải lại trải dài cho nên rất khó đánh giá chính xác trị số mật độ giông sét chung của cả tuyến đƣờng dây. Đƣờng dây càng ngắn thì trị số Ng càng chính xác. Điều này dẫn tới sai số trong quá trình tính toán suất cắt do sét. Ví dụ khi mật độ giông sét thay đổi tử 8,2 lần/1km2.năm lên 10,9 lần/1km2.năm, trị số suất cắt do sét tính cho đƣờng dây Thanh Thuỷ Hà Giang tăng lên từ 8,26 lần/100km.năm lên 10,97 lần/100km.năm.

Phần sau sẽ chỉ ra ảnh hƣởng của các tham số dòng sét tới trị số suất cắt do sét tính theo phƣơng pháp Monte Carlo.

Một phần của tài liệu mô phỏng tính toán quá điện áp do sét trên đường dây truyền tải sử dụng phương pháp monte carlo (Trang 52)